Phố người Hoa ở Việt nam.Một sai lầm nghiêm trọng
| ||||
Câu nói “nước mất, nhà tan” ai cũng biết nhưng câu nói “ mất giống thì mất nước” chắc ít người để ý. Đồng hóa và rào dậu? Khi còn là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi được xem một bộ phim có tên gọi "Nước Nhật bản chìm dưới đáy biển". Bộ phim khoa học viễn tưởng này nói về một thảm họa khiến nước biển dâng cao và nước Nhật bị chìm dần. Nhật hoàng và Chính phủ Nhật kêu gọi toàn thế giới giúp đỡ và cho phép người Nhật tạo nên những thành phố hoặc những ngôi làng trong lãnh thổ của họ để duy trì dân tộc Nhật. Người Trung quốc nói rằng họ không giúp được. Người Nga nói rằng hạm đội của họ yếu không vượt qua được giông bão. Người Mỹ nói rằng hạm đội của họ sẽ đến sau một thời gian... Trước khi xem phim chúng tôi được một cán bộ Bộ Ngoại giao giải thích vì sao lại chiếu bộ phim này cho sinh viên Bách Khoa xem. Đến nay đã hơn 40 năm trôi qua rồi và tôi không sao quên được những tình tiết của bộ phim đó. Một lần tôi về thăm đền thờ vua Đinh vua Lê gặp một cụ già người địa phương. Cụ già nói ở đền thờ Vua có có một bức hoành phi ghi bốn chữ "Bắc môn tỏa thược". Theo lời giải thích của cụ, Đức Vua dạy con cháu đời sau rằng cái cửa ở phương bắc cần phải được rào dậu cẩn thận. Cụ già còn nói thêm, có viên Đại sứ khi đến thăm di tích đọc được câu đó liền quay xe về Hà Nội. Gần đây một nhà nghiên cứu về tôn giáo có nêu nhận xét rằng "người Việt Nam dễ thích nghi với hoàn cảnh như con kỳ nhông dễ biến màu". Xem ra lời dạy của tiền nhân chúng ta rất chóng quên, còn cái lợi trước mắt dễ làm chúng ta "lóa mắt". Điểm lại lịch sử các quốc gia hùng mạnh đa sắc tộc tạo lập được bằng sức mạnh quân sự như đế quốc Nguyên Mông, La Mã,... không sớm thì muộn đều bị tan rã. Chỉ các quốc gia có một dân tộc chiếm đa số lãnh đạo các dân tộc thiểu số khác mới có thể tồn tại lâu dài như Trung Quốc, Ấn Độ... Nói như vậy để thấy rằng dùng vũ lực chiếm đất không phải là kế lâu dài, đồng hóa dân tộc mới là "thượng sách". Người Mông Cổ chiếm Trung Quốc lập nên nhà Nguyên, người Mãn chiếm Trung Quốc lập nên nhà Thanh nhưng rồi chính kẻ thống trị lại bị người Hán đồng hóa. Đất của người Mông Cổ, của người Mãn Thanh bây giờ thành đất của Trung Quốc. Người xưa có câu: "Than ôi Bách Việt hà san, vinh quang cũng lắm, gian nan cũng nhiều" để nói về người Việt cổ. Cả trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, nay chỉ còn lại 2 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đoàn kết thành lập nên nhà nước Âu Lạc truyền đến ngày nay cho con cháu Việt Nam. Giữa trung tâm thành phố Ninh Bình có một dãy núi đá tên là núi Cánh Diều. Tương truyền rằng Cao Biền vì thấy đất Giao chỉ có rất nhiều linh huyệt là nơi phát tiết nhân tài nên đã cưỡi diều bay sang. Từ trên lưng diều thấy chỗ nào có linh khí bốc lên là Cao Biền yểm huyệt đó nhằm làm cho nước Nam hết nhân tài. Đến Ninh Bình linh khí núi sông tụ lại như một đạo kiếm khí chém gãy cánh diều khiến cho con diều rơi xuống hóa thành ngọn núi, người đời sau gọi là núi Cánh Diều, tên đó lưu truyền đến ngày nay. Lợi trước mắt, họa lâu dài Nói một vài điều về lịch sử để thấy rằng chúng ta, con cháu ngày nay rất chóng quên lời dạy của tiền nhân. Nhìn thấy cái lợi con con trước mắt mà quên cái hiểm họa nghìn đời. Các nước phương tây như Mỹ, Anh, Pháp người ta tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các nhà tư bản lắm tiền nhiều của định cư, sinh sống lâu dài. Người Việt Nam giỏi giang ra nước ngoài sinh sống không ít, như Ngô Bảo Châu, như Đặng Thái Sơn... Thậm chí có người một trăm phần trăm dòng máu Việt còn làm Phó Thủ tướng Đức. Vậy tại sao chúng ta lại nhập khẩu thợ thuyền kể cả người lao công quét rác? Câu nói "nước mất, nhà tan" ai cũng biết nhưng câu nói "mất giống thì mất nước" chắc ít người để ý. Đất nước ta có 54 dân tộc, có dân tộc lấy họ Hồ (Hồ Chí Minh) để con cháu đời đời ghi nhớ mình là con dân đất Việt. Còn những đưa bé lai mà cha chúng đang làm trong các nhà máy, công trường thì sao? Đương nhiên chúng sẽ mang quốc tịch của bố chúng nhưng lại có hộ khẩu và quyền công dân Việt Nam. 100 năm với đời người là dài, 1000 năm với lịch sử dân tộc là ngắn. Ngày xưa mọi sự kiện diễn ra chậm chạp, ngày nay mọi sự kiện diễn ra rất nhanh chóng. Mùa hè về vải thiều bán đầy chợ nhưng không nghe thấy tiếng chim tu hú, thế hệ trẻ liệu có biết chim tu hú sinh sản ra sao? Liệu chúng ta có biết hàng bầy tu hú đang lượn lờ khắp trên trời dưới biển? Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên?Người Trung Quốc (người Hoa) di cư vào làm ăn, sinh sống tại Việt Nam từ rất lâu đời. Lần đầu tiên người Hoa di cư vào Việt Nam được ghi nhận là từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong suốt 2 thiên niên kỷ tiếp sau đó, nhiều làn sóng người Hoa di cư sang Việt Nam với nhiều nguyên nhân, từ quan, lính, tội phạm ... đến những người phải trốn chạy khỏi các cuộc nội chiến triền miên ở Trung Quốc.
Hiện chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói số lượng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Hoa nói chung đang hiện diện trên đất nước Việt Nam là rất lớn. Có lẽ, trong tất cả các sắc dân nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam thì người Hoa là cộng đồng dân cư nước ngoài có số lượng đông nhất. Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung? Công bằng mà nói thì người Hoa cũng đã ít nhiều góp phần vào sự phát triển kinh tế và làm tăng tính đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ồ ạt những đối tượng lao động nhập cư đến từ Trung Quốc đang gây nên những mối lo ngại về an ninh trật tự nơi người Trung Quốc cư ngụ đông như đã từng xảy ra ở Ninh Bình và đang góp phần đẩy người lao động Việt Nam đến chỗ thiếu công ăn việc làm. Trước đây, chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc "xuất khẩu" nông dân sang châu Phi thì một lần nữa họ lại rất thành công trong việc "xuất khẩu" lao động phổ thông giá rẻ sang các nước mà các nhà thầu mang quốc tịch Trung Quốc đang chiếm nhiều ưu thế như Việt Nam. Khác với các quốc gia ở châu Phi, Việt Nam là một quốc gia với đặc điểm đất chật, người đông và nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Hiện nay, nhiều khu đất canh tác truyền thống thuộc dạng "bờ xôi, ruộng mật" đang dần nhường chỗ cho các dự án khác như khu công nghiệp, sân golf, ... Người Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu đất canh tác và đất ở nghiêm trọng. Nếu phải gồng mình chia sẻ tài nguyên đất đai vốn dĩ hạn hẹp với người dân nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu? Do điều kiện lịch sử, xã hội, cũng là một sự giao lưu tự nhiên, và do đặc điểm dân số quá đông của Trung Quốc, mà đến ngày nay, tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên trái đất đều có sự hiện diện của cộng đồng người Hoa làm ăn, sinh sống. Tại đây, họ đều để lại những dấu ấn đậm nét Trung Hoa. Đó là những khu phố người Hoa không lẫn vào đâu được đang nằm rải rác khắp thế giới. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là những khu phố người Hoa này đều do chính những người Hoa di cư đến tự thành lập và xây dựng nên. Sự có mặt và thành công của họ cũng chính là góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia và vùng lãnh thổ mà họ đang sinh sống. Khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương. Quyết định "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa? Trước những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đất đai đang rất hạn chế như đã nói đối với Việt Nam và lịch sử hình thành của những khu phố người Hoa trên khắp thế giới, thì việc xây dựng một khu phố mới toanh đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương, thực sự đang gây nên nhiều quan ngại. Khu phố này do chính Công ty Becamex IJC tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư. Nhiều người sẽ đặt ra những nghi vấn rằng tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là trung tâm hành chính trong tương lai của một tỉnh? Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc phải không được bén mảng đến đây (trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng, hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái? Trong những năm qua, tại một số tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh bỗng đều đang có ý định "dời đô". Trong đó Bình Dương là một tỉnh đi đầu trong việc xây dựng một thành phố mới, là bước đệm cho việc di dời các cơ quan hành chính chủ chốt của tỉnh về thành phố này. Điều đáng nói là ngay sau khi đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ... thì Bình Dương cho tiến hành ngay dự án dành riêng cho người Hoa? Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung? Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên? Khi đó, liệu người Việt Nam có bị đẩy lùi ra khỏi khu trung tâm của những thành phố mới trong tương lai? Và, khi bắt tay xây dựng những khu phố "dành riêng" khác tương tự liệu các nhà đầu tư Việt Nam có khi nào nghĩ đến trong một tương lai không xa, người Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất của mình? | ||||
|
Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
Phố người Hoa...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét