Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

22/11/2011 Tế nhị + 18

Blogger Đào Tuấn
Theo thông báo chính thức trên website Quốc hội, ngày hôm nay, Chính phủ sẽ trình dự án luật Biển và Bộ Ngoại giao sẽ có báo cáo "thêm" về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, báo chí hôm nay sướng, tự cho mình quyền được nghỉ ngơi bởi đây là nội dung mà Quốc hội sẽ "họp riêng". Ngày mai cũng thế, khi Dự thảo luật được các đại biểu thảo luận.
Họp riêng, có nghĩa là chỉ số ít báo chí nhà nước được biết và đưa tin, cũng có nghĩa là nhân dân không được quyền biết, không cần biết, hoặc chỉ được biết thông qua trình tường thuật của vài phóng viên TTX.
Còn nhớ vào tháng 8-2011, khi Chính phủ có "báo cáo riêng" với QH về tình hình Biển Đông" đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có một bài phát biểu trang trọng trước Quốc hội chỉ trích, rằng: "Phải đến lúc dư luận và đại biểu QH yêu cầu thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận".

Chung quanh chuyện giá thành điện

Hai câu hỏi lớn trước khi tăng giá điện

Blogger Bút Lông
image Cuộc họp công bố giá thành điện do Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức cuối tuần trước đã quá nhấn mạnh đến số lỗ trên 10.000 tỉ đồng nhằm “dọn đường” cho quyết định tăng giá điện, song lại bộc lộ hai câu hỏi lớn.
Thứ nhất, việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện là thực hiện quyết định của Thủ tướng nhưng những người báo cáo lại cố tình giấu nhiều thông tin quan trọng thuộc về các khoản mục chi phí chủ yếu (chiếm tỉ trọng cao trong giá thành), đặc biệt là chi phí tiền lương, phúc lợi của EVN. Bị nhà báo chất vấn, CEO của EVN dẫn bừa số liệu tiền lương của… năm 2009 với con số 7,3 triệu đồng/tháng, song lại kêu ca rằng đó là con số “quá thấp” và cá nhân ông thấy “đau lòng”?!
Ai có chút hiểu biết về kế toán cũng rõ một khi đã tính ra được số lỗ của năm 2010 (từ doanh thu trừ chi phí) thì chỉ tiêu tiền lương bắt buộc phải tính được.

Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam phải biết ơn những người biểu tình

Lương Thanh An
clip_image001Tôi vừa đi công tác ở miền núi nên không có điều kiện theo dõi chính trường Quốc hội những ngày vừa qua. Nay mở mạng thấy bài phát biểu của dân biểu Hoàng Hữu Phước ở thành phố Hồ Chí Minh thấy ông thạc sĩ tiếng Anh này phát biểu rất hùng hồn thể hiện trình độ “dân trí cao” của mình và thay mặt những người dân “chân đất mắt toét” nói lên bức xúc của họ vì “tụ tập” phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc làm cản trở giao thông và ảnh hưởng đến việc buôn bán, kể cả việc “lên xe hoa” của các cô dâu chú rể…
Ông cũng đặt vấn đề khi đưa ra đề nghị Luật biểu tình, người ta có thăm dò ý kiến các cựu chiến binh, các bà mẹ anh hùng… hay không. Ông hãy tự hỏi ông rằng ông có tham khảo ý kiến của họ chưa mà dám khẳng định họ không có nhu cầu biểu tình!
Mới nghe thì có vẻ rất có lí nhưng thực chất là trò mị dân rẻ tiền của một ông nghị mới tập tọe vào nghề.

Nhân chuyện luật biểu tình, luật nhà văn

Nguyên Lê
clip_image002
Phản đối ý kiến của đại biểu Hoàng Hữu Phước (trái), rằng “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình”, đại biểu Dương Trung Quốc (phải) nói: “Tôi không tán thành các đại biểu quốc hội cứ nhân danh nhân dân”. Ảnh: SGTT
 
SGTT.VN - Phản đối ý kiến của đại biểu Hoàng Hữu Phước, rằng “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình”, đại biểu Dương Trung Quốc nói: “Tôi không tán thành các đại biểu quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội, chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối”.
Theo Hiến pháp thì “Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”. Vậy sao ông Quốc nói ông Phước hãy nhân danh “cá nhân”? Với cách nói “trừ khi”, thì ông Quốc đã tự “giải thích”. Đại biểu quốc hội do nhân dân ở đơn vị bầu cử nào đó bầu ra, hẳn đã có một mức độ “uỷ nhiệm” tương đối, nhưng với phần nhiều cử tri, sự uỷ nhiệm đó là trên cơ sở những thông tin ít ỏi từ tiểu sử hay trong các lần vận động bầu cử, mà chủ yếu mang tính chất lời hứa. Từ chuyện về luật biểu tình, cho thấy sự uỷ nhiệm cụ thể khó có cơ chế thực hiện một cách đầy đủ vì chủ yếu chỉ qua những buổi tiếp xúc cử tri, vốn cũng ít ỏi. Chuyện “điều tra định lượng” càng khó hơn vì đại biểu không có bộ máy, tiền bạc và nhiều khi là cả… luật lệ lẫn phương pháp. Cho đến nay, trưng cầu dân ý ở cấp độ cao nhất cần một bộ luật, thì theo đề xuất của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nó vẫn chưa được nằm trong chương trình làm luật chính thức của Quốc hội khoá này.

Nghĩ về một thứ ngôn ngữ “hạ cấp” từ Trung Quốc

Lê Mai
Nói đến TQ, ta thường nghĩ ngay đến đất nước của những Tây Du ký, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Đông Chu liệt quốc, Chiến Quốc sách…Trong các tác phẩm văn học, lịch sử làm say mê hàng triệu độc giả trên khắp thế giới ấy, việc sử dụng ngôn ngữ thật tuyệt vời, tạo nên sức hấp dẫn cực lớn. Nhưng, bên cạnh thứ ngôn ngữ tuyệt vời đó, đặc sắc đó, đẳng cấp” đó, lại có một thứ ngôn ngữ “hạ cấp” khác làm chúng ta và thế giới kinh ngạc. Đó là thứ ngôn ngữ gì vậy?
Trước hết, về tính pháp lý của đường đứt khúc chín đoạn” trên Biển Đông của TQ, ngay một sinh viên luật tầm thường nhất cũng cảm thấy nực cười. Vậy ngôn ngữ pháp lý của đường lưỡi bò” hay đường đứt khúc chín đoạn” trên Biển Đông của TQ có phải là thứ ngôn ngữ “hạ cấp” hay không? Ngôn ngữ coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi” của TQ có phải thứ ngôn ngữ “hạ cấp” hay không? Và ngôn ngữ của không ít những tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông của người phát ngôn Bộ ngoại giao TQ là thứ ngôn ngữ gì vậy?

Philippines kêu gọi Hàn Quốc trợ giúp vũ khí phòng thủ Biển Đông

clip_image001
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III (P ) và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sau cuộc họp báo chung tại phủ Tổng thống ở Manila, ngày 21/11/ 2011. REUTERS/Cheryl Ravelo

21/11/2011

Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (bài 3)

Đường mới không ghi trong quy hoạch. Xây dựng cảng trong vùng biển nguy hiểm
Lê Trung Thành
P1000315
Ngọn hải đăng Kê Gà
Như bài 2 đã dẫn, thời gian này TKV đang rối bời chuyện tiền nong đập vào “tiểu dự án” đường vận chuyển tạm mấy năm trong lúc chờ thi công tuyến đường ngắn nhất từ cửa Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Tân Rai xuống tới cảng Kê Gà tỉnh Bình Thuận. Đây mới là giải pháp có tính quy mô nhằm phục vụ khai thác Bauxite và chế biến alumin, nhôm… kéo dài nhiều năm trong lúc chờ đợi xây dựng dự án mạng đường sắt Tây Nguyên. Theo tính toán của TKV, phần hai, phần ba ấy khẳng định sự phát triển “vĩ đại” ngành công nghiệp khai thác Bauxite ở Việt Nam trong tương lai, sánh ngang với các cường quốc như Braxin, Úc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc…
Mở đầu cho phần hai của đại dự án (tiếc thay, nó không được ghi trong quyết định phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác Bauxite của Thủ tướng!), là xây dựng 1 mạng đường bộ từ cửa nhà máy Alumin Nhân Cơ về nhà máy Tân Rai rồi chạy một mạch tới cảng nước sâu hiện đại, bề thế sát cạnh ngọn hải đăng Kê Gà sẽ được xây dựng đồng thời với tuyến đường.

Nỗi bất mãn thánh thiện

Nguyễn Thanh Giang
Tôi xin phép được mời quý vị cùng đọc lại một áng văn thấm đẫm nhân văn sau đây của một nhà toán học :
Nhớ về một người thầy thanh cao mà bình dị
Đầu năm 1953, tôi vào học phổ thông cấp 3 của trường Phan Đình Phùng, tỉnh Hà Tĩnh. Năm học này, trường đã dời địa điểm về xã Ngu Lâm ở phía nam huyên Đức Thọ. Là một học sinh nhà quê từ vùng nông thôn Can Lộc lên học “Trường tỉnh” ở huyên Đức Thọ vào thời đó đối với tôi là một sự kiện lớn, một niềm vinh dự. Nếu Hà Tĩnh được xem là một tỉnh có truyền thống hiếu học, thì Đức Thọ ( cùng với Hương Sơn) là vùng văn hóa tập trung của tỉnh, với biết bao tấm gương về những con người tài năng mà suốt thời tuổi nhỏ tôi vẫn thường được nghe các bậc cha anh nhắc đến với niềm cảm phục, ngưỡng mộ. Trường Trung học Phan Đình Phùng là trường học lớn nhất tỉnh, nơi có nhiều thầy giáo đã từng dạy học trước Cách mạng tháng Tám, hoặc là các nhà văn, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, do thời cuộc đưa đẩy đã tụ hội về trường cùng làm cái nghề dạy học vốn được xem là thanh bạch và cao quý. Bọn học trò nhỏ mới được vào trường như chúng tôi trong những buổi đầu nhìn lên các thầy với một niềm tôn kính và ngưỡng mộ, nhưng không khỏi có ít nhiều mặc cảm của sự cách biệt.

Bầu cử chưa dân chủ, đại biểu Quốc hội không đủ trình độ

clip_image001  
Bầu cử Quốc hội tại Hà Nội, ngày 22/05/2011. Reuters
 
Dư luận trong nước hiện đang bức xúc trước việc một số đại biểu trong Quốc hội kỳ này có trình độ chưa xứng tầm để đại diện cho nhân dân, cũng như hành động vì lợi ích nhóm hoặc từ các động cơ riêng, thay vì để bảo vệ lợi ích của người dân.
Vừa qua dư luận trong nước hết sức xôn xao vì phát biểu của đại biểu Huỳnh Hữu Phước tại Quốc hội, đề nghị loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật. Ông này đưa ra nhiều lập luận và dẫn chứng mà nhiều người cho là sai lạc, và theo ông thì do dân trí Việt Nam còn thấp, nên không cần có luật biểu tình.
Trước đó dư luận cũng đã từng bức xúc vì một đại biểu, trong khi các luật cần thiết cho đời sống chưa có, lại muốn đưa ra luật nhà văn, nhà thơ. Và cũng có đại biểu do đang có nhiều thắc mắc về tư cách, đã đề nghị luật bảo vệ quyền riêng tư. Nhìn chung, người dân tỏ ra bất bình trước một số đại biểu trong Quốc hội kỳ này có trình độ chưa xứng tầm để đại diện cho nhân dân, cũng như hành động vì lợi ích nhóm hoặc từ các động cơ riêng, thay vì để bảo vệ lợi ích của người dân.

Lắng nghe nhân dân, bằng không sẽ thất bại

Michael Ignatieff
clip_image001
Sau vỡ nợ kinh tế là đến vỡ nợ chính trị. Các chính khách ở Hy Lạp và Ý đã thất bại. Bây giờ đến lượt của những nhà kỹ trị. Sau khi bị các thị trường trái phiếu tấn công dồn dập và bị thất thế bởi chính những mưu đồ của mình, tầng lớp chính trị Hy Lạp đã quay sang nhờ đến Lucas Papademos trong khi người Ý nhờ đến Mario Monti. Cả hai đều là những nhà kinh tế học tài năng và có tiếng tăm, nhưng một người đa nghi có thể được lượng thứ nếu hỏi: tại sao người dân thường lại phải tin họ?
Cả hai đều thuộc tầng lớp chuyên gia ngân hàng và nhà kinh tế học ngay từ đầu đã đẩy Châu Âu vào tình trạng rối ben này. Cả hai đã nắm những chức vụ điều hành ở những định chế của Liên hiệp Châu Âu từng nhắm mắt làm ngơ trong một thập niên trước những lời nói dối của Hy Lạp và Ý về tài chính công của họ. Vậy cớ làm sao mà Hy Lạp và Ý lại đang nhờ đến những nhà kỹ trị Châu Âu để lôi họ ra khỏi vũng lầy? Bởi vì chẳng còn ai đủ uy tín.
Giới kỹ trị được xem là có uy tín bí ẩn về việc không chịu ảnh hưởng của chính trị. Nhưng làm gì có chuyện “không chịu ảnh hưởng của chính trị”. Cuộc khủng hoảng này xưa nay toàn mang màu sắc chính trị.

Liệu có lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?

image Để có thêm những cái nhìn khách quan, đa chiều xung quanh việc bình chọn có nhiều nghi vấn này, Báo KH&ĐS đã có cuộc trao đổi thắng thắn với ông Nguyễn Xuân Thắng - Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, người đại diện cho UNESCO, một trong những tổ chức có uy tín nhất trên thế giới trong việc bầu chọn các di sản…
Ai khơi ra chuyện bình chọn này?
Được biết, từ năm 2007, ông đã có ý kiến và một số bài viết cảnh báo với dư luận về việc bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thế giới thông qua New Open World Corporation (NOWC)?
Vào hè 2007, sau khi kết thúc cuộc bình chọn “07 kỳ quan kiến trúc văn hoá thế giới mới” do công ty tư  nhân New Open World Corporation chủ trì, một loạt các công trình văn hoá tiêu biểu mà hơn 23 thế kỷ qua luôn được loài người thừa nhận là “kỳ quan” của thế giới đã bị gạt ra khỏi danh sách “7 kỳ quan mới” của NOWC. Trong số đó không còn tên của các công trình vĩ đại như đền thờ Pathenon ở Hy Lạp, Kim tự tháp ở Ai Cập. Đây là một việc làm vô tiền khoáng hậu, làm đảo lộn các quan niệm truyền thống, gạt bỏ các giá trị tinh thần của quá khứ, của lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng đáng lo ngại hơn, như nhà báo Al-Sayed của Ai Cập nhận xét, “cuộc chơi” do NOWC chủ trì không những “đã tấn công vào các nền văn minh” mà còn thúc đẩy một cuộc chạy đua khích lệ ý thức dân tộc hẹp hòi trong một bộ phận công chúng ở các quốc gia.

Vụ kiện Vinashin và ảnh hưởng khốc liệt

Nam Nguyên, phóng viên RFA
Quốc hội Việt Nam xem xét các khoản nợ của Vinashin do chính phủ báo cáo, giữa lúc có tin công ty Elliott VIN Hà Lan một trong số các chủ nợ khởi kiện Vinashin cùng 21 công ty con ra Tòa Thương mại Luân Đôn.
clip_image002
AFP PHOTO. Trụ sở Tập đoàn Vinashin tại Hà Nội.

20/11/2011

LỜI CÁI CỐNG

LÊ PHÚ KHẢI
image Từ thuở hồng hoang
Lúc tôi sinh ra
Chỉ có loài chuột bọ
Đến trú ngụ trong tôi.
Nào ngờ giữa thời đại văn minh
Cả kẻ ngự trên ngai vàng có trăm tỉ dollars
Cũng cần đến tôi che chở!
Cám ơn Gadhafi

Nhân ngày 20 Tháng 11: Nhớ về một thế hệ trí thức dấn thân vì sự tồn vong của Tổ quốc

Vũ Cao Đàm
Ngày 20 Tháng 11 là ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo, được lấy làm “Ngày nhà giáo Việt Nam”, là ngày xã hội tôn vinh các nhà giáo.
Nhân ngày này chúng ta nhớ lại một lớp thầy giáo thuộc thế hệ trí thức cha anh của chúng ta đã dấn thân vì sự tồn vong của Tổ quốc.
Đến lượt chúng ta, lớp trí thức hậu duệ của họ cũng đang ngày ngày đau đáu vì sự mất còn của đất nước trước mối họa xâm lăng Đại Hán và cũng đang tiếp bước các thế hệ cha anh, làm mọi việc với ngòi bút và tâm nguyện của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.
Nhưng chúng ta khó khăn hơn thế hệ cha anh bội phần: Lớp trí thức cha anh chúng ta đối mặt với một đế quốc công khai tuyên bố ý đồ xâm chiếm thuộc địa; Còn chúng ta, con cháu của họ thì phải đối mặt với một kẻ thù thâm hiểm, khoác áo ý thức hệ anh em đồng chí, cái áo khoác đã dẫn tới một thảm trạng chia rẽ dân tộc chưa từng có trong lịch sử của Tổ quốc thân yêu của chúng ta, cái áo khoác đã dẫn tới sự nhìn nhận những người dấn thân chống xâm lược như những phần tử “phản động” và “thế lực thù địch”, trong đó có những trí thức là đảng viên cộng sản thì bị chính các đồng chí của mình đàn áp, lăng mạ và bôi nhọ nhân phẩm.
Hòa vào những tiếng nói tôn vinh các nhà giáo sẽ xuất hiện trên các diễn đàn, nhà giáo Vũ Cao Đàm gửi đến Bauxite Việt Nam một đoạn hồi ký về những người thầy, để tưởng nhớ thế hệ nhà giáo cha anh của chúng ta, cũng là để tặng cho lớp trí thức đang dấn thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống lại kẻ thù xâm lược nguy hiểm nhất thời đại, đó là bọn đế quốc cộng sản sô-vanh dân tộc Đại Hán.
Bài này đã được đăng trên Tạp chí Sông Hương năm 2001 dưới bút danh Phạm Hoài Vũ.
Bauxite Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam

Một hiệu trưởng “cải cách”

Bình Minh
Sau đây là bài viết của một giáo viên, viết chuyện có thực ở một ngôi trường Trung học Phổ thông, nơi giáo viên này đang dạy, phần nào cho thấy thực trạng giáo dục phố thông ở nước ta,
Bauxite Việt Nam

Chuyện kể ngày Chủ nhật (không để thư giãn)

Bữa nọ, đọc trên mạng câu chuyện ông cụ phu quân của “bà già giết giặc” ốm nhom (bà chỉ đủ sức giết giặc bằng cách vượt tường nhà đi biểu tình), lòng buồn rười rượi. Đỉnh cao của nỗi buồn là đoạn kể: khi nghe ông cảnh cáo “đừng ức hiếp dân quá, hãy trông gương Gadaphi đó”, gã “quần chúng tự phát (?)” đáp ráo hoảnh: “Thằng nào chết cứ chết, thằng nào còn sống cứ phải sống cái đã”. Ôi, triết lý sống thời đại các cháu cụ Hồ đã sa đọa đến mức này sao? Cái ác đã trắng trợn và bất cần đến thế là hết mức! Định viết một bài bình luận về câu nói có thể đánh dấu một thời đại kia, nhưng chưa kịp, thì hôm nay một chị bạn gửi cho chuyện này. Chuyện bên Tàu, nhưng những gì ẩn chứa trong đó cũng hoàn toàn Việt Nam. Cũng cái ác hoành hành trắng trợn, cũng sự yếu hèn, ích kỷ và vô cảm của bày cừu, sự cô độc bất lực của người tốt. Nhưng cái kết bất ngờ gây xúc động lớn quá! Hóa ra sự chịu đựng của kẻ yếu chỉ là nhất thời. Hóa ra danh dự bị tổn thương là mầm thù hận không thể lụi tàn, mà sớm muộn sẽ thành cây gậy báo thù. Hóa ra luật nhân quả vẫn mãi đúng. Hóa ra im lặng trước tội ác cũng là tội ác. Bèn dịch, trước tiên để tự an ủi sự bất lực của chính mình, và để tặng tất cả, nạn nhân không thể tự vệ cũng như người tốt cô đơn, cả số đông bàng quan, và cả những kẻ thủ ác chưa bị đền tội.
Hoàng Hưng

Về phát biểu của “Đại biểu Quốc hội” Hoàng Hữu Phước

Thư ngỏ gửi “Đại biểu Quốc hội” Hoàng Hữu Phước
Khải Nguyên
image Trước hết, xin “chia sẻ” với ông về những gì “cư dân mạng” dành cho ông từ sau khi ông phát biểu về luật biểu tình trên diễn đàn Quốc hội. Tôi chẳng mấy tán đồng những lời mạt sát thậm tệ, kể cả việc nỡ cho ông là Việt gian tay sai của Bắc Kinh. Dù sao thì ông cũng nên gạt mọi bức bối mà bình tĩnh ngẫm kĩ về phần mình.
Sau đây, xin được nói ngắn mấy suy nghĩ của tôi. Nghe nói ông tự ứng cử mà trở thành đại biểu Quốc hội (ĐBQH), trường hợp “xưa nay hiếm” dưới chế độ ta. Tôi tự hỏi: Giá như người dân được tự do phản biện, cử tri được tìm hiểu đầy đủ về các ứng cử viên thì liệu ông có đắc cử không nhỉ? Ông đại biểu cho ai nhỉ? Chắc là chẳng phải cho “nhân dân” chung chung mà hẳn là cho giới doanh nhân. Nhưng mà giới này cũng đa dạng lắm. Có người còn nghĩ tới “dân giàu, nước mạnh”; có người thì ra sức luồn lách, cấu kết với giới quan tham tạo thành “nhóm lợi ích” bất chấp quyền lợi dân, nước; có người thậm chí còn cấu kết với ngoại quốc làm tổn hại cho nước nhà; ... Ông thuộc loại nào? Đây không phải là câu hỏi kiểu “thành phần chủ nghĩa”, “lí lịch chủ nghĩa” thịnh hành một thời ở nước ta, mà vì muốn được dễ dàng hơn để hiểu các “luận điểm” của ông, khẩu khí của ông, ... Người ta hay nói “nhân dân”, “quần chúng”, nhưng khi ai đó trong dân, trong quần chúng nêu lên ý kiến nào đó trái với “lề thói” thì được nghe phán “đó chỉ là ý riêng của cá nhân anh [hoặc một nhóm các anh]!”.

Lý giải chính sách châu Á của Obama

Stephen M. Walt, Foreign Policy, 18-11-2011
Nếu bạn đã và đang chú ý – mà cho dù bạn không hề chú ý đi nữa – đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy rằng sự quan tâm chiến lược của Mỹ đang hướng về châu Á. Mỹ đã bắt đầu triển khai đại bộ phận hải quân của mình về hướng châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã tuyên bố những cắt giảm ngân sách quốc phòng trong tương lai sẽ không ảnh hưởng đến châu Á, và ngày hôm kia chính quyền Obama công bố sẽ gửi 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đến một căn cứ mới tại Australia. Hôm nay, chúng ta được biết Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton sẽ đến thăm Myanmar, một động thái rõ ràng có ý định khuyến khích chế độ quân nhân tại đó tiếp tục những nỗ lực đổi mới gần đây và ve vãn chính phủ Miến ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh.

19/11/2011

Thư ngỏ gửi Đồng chí Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao

Một nhóm đảng viên
Trước nay, BVN không có lệ đăng các thư ngỏ của tập thể đảng viên gửi lên tổ chức đảng cấp trên, bởi chúng tôi quan niệm ĐCSVN dù đặt cho mình vị trí “người lãnh đạo cao nhất” thì trong con mắt những ai hiểu luật, đảng vẫn không bao giờ là chính quyền, bởi vậy việc Đảng không nằm trong mối quan tâm của chúng tôi. Tuy nhiên, đọc kỹ lá thư này có khác. Nó bàn luận về một vấn đề quan trọng nảy ra từ bài viết “Một cuộc thuyết giảng cho trí thức” vừa đăng trên trang BVN (Xin xem boxitvn.netboxitvn.blogspot.com).
Với lý do đó, xin trân trọng đăng lá thư này để bạn đọc suy ngẫm tiếp về những điều nổi cộm mà Người Quan Sát nêu ra cách đây vài ngày.
Bauxite Việt Nam

Xót đau cho nghị sĩ nước mình!

Hà Văn Thịnh
image Đọc thông tin về đại biểu QH Hoàng Hữu Phước mà đau và chán đến tận cổ. Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân - thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?
Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất  đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân (plebs) đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ, chấp nhận cho bình dân có 5 đại biểu (trong tổng số 10) tham gia vào Hội đồng soạn thảo Bộ luật 12 bảng đồng suốt 2 năm và chính thức ban hành năm 449 B.C. Gần đây, nếu tìm dẫn chứng thì có vô số, chỉ xin dẫn ra một cuốn sách giáo khoa viết về biểu tình năm 1848. Sách giáo khoa Lịch sử thế giới cận đại, H. 1998, trang 133 viết: “Chính phủ (Pháp) ra lệnh cấm “bữa tiệc” của những người đòi cải cách tuyển cử định tổ chức vào ngày 22.2 (1848 - HVT). Quần chúng trả lời lệnh đó bằng thái độ kiên quyết đấu tranh, tiến hành một cuộc BIỂU TÌNH (chúng tôi nhấn mạnh - HVT) lớn tại Paris... Nhiều cuộc xung đột nổ ra giữa cảnh sát, binh lính với những người BIỂU TÌNH”.

Tuyệt chiêu

Sáu Nghệ
image - Xuất khẩu lương thực nước ta chưa thể đạt vị trí số một trong năm nay anh ạ.
- Sao vậy Mít, nghe nói Thái Lan lụt lội mất khoảng 6 triệu tấn lúa, xuất khẩu sẽ giảm và nước ta vươn lên hạng nhất?
- Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến hết tháng 10, nước ta xuất 6,3 triệu tấn gạo; dự báo cả năm chỉ nhỉnh hơn 7 triệu tấn, không bằng được Thái Lan. Hơn nữa, gạo Thái Lan chủ yếu chất lượng cao; còn gạo nước ta cơ hội vậy mà so với cùng kỳ năm ngoái, xuất gạo chất lượng cao lại giảm 12%; chỉ tăng được gạo chất lượng trung bình là 64%, và tấm 76%.
- Thế thì đúng như các nhà khoa học nói rồi, xuất khẩu nhiều nhưng chưa chắc mang lại sự giàu có, sung túc mà có khi còn là cái bẫy với nhiều ảo tưởng và rủi ro. Đã nghe có cách chi nâng cao chất lượng hạt gạo chưa hả Mít?

Tái cơ cấu nền kinh tế

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
image Với nghị quyết mới nhất nhằm tái cơ cấu nền kinh tế đang trở nên bất cập trên nhiều lĩnh vực, các chuyên gia kinh tế Việt Nam nghĩ gì về những nỗ lực này?
Chúng tôi có loạt bài phỏng vấn ba ông gồm Luật sư Nguyễn Trần Bạt, TS Lê Đăng Doanh và TS Nguyễn Minh Phong nhằm tìm hiểu các góc cạnh khác nhau của vấn đề này.
Bài đầu tiên xin dành cho Luật sư Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đầu tư đã trả lời cho Mặc Lâm chung quanh đề tài Vinashin, trách nhiệm của Chính phủ đối với việc trả nợ và tính chất bảo hộ các tập đoàn quốc doanh đang là câu hỏi chung rất lớn hiện nay.
Không chỉ là kinh tế

Ấn Độ vẫn tiếp tục thăm dò dầu với VN

clip_image001
Ông Singh đã có cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói với Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo tại hội nghị Bali rằng việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông với Việt Nam 'hoàn toàn mang tính thương mại'.

18/11/2011

Nhân đọc bài trên tờ Hoàn cầu thời báo: “Giới quân sự Trung Quốc ra tay – Giải phóng quân nổ phát súng ở Nam Hải cảnh báo chiến tranh”

Nguyễn Trọng Vĩnh
image Trong chuyến thăm vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn Việt Nam, những người nắm quyền Trung Quốc đã nói biết bao lời hòa bình, hữu nghị, kiên trì phương châm “16 chữ”, tinh thần “4 tốt”, hơn nữa còn nói “tình hữu nghị Trung Việt là tài sản quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, cần củng cố và phát triển truyển mãi cho thế hệ mai sau”. Nhưng khi đoàn Việt Nam về nước chỉ mới 15 ngày, chưa kịp ráo mồ hôi, thì qua tờ Hoàn cầu thời báo, giới cầm quyền Trung Quốc đã có ngay lời đe dọa Việt Nam và Philippin, đồng thời thách thức cả Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… Dù có muốn tin vào lời lẽ ngọt nhạt của quý ngài ở Trung Nam Hải cũng cứ phải nực cười thay cho “hữu nghị made in Bắc Kinh”.
Hoàn cầu thời báo viết:

Ý chí Quốc hội và thực tiễn cuộc sống (*)

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
image Mọi quốc gia theo mô hình dân chủ nghị viện đều hiến định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; Việt Nam cũng không ngoại lệ, được quy định tại Điều 83, Hiến pháp 1992. Nhưng quyền lực cao nhất của Quốc hội khác với của Vua trong thể chế quân chủ, ở chỗ, Vua đứng trên Hiếp pháp và pháp luật; còn Quốc hội đặt dưới Hiến pháp do toàn dân phúc quyết, và phải tuân thủ pháp luật do chính mình ban hành. Vua toàn trị quyết định đến tận mọi thần dân, mọi ngõ ngách cuộc sống, kể cả tình cảm, gia đình, tập quán, tôn giáo của họ…; còn Quốc hội bị giới hạn trong phạm vi những gì liên quan tới chức năng nhà nước vốn được coi là công cụ phục vụ cho lợi ích của chủ nhân người dân. Vua thực hiện quyền lực bằng chỉ dụ, theo nguyên tắc xin cho, chưa có lệnh vua thì đố ai dám làm vượt quá giới hạn hiện tại; còn Quốc hội thông qua chức năng lập pháp, nghĩa là ban hành các văn bản luật thể hiện ý chí của mình trong khuôn khổ Hiến pháp, để điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý, theo nguyên lý: người dân được phép làm tất cả, trừ những gì luật pháp cấm và ngược lại nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Tức, quyền của người dân vô hạn, quyền của nhà nước giới hạn. Nói đến dân chủ bao giờ cũng kèm theo khái niệm pháp quyền chính hiểu theo nguyên lý trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét