Phạm Nguyên Trường dịch
Ảnh Wyborcza
“Quần chúng tự phát”, cái gai trong thực thi dân chủ
Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
Cả trăm giáo dân Thái Hà diễu hành đòi chính quyền bảo vệ nơi thờ phượng. Source Nuvuongcongly |
Quần chúng tự phát là nhóm từ đã có từ lâu trong các vụ đàn áo tôn giáo, đặc biệt là Công giáo nay đã xuất hiện trở lại trên báo Hà Nội Mới. Liệu hành động này nói lên điều gì đối với nền dân chủ tại Việt Nam?
Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng để tìm câu trả lời sau đây.
Mặc Lâm: Mới đây báo Hà Nội Mới bình luận việc hàng trăm quần chúng tự phát đã tràn vào đập phá nhà thờ Thái Hà do bức xúc việc nhà thờ đòi lại đất bệnh viện Đống Đa. Ông có cho rằng với truyền thống hiền hòa của dân tộc thì những quần chúng mà báo Hà Nội Mới gọi là tự phát này có phải là tự phát hay không?
Ô. Lê Hiếu Đằng: Tôi nhớ trước đây cái vụ Bát Nhã ở Lâm Đồng - Bảo Lộc cũng có một tình hình tương tự. Về mặt tôn giáo tôi không biết sự việc nó như thế nào nhưng tôi cho trách nhiệm của nhà nước là phải giữ gìn an ninh trật tự, thành ra nếu quả thật là quần chúng tự phát nhưng vào nhà thờ để mà làm như vậy thì trách nhiệm của nhà nước là phải dẹp chứ không thể để người ta làm như vậy được.
Học viên Pháp Luân Công lãnh 3 năm tù
Ông Vũ Đức Trung được cho là có nhân thân tốt |
Ông Vũ Đức Trung, một học viên Pháp Luân Công ở Hà Nội, vừa bị Tòa án TP Hà Nội kết án 3 năm tù giam vì tội Đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông.
Anh rể ông, ông Lê Văn Thành, bị tòa kết án 2 năm tù giam vì cùng tội danh.
Có lẽ đây là án tù đầu tiên cho học viên Pháp Luân Công liên quan tới hoạt động của môn phái này tại Việt Nam.
Ông Trung, nguyên giám đốc Công ty Phần mềm Nhân Hòa, và ông Thành bị bắt từ tháng 6/2010.
Phiên tòa dự định xử hai ông hôm 06/10 đã bị hoãn vào phút chót. Từ hôm đó tới nay, các học viên Pháp Luân Công tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều cuộc thiền tập thể để kiến nghị chính quyền trả tự do ngay lập tức cho hai đồng môn.
Một thanh niên Tây Tạng ở Nepal tự thiêu phản đối Trung Quốc
Một phụ nữ Tây Tạng toan tự thiệu tại Katmandou ngày 02/11/2011 REUTERS/Navesh Chitrakar |
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ cảnh sát Nepal cho biết, một thanh niên Tây Tạng giương cao biểu ngữ chống Trung Quốc đã toan tự thiêu hôm nay 10/11/2011, tại Katmandou, nhưng các bạn bè của người này đã dập lửa.
Một viên chức cảnh sát thủ đô Nepal, Shyam Gyawali, nói với AFP, đó là một thanh niên người Tây Tạng khoảng 25 – 26 tuổi, mặc đồ nhà sư, quấn một lá cờ Tây Tạng quanh người và giơ cao các biểu ngữ như «Tây Tạng tự do muôn năm!». Sau đó anh này đã bật quẹt máy châm lửa vào quần áo. Các bạn bè của người thanh niên đứng quanh đó đã dập tắt ngọn lửa. Cũng theo viên chức cảnh sát trên thì người thanh niên toan tự thiêu chỉ bị phỏng nhẹ.
Sự kiện trên diễn ra ở khu lăng mộ Bouddhanath, một trong những di tích Phật giáo thiêng liêng nhất trên thế giới, nơi mà hàng trăm tín đồ tập hợp về để mừng một lễ hội của đạo Phật.
Kể từ tháng Ba cho đến nay, đã có 11 vụ tự thiêu của các nhà sư và ni cô Tây Tạng tại Tứ Xuyên, ở miền tây nam Trung Quốc, nơi có đa số dân là người Tây Tạng. Vụ đầu tiên là một nhà sư trẻ của tu viện Kirti, ở huyện A Bá, tự thiêu nhân ngày kỷ niệm các vụ nổi dậy chống Trung Quốc tại Lhassa năm 2008. Còn vụ gần đây nhất xảy ra vào tuần trước, một người Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Độ đã toan tự thiêu trước đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi, nhưng cảnh sát đã can thiệp. Theo các hiệp hội đấu tranh cho nhân quyền, thì có ít nhất 7 người trong số những người tự thiêu đã qua đời.
10/11/2011
Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (Bài 1)
Lê Trung Thành
Là một cộng tác viên tích cực của BVN, nhà báo và Kỹ sư Lê Trung Thành từng chịu khó lăn lộn trong thực tế để tìm tòi tư liệu và đưa ra loạt bài phát hiện về Vinashin giúp công luận cả nước nắm thêm nhiều chuyện khuất khúc không mấy ai biết trong vụ việc hết sức tai tiếng này, ngay trước khi Nhà nước có quyết định xử lý toàn diện với nó. Lần này, Bạn Lê Trung Thành lại đi thực tế ở Tây Nguyên cũng như tìm tòi nhiều tài liệu trong ngành khai khoáng để trình cho chúng ta một loạt bài mới về tình hình thực hiện Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Tác giả sẽ nói đến chuyện tiến độ xây dựng các nhà máy luyện nhôm theo kế hoạch, việc xây dựng hồ chứa bùn đỏ, và nhất là những vấn nạn về kinh phí và về địa hình trên chặng đường 200 km nhằm hoàn thành tuyến vận tải ô tô chở quặng alumina [nhôm oxit] từ Đắc Nông, Tân Rai đến cảng Kê Gà. Mời bạn đọc xa gần đón đọc. Bauxite Việt Nam |
Quan hệ đối tác xuyên-Thái Bình Dương (TPP) trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
(Việc gia nhập của Nhật Bản vào TPP có ý nghĩa gì?)
Bernard K. Gordon, Foreign Affairs, November 7, 2011
Trần Ngọc Cư dịch
Vào hôm 14 tháng Mười, trong một bài diễn văn đọc trước Câu lạc bộ Kinh tế New York, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã báo hiệu cái gọi là một sự xoay chiều [chiến lược] hướng về châu Á khi bà tuyên bố rằng: “Trọng tâm chiến lược và kinh tế đang chuyển về phương Đông”. Phát biểu của bà là một phần nỗ lực gần đây của Mỹ nhằm tái khẳng định vai trò cường quốc Thái Bình Dương của mình. Đây là một câu trả lời trước những lo âu của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ) và sự cam kết lâu dài của Mỹ đối với vùng này. Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhấn mạnh thêm thông điệp này vào cuối tháng khi ông đến thăm nhiều thủ đô châu Á và đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii. Trọng tâm của chính sách khu vực này là mậu dịch: Với việc Hiệp ước Tự do Thương mại Mỹ-Hàn đã được Quốc hội Mỹ thông qua, bây giờ Obama tìm cách thắt chặt vai trò kinh tế của Mỹ tại châu Á bằng cách thúc đẩy hoàn tất Hiệp ước Đối tác Xuyên-Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước thương mại đang được đàm phán giữa các nước Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam.
Nhóm lợi ích: Cần một cuộc đại phẫu
Thường Sơn
Nhà báo tự do ở Tp HCM
“Tình hình kinh tế xã hội đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay” - vào đầu tháng 10/2011, ông Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương đã bình luận như vậy.
Không phải vô cớ mà vào cuối tháng 10/2011, một bản kiến nghị từ một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô Việt Nam đã được Ủy ban Kinh tế Quốc hội gửi đến Quốc hội. Xét về tinh thần và nội dung, đây là một sự kiện chưa có tiền lệ.
Vẻ độc đáo của bản kiến nghị này là lần đầu tiên từ trước đến nay, hàng loạt điểm kiến nghị về xóa bỏ mọi ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước như không khoanh nợ, giãn nợ, chấm dứt kinh doanh “tay trái” đối với bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào… đã được đại biểu Quốc hội nêu ra một cách không khoan nhượng.
Pháp Luân Công lại thiền tập thể ở Hà Nội
Khoảng 30 học viên Pháp Luân Công đã bị công an bắt khi tọa thiền tập thể lần thứ ba trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào sáng 08/11.
Đây là lần thứ ba các học viên thiền trước cơ quan ngoại giao của Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét