Hồn Quê
Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đặng Huy Cường cho biết, năm 2010, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống thực hiện đạt 85,674 tỷ kWh; sản lượng điện sản xuất và mua ngoài là 95,472 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất lưới điện truyền tải và phân phối là 10,15%.
Tổng doanh thu bán điện năm 2010 là 90.934 tỷ đồng tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180,0 đ/kWh điện thương phẩm.
Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là 78.498 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 916,2 đ/kWh.
Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 5.626 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 65,7 đ/kWh.
Tranh luận Luật Biểu tình dựa trên trên cơ sở nào? *
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Trước hết cần phân biệt khái niệm biểu tình với thực tế biểu tình muôn hình vạn trạng, nếu không sẽ như thầy bói xem voi, sờ thực tế cái tai định nghĩa ngay voi là cái quạt. Ngoại diên của khái niệm biểu tình là nhiều người tập trung lại theo nghĩa tập họp, tụ tập. Nhưng khác với tụ tập để lao động trong nhà máy vì mưu sinh, hay hội hè để vui chơi, đám ma đám cưới chia sẻ tình cảm gia đình, bán buôn trong chợ búa kiếm lời, hoặc bị tống tù do phạm tội, tụ tập biểu tình có nội hàm: xuất phát từ tâm, cùng nhau biểu thị tình cảm (biểu tình), thái độ, quan điểm của mình. Như vậy có 3 dấu hiệu để phân biệt biểu tình với các khái niệm khác có cùng ngoại diên tụ tập: 1- Biểu thị, 2- Tự nguyện, 3- Xuất phát từ tâm. Căn cứ 3 dấu hiệu trên, có thể xác định khi nào thì được gọi là biểu tình. a- Nếu tụ tập nhưng có sử dụng bạo lực, hoặc có hành vi xâm phạm lợi ích người khác, thì đó là bạo động, chứ không phải biểu tình.
Biểu tình ở Ai Cập: Không thể xem thường lòng dân
Cảnh Toàn (Telegraph, Bbc, Reuters)
SGTT.VN - Được khích lệ từ thành công cách đây chín tháng, người dân Ai Cập đã phản ứng mạnh mẽ hơn khi giới quân sự trì hoãn chuyển giao quyền lực. Đám đông ở quảng trường Tahrir gửi đi một thông điệp rõ ràng: công luận Ai Cập hậu khởi nghĩa không thể bị coi thường.
Thông điệp này được chính phủ dân sự Ai Cập nhận thức rất rõ, dẫn đến cuộc từ chức của nội các vào đêm 21.11. Việc chính phủ từ chức là mất mát lớn nhất ảnh hưởng đến thẩm quyền của Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (CSFA), cơ quan quyền lực thực sự tại Ai Cập từ sau khi ông Mubarak bị lật đổ.
Hậu duệ của Mubarak
Mặc dù nhà độc tài đã ra đi nhưng hệ thống chính trị mà ông ta dựng nên cùng các đồng minh chính trị trung thành vẫn còn tại vị. Với giới chỉ trích, CSFA là biểu tượng của sự tiếp nối chế độ Mubarak mà không cần có mặt của ông. Sự giận dữ trước đây với Mubarak, nay chuyển qua những người kế nhiệm. Nhân vật chủ chốt trong lực lượng quân đội là thống chế Mohammed Tantawi, chủ tịch CSFA, 76 tuổi. Ông là người ngoan cố và độc tài giống như người chủ mà ông phục vụ trong gần hai thập kỷ. Hoặc giám đốc cơ quan tình báo hiện tại, Murad Muwafi, được ông Mubarak trọng dụng suốt mười năm qua và bổ nhiệm vào vị trí này trong những ngày nắm quyền cuối cùng.
Tổng kết về ‘thành công’ của New 7 Wonders
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
Thông qua một thân hữu bên Pháp, tôi biết vụ New 7 Wonders. Xem qua tôi nghĩ đây là cách làm tiền kiểu Tây.
Tôi rất cảnh giác mấy cái vinh danh hay bầu chọn “khơi khơi” kiểu nầy. Tôi nhớ có lần tôi được đề nghị trao tặng danh hiệu “nhà khoa học lỗi lạc trong năm” của tổ chức Who’s Who bên Mỹ, http://www.marquiswhoswho.com/, vì theo họ tôi vừa công bố vài công trình “chấn động” trên các tạp chí quốc tế!
Xét lại thực lực của mình, tôi tự biết rằng tôi đang ở đâu và đang làm gì trong môi trường khoa học. Tôi đơn giản chỉ là cách bướm nhỏ, dạo chơi vườn hoa nhỏ và sau đó lại bay về phương nào mà tôi còn chưa biết. Tôi đâu có phải là những con ong to trong các vườn hoa lộng lẫy đâu mà nhảm nhí “nhà khoa học lỗi lạc trong năm”. Mà tự họ chụp mũ “công trình chấn động”, chứ họ có hiểu cái gì đâu. Thật là một sự xúc phạm! Nhưng sẽ không công bằng nếu không xem lại Who’s who thật ra là gì. Tìm hiểu kỹ mới rõ đây chỉ là một tổ chức chuyên moi tiền những người thích danh hảo (xem).
23/11/2011
Chuyện thật như... bịa: Kế sách “Liên hoành” của “Sứ thần” Lăng Tần Hoàng Hữu Phước
Lê Trung Thành
Nhận được bài viết này, BBT BVN nhắn tin cho nhau ngẩn ngơ một lúc lâu. Sau cùng chúng tôi thống nhất trước khi đăng phải hỏi lại tác giả đầu đuôi cho chắc chắn. Đầu dây bên kia là một giọng khẳng định hàm chút giễu cợt: Thế ra các anh nghĩ tôi viết truyện cổ tích đấy à, toàn bộ tư liệu còn nằm trong tay tôi cả đây này. Đây là chuyện thật một trăm phần trăm và kể cũng hơi lạ lùng là chuyện rơi đúng vào cái kẻ vừa nổ một phát pháo “thăng thiên” ở Quốc hội phản đối Luật Biểu tình khiến các trang mạng đâm ra quá tải vì hàng vạn tin nhắn của bạn đọc xa gần chửi rủa không tiếc lời. Và thế là, như cơn mơ chợt tỉnh, chúng tôi bỗng choàng dậy đối diện với sự thật, sự thật về một khuôn mặt khác của ông nghị Phước Việt Nam, một người bao năm nay vẫn mơ ước làm Tô Tần (ông ta tự đặt cho mình biệt danh là Lăng Tần), mơ ước tự mình thực hành kế “liên hoành” đời nay với những lá thư tự giới thiệu với ngài Tổng thống nay đã ở bên kia thế giới là ông ông Saddam Hussein để được ông ta nhận cho đóng một vai Đặc sứ của Iraq – trước khi Mỹ và Khối Nato đánh tan Iraq – để cho ông đi mây về gió giữa ba nước mà ai cũng có thể đoán là những nước nào rồi: Iraq, Bắc Triều Tiên và Iran, cốt tạo nên được một “liên minh” quân sự vững mạnh, đánh tan Israel và Nam Hàn để... giúp cho hòa bình thế giới ổn định. Chao ôi là ông Phước ôi! Nếu kế hoạch của ông được Tổng thống Saddam Hussein chấp thuận, chỉ chấp thuận đã thôi chứ chưa nói thành công, thì chắc khi trở về Việt Nam mặt ông còn vênh hơn mặt Tô Tần nhiều, chẳng phải tên ông là “Lăng Tần” kia mà, và không biết vợ ông có phải quỳ lết ra đón ông như vợ Tô Tần ngày xưa hay không. Ấy thế, không được chấp thuận, kế hoạch “liên hoành” vẫn chỉ là đống giấy lộn, và Saddam Hussein thì xuống mồ, vậy mà ông đã vênh ở Quốc hội rồi đấy. Có lẽ ông nghĩ, cơ may để cho Việt Nam có một danh nhân tầm cỡ thế giới vẫn đang còn trước mắt, Quốc hội Việt Nam chưa phải là nơi để ông thi thố tài năng hơn đời đâu, đó chỉ là cái ao làng không hơn không kém, riêng ông sẽ còn đi xa. Chuyện hoang tưởng của ông Hoàng Hữu Phước đã lạ, nhưng lạ hơn là tại sao một người như ông không được đưa đi chữa bệnh, mà lại được bầu vào Quốc hội – “cơ quan quyền lực cao nhất nước”? Cái quy trình hiệp thương nhiều vòng do Mặt trận Tổ Quốc chủ trì, tưởng chặt chẽ, mà hoá ra không; hay chỉ chặt chẽ với người này, mà lại rộng mở đối với người kia. Thông tin về người ứng cử được đưa đến người dân như thế nào? Hay người dân chẳng cần quan tâm đến chuyện ai vào Quốc hội, cứ bầu cho xong, khỏi bị tổ dân phố nhắc nhở? Và nếu thế, thì cái gọi là nền dân chủ “cao gấp vạn lần dân chủ tư sản”, như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mới đây vẫn hùng hồn tái khẳng định, thực chất ra sao? Bởi vậy chúng tôi xin đăng bài này của bạn Lê Trung Thành để biểu tỏ lòng mong đợi cái triển vọng trăm năm mới có một cơ may để cho đất nước được mở mày mở mặt. Thật là nỗi mừng biết lấy chi cân, xem chừng còn hơn cả kỳ quan Hạ Long được xếp hạng vừa rồi. Bauxite Việt Nam |
Có lẹ mô Quốc hội nỏ biết?
Hà Văn Thịnh
Đọc bài viết của Nguyễn Quang Vinh (Nghị Hồng ơi, bác nỏ phải rứa...), tôi nổi hết cả da gà ba lần. Lần 1, trời ơi là giỏi, là thâm thúy, là hay không cần có rượu vẫn say. Lần 2, bàng hoàng vì tại sao dối gian và bịp bợm đến mức ấy, hoang ngôn và và kém cỏi đến mức ấy lại có thể thay mặt cho hàng chục vạn cử tri Nghệ An (trong khu vực bầu cử) để mà “thoắt đâu đã thấy ỳ Hông lẻn vào”... Quốc hội? Lần 3, là nỗi đau vì sao đất Nghệ, xứ Nghệ lại có thể nảy nòi ra một ĐẠI BIỂU “hội tụ” hết mọi điều vô sỉ đến nỗi không còn đủ ngôn ngữ để diễn tả thành lời?
Đọc, khen NQV tuyệt giỏi (có lẽ phải khen cả ngày!), đau vì buồn mà chẳng biết làm sao: Làm sao thì có làm sao/ Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi/ Làm chi thì có làm chi/ Dẫu có ra gì cũng chẳng làm sao... Mấy câu đồng dao ấy có cách đây vài chục năm, bây giờ ngẫm lại mới chợt vỡ ra rằng cái đất nước mình nó thế, dân nói như dê kêu, quan sai cứ lạnh tăm, nghễu nghện rung đùi, đắc chí, bất kể người người ta thán, bất kể kẻ kẻ khóc than?
Những sự thật muốn biết về công trình khai khoáng bôxít
Lê Quốc Trinh
Anh hơi sốt ruột đấy anh Lê Quốc Trinh ạ. Nhà máy đã khánh thành đâu. Bây giờ chưa phải là lúc tổng kết toàn bộ hệ quả của dự án Bauxite Tây Nguyên, Hãy nán chờ, rồi sẽ đến lúc. Bauxite Việt Nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét