Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Nhóm 'biểu tình viên' được thả

Ba người trong nhóm biểu tình "Chủ Nhật yêu nước" đã được công an Hà Nội thả, trong khi người thứ tư vừa nằm viện cấp cứu với cáo buộc bị đánh trong quá trình câu lưu.
clip_image001
Một số người biểu tình bị câu lưu, hoặc thẩm vấn được Công an Hà Đông thả ra buổi tối hôm 11/11/2011

Miến Điện chuẩn bị thả thêm các tù nhân

Theo nhiều nguồn tin chính thức Miến Điện, ngày mai (14/11/2011) chính quyền Naypyidaw sẽ trả tự do cho một số tù nhân, kể cả các tù chính trị. Đây là đợt ân xá thứ nhì trong hơn một tháng. Tuyên bố trên diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali.
clip_image001
Người dân chào đón một tù nhân đi xe lăn vừa được trả tự do, trước cổng trại giam Insein ở Rangoon ngày 12/10/2011. REUTERS/Soe Zeya Tun/Files

Đấu trí giữa nông dân và nhà xuất khẩu

Nam Nguyên, Phóng viên RFA
Giá lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đứng ở mức cao mặc dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA đưa tin thương mại đóng băng.
Thu hoạch vụ Đông Xuân tại ĐBSCL. Photo by Bay Tran

Đấu khẩu Mỹ -Trung về kinh tế tại Thượng đỉnh APEC

clip_image001  
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức ở Hawaï, ngày 12/11/2011. REUTERS/Larry Downing
 
Hôm qua, 12/11/2011, tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra cuộc đấu khẩu về kinh tế giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Giới quan sát cho rằng nguyên nhân chính là lãnh đạo của hai quốc gia khổng lồ trong khu vực có những bất đồng trong phân tích về tình hình kinh tế.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào muốn trấn an các lãnh đạo khác về việc Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế và tiếp tục các cải cách. Mặt khác, ông Hồ Cẩm Đào cũng nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ gia tăng vai trò, tác động đến các xu thế phát triển của kinh tế thế giới. Dường như để phản công chống lại dự án Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn dắt, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng các cuộc thảo luận về tự do trao đổi mậu dịch cần phải được tiến hành trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định là Bắc Kinh cần phải tôn trọng các quy định hiện hành về quyền bảo hộ trí tuệ, nâng giá đồng nhân dân tệ so với đô la… Ông tuyên bố: «Điều tôi muốn nói ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, đó là chúng tôi muốn Trung Quốc tôn trọng các quy định. Và hồ sơ tỷ giá có thể là một ví dụ tốt». Vẫn theo nguyên thủ Hoa Kỳ, lợi thế cạnh tranh chính của nền kinh tế Mỹ là sự hiểu biết, các phát minh, các bằng sáng chế, quyền tác giả và điều không thể chấp nhận được là các quyền này lại không được bảo hộ trên một thị trường rộng lớn và quan trọng như Trung Quốc.

13/11/2011

Thảm họa khai thác bauxite ở Tây Nguyên

(Tổng hợp các nguồn tin và ý kiến từ lúc khởi động đến nay)
Đại Nghĩa sưu tầm
image Bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam là một khối tài sản vô giá của tổ tiên để lại cho con cháu nếu biết gìn giữ và khai thác đúng giá trị của nó thì là tài sản hiếm quý, ví bằng ngược lại thì nó là một tai họa khôn lường. Do vậy mà ngày nay toàn dân cả nước đang lên cơn sốt vì bauxite, nhà cầm quyền VN thì một mực cho nước ngoài nhất là Trung Quốc khai thác, còn toàn dân Việt Nam thì bảo “ngừng”.
Sau đây là ý kiến của một chuyên gia Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) – Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn:
“Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ VN đã từng đề xuất đưa dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên của khối hợp tác COMECON. Các nước thành viên của COMECON, đặc biệt là Liên Xô, khi đó rất cần bô-xít cho nhu cầu công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, Hội đồng COMECON đã quyết định không triển khai dự án, thay vào đó, đã tích cực giúp Việt Nam triển khai các dự án cao su, cà phê và chè.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét