Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

SÔI SỤC VÀ BẤT ỔN

Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội

Phạm Chí Dũng
VIETNAM-ECONOMY-POLITICS
Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động... AFP
Trong căn phòng u lạnh của trạm xá, Đỗ Thị Thiêm – một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Vào khoảng giữa năm 2013, chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.
Chỉ vài tháng sau khi xuất viện, chị Thiêm lại bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ liên quan đến vụ việc bà con nông dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt.
Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam năm 2013 mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người vào những ngày cuối năm, một nỗi bất an cùng cực cho năm sau vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.
Đám mối
Giai tầng nông dân – vốn chiếm đến 60% dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam – đang lâm vào tình trạng bức bách về kế sinh nhai. Trong khi trên khắp mọi vùng đất nước vẫn hàng ngày lê thê hình ảnh những đoàn dân oan lũ lượt kéo nhau đi đòi quyền lợi bị đánh cắp, một hình ảnh tiêu biểu cho nạn suy thoái kinh tế lại đột phá đầy tính tương hợp: nhiều nông dân phải trả ruộng, bỏ ruộng vì canh tác kém hiệu quả.
Hai hình ảnh liền mạch này lại dẫn đến một bức tranh tương phản: thân gốc chính trị của chế độ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang mục ruỗng trên đám mối khổng lồ lan rộng và ăn sâu đến tận cùng.
clip_image002
Giải quyết đất... RFA files
Thân gốc chính trị của chế độ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang mục ruỗng trên đám mối khổng lồ lan rộng và ăn sâu đến tận cùng.

QUẢN LÍ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA DƯỚI THỜI TÂY SƠN

Quản lý Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Tây Sơn và nhà Nguyễn

Ngày cuối năm 2013,
nhìn về Chủ quyền Biển-Đảo Việt Nam

Bản đồ Việt Nam có QĐ Hoàng Sa thời Nhà Nguyễn
BVB - Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên nắm quyền... và được tiếp tục trong thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Tại tỉnh Quảng Ngãi từ lâu đời đã tồn tại Di tích miếu Hoàng Sa ở đình làng Lý Hải thuộc đảo Lý Sơn. Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài.
Đây là một phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của nhà nước Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được... Các hình thức thực thi chủ quyền này được tiếp tục và phát triển trong thời Tây Sơn và triều Nguyễn.

TÀU NGẦM KILO ĐÃ HIỆN DIỆN Ở CẢNG CAM RANH

ĐẬP TƯỢNG LÊNIN

AI ĐÃ 'TRẢM' LÊ NIN Ở UKRAINA?

Giới thiệu của Thụy My: Đối với các bạn đọc chú ý đến vụ tượng Lênin ở thủ đô Kiev của Ukraina bị người biểu tình dùng dây cáp kéo đổ và gãy mất đầu mới đây (báo trong nước đã gỡ bài), có lẽ bài điều tra dưới đây của báo Le Monde ngày 27/12/2013 về một Lênin khác cũng bị mất đi « thủ cấp », sẽ làm rõ hơn bối cảnh hiện nay tại Ukraina - tuy xa xôi, nhưng lại có điều gì đó quen quen...

Ai đã « trảm » Lênin ở Ukraina ? (1)

Tượng Lênin tại Kotovsk sau khi bị phá hoại.
Tại Kotovsk - thành phố nhỏ sử dụng tiếng Nga xưa nay không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chính trị đang làm rung chuyển Kiev - bức tượng của nhà sáng lập Liên Xô đã bị phá hoại. Bí mật vẫn bao trùm, nhưng người ta tha hồ đồn đại, và sự kèn cựa  tại chỗ lại nổi lên.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

ĐỘC TẤU GHITA NHẠC SĨ KHIẾM THỊ NGUYỄN ĐỨC ĐẠT


THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG DÂN OAN VN

2183. THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM

Posted by basamnews on December 31st, 2013
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Việt Nam, Ngày 31 tháng 12 năm 2013.

THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM

Kính gửi:        Những Dân oan Việt Nam
     Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
     Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Chúng tôi, những người có tên dưới đây thông báo như sau:
1. Theo Điều 25 Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” và không ai có quyền ngăn cản các quyền tự do đó nếu không có những căn cứ được quy định trong Hiến pháp này.
2. Để thực hiện Quyền tự do lập hội, chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
3. Chúng tôi nhất trí suy tôn bà Lê Hiền Đức (sinh ngày 12/12/1932), một nhà giáo hưu trí, tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, làm:
- Chủ tịch Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
- Chủ tịch danh dự Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
4. Chúng tôi, những người tham gia Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam, là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền Con người này đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm, tài sản, kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng, còn có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người khác tại Việt Nam cũng là nạn nhân như chúng tôi. Chúng tôi thấy cần liên kết thành một hội giống như “Hội nạn nhân chất độc màu da cam” để cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi tin rằng, Nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích thành lập Hiệp hội Dân oan, để góp phần đảm bảo dân chủ và dân sinh tại Việt Nam.
5. Những người là nạn nhân của việc không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân từ các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật do không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam và Công Ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đều có thể làm thành viên của Hiệp hội.
6. Tuy nhiên, để việc thành lập Hiệp hội đúng Pháp luật Việt Nam, chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chúng tôi cách thức thành lập Hiệp hội.
7. Trong vòng 60 ngày, từ ngày 01/01/2014 đến 02/03/2014, nếu chúng tôi không nhận được hướng dẫn của ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ về viêc thành lập Hiệp hội, thì Hiệp hội Dân oan đương nhiên được thành lập từ ngày 03/03/2014, Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ trở thành Ban chấp hành Hiệp hội Dân oan, những người đăng ký làm thành viên sẽ trở thành thành viên Hiệp hội Dân oan.
8. Những thành viên Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ được bổ sung trong thời gian tới.
9. Thông báo này sẽ được coi là Thông báo số 01 của Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Chúng tôi sẽ có những Thông báo tiếp theo trong thời gian sắp tới.
Những người khởi xướng (đồng thời là thành viên đầu tiên của Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan):
1. Lê Hiền Đức – Chủ tịch Ban vận động,
Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 56,  Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Ngữ – Thường trực Ban vận động – 0966701379
Địa chỉ: Phòng C9 nhà số 41 đường Tân Nhơn Phú, P.Phước Long B, Quận 9. Tp.Hồ Chí Minh
3. Lê Văn Lung
Địa chỉ: Số 9 Trần Não, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Kim Phượng
Địa chỉ: 13/26/9 Khu phố 1, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
5. Đặng Văn Dật
Địa chỉ: Xóm 1 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
6. Đạm Văn Đồng
Địa chỉ: Xóm 10 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hứng Yên.


CHÀO NĂM 2014

29/12/2013


Chào năm mới 2014 và những cơ hội


Luật sư Nguyễn Văn Đài
Cánh cửa của năm 2013 đang dần khép lại và cánh cửa của năm 2014 đang mở ra với biết bao hy vọng cho mọi người Việt Nam. Trong những khoảnh khắc đáng nhớ này, ai cũng sẽ dành một chút riêng tư để suy ngẫm lại những gì đã qua và vạch ra những kế hoạch, mục tiêu cho một năm mới.

HAI ÔNG HOÀNG TRÒ CHUYỆN

30/12/2013

Trò chuyện giữa nhà thơ Hoàng Hưng và nhà văn Hoàng Minh Tường quanh sự cố tiểu thuyết Nguyên khí bị cấm xuất bản

HH: Xin chào tác giả tiểu thuyết Thời của Thánh Thần. Đọc báo mạng mấy hôm nay thấy nhà văn đang gặp nạn. Chợt nhớ câu thơ của thi hào Nguyễn Khuyến: “Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông/ Nó lại lôi ông đến giữa đồng…”. Hình như ông cũng vừa bị “lèn” cho một vố đau như thế?
HMT: Cám ơn nhà thơ Hoàng Hưng đã quan tâm. Ông vận thơ Nguyễn Khuyến để vấn an tôi, quả là một lời thăm hỏi văn hoá. Tôi không bị “lèn”, nhưng còn đau hơn thế. Vì giá thân xác mình bị đau đã đi một nhẽ. Nhưng đây lại là đứa con tinh thần của mình, sản phẩm sáng tạo văn chương của mình bị bóp từ trong trứng, mới đau đớn hơn nhiều…
HH: Nhưng cơn cớ làm sao? Đọc chương trích (Sử thần Ngô Sĩ Liên) trên các báo mạng thì thấy đây hoàn toàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
HMT: Vâng. Tôi biết thời chúng ta đang sống bây giờ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà tiểu thuyết đương đại. Nhưng sẽ chẳng có nhà văn nào thành công, nếu không tự bẻ cong ngòi bút của mình đi, tự đẽo gọt những trang văn cho tròn trĩnh, nhợt nhạt… Vì thế tôi phải chọn đề tài lịch sử, trốn vào lịch sử may ra mới an toàn…
HH: Vậy mà ông có an toàn đâu. Nghe nói Cục Xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấm xuất bản tiểu thuyết Nguyên khí của ông? Lý do là gì nhỉ? Chỉ vì ông đã gửi bản thảo đến mấy nhà xuất bản và bị từ chối? Chỉ vì NXB Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết?
HMT: Những lí do kì quặc phải không? Các nhà xuất bản có thể từ chối in một cuốn sách là chuyện bình thường. Có thể có một bản thảo bị 9 nhà xuất bản từ chối, nhưng đến nhà xuất bản thứ 10 thì lại được vồ vập chào đón thì sao? Tuyệt tác Lolita của Nabokov đã từng bị tất cả các NXB ở “cựu lục địa” từ chối đấy thôi. Lý do thứ nhất là vớ vẩn. Còn lý do thứ hai, nếu NXB Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết, thì các vị có cho tôi in ở các nhà xuất bản có chức năng in tiểu thuyết (ví dụ NXB Văn Học, Hội Nhà văn…) không? Câu trả lời dứt khoát là: Không. Các vị nại ra lý do cho có vẻ dân chủ. Thực chất là các vị muốn bóp chết một tác phẩm khi còn chưa ra đời. Vậy đó. Rất buồn là mấy chục năm nay giới sáng tác chúng ta bị vây bủa bởi một hệ thống xuất bản không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện đúng ba mươi năm trước của ông…
HH: Về tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm và chuyện Hoàng Cầm với tôi bị vào tù bởi tập thơ ấy?
HMT: Ông có đọc tiểu thuyết Thời của Thánh Thần của tôi không? Ông có ấn tượng gì với nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ trong tác phẩm?
HH: Hình như ông muốn mượn câu chuyện tôi bị bắt vào Hoả Lò để viết về một đoạn đời của Nguyễn Kỳ Vỹ?
HMT: Trường hợp các trí thức bị bắt oan như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Cung, Hoàng Hưng, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên… hồi ấy nhiều lắm. Từng người đều có bóng dáng trong nhân vật nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ của tôi. Vậy mà người ta bảo Thời của Thánh Thần là cuốn sách đen, bôi nhọ chế độ. Nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn ở các hệ thống trường đảng đều nêu Thời của Thánh Thần như một cuốn sách bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa.
HH: Còn bây giờ, Nguyên khí có phải là một cuốn sách đen không?
HMT: Tôi cũng không biết nữa… Với hai lý do mà Cục Xuất bản bộ Thông tin và Truyền thông gán cho, thì không biết chừng họ còn xếp Nguyên khí trên cả sách đen. Họ không đủ kiên nhẫn chờ cho Nguyên khí xuất bản rồi mới thổi còi như lâu nay họ vẫn làm, mà họ xục xuống tận nhà xuất bản, bắt đem nộp bản thảo để kiểm duyệt. Tôi bỗng nhớ mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương. Một đêm kia, ông choàng tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm. Ông vừa mơ một giấc mơ khủng khiếp, rằng cách mạng thành công từ năm 1930 chứ không phải 1945. Nếu quả như vậy thì Thơ Mới, Tự lực Văn đoàn, Mỹ thuật Đông Dương… đã bị bóp chết từ trong trứng, chứ làm gì được tồn tại để bây giờ chúng ta tự hào có những di sản tinh thần vô giá. Và may thay, thời ấy, nhờ bọn thực dân không kiểm duyệt kỹ như bây giờ, mà những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân… mới còn để lại được Số đỏ, Chí Phèo, Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Vang bóng một thời…
HH: Quả là một giấc mơ khủng khiếp…

THẾ NÀY SAO GỌI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

29/12/2013

ĐÃ HOÀN CHỈNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC BẠO LỰC


Phạm Đình Trọng
Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điều đó cũng vẻ vang lắm chứ, phải thế nào thì mới được cộng đồng thế giới chín mươi chín phần trăm nhất trí mời ngồi lên chiếc ghế nóng này, mặc dù những chuyện đánh đập, bắt bớ, vi phạm nhân quyền của Việt Nam lúc nào cũng sôi sục trên cửa miệng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Vì vậy, nhìn vào thực tế hành pháp, chúng tôi muốn đưa ra một lời khuyên: nếu có lấy làm oai về cái tư thế mới đầy oai phong của mình thì cũng xin các vị đừng quên mất tỉnh táo mà tăng cường trấn áp dân chúng. Như nhận xét của dư luận kể từ hôm các vị được khoác “chiếc áo nhân quyền” đến nay, hình như số người bị hành hạ, sách nhiễu lại càng tăng lên, người bị gọi vào đồn rồi “tự dưng chết bất đắc kỳ tử” vẫn không thấy giảm. Chiếc áo ấy có hai mặt đấy và dân Việt cũng như đứa trẻ không biết nói dối, sẵn sàng lên tiếng với thế giới rằng có ông vua cởi truồng ở nước tôi đây này, bàn dân thiên hạ hãy đến mà chiêm ngưỡng.
Và ở một phương diện khác, về đường hướng mở rộng pháp quy, chính sách, cũng xin hãy cho phép trí thức được soát xét lại các đạo luật mà các vị vừa ban bố ít lâu trước và sau ngày “lên ngôi nhân quyền” đến nay, xem các đạo luật ấy phù hợp hay trái ngược đến đâu so với vai trò và chức năng trọng đại các vị đang sắm trước con mắt của thế giới; quan trọng hơn, xem xem từ trong buồng tim lá phổi của các vị có bụng “vì dân” – hay đúng hơn là khôn ngoan kiểu bà Yingluck Shinawatra – được đến mức nào. Bài viết dưới đây của nhà văn Phạm Đình Trọng chính là nhằm thực hiện công việc rất có ích đó, mong giúp các vị nếu thấy có gì chưa thích hợp thì điều chỉnh kịp thời.
BVN xin trân trọng đăng lên để giới thiệu với bạn đọc, và người viết, trong trường hợp này, chịu trách nhiệm về những điều mình viết.
Bauxite Việt Nam

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

CHUNG QUANH NGÔI VÕ MIẾU HÀ TĨNH

Chung quanh ngôi Võ Miếu ở Hà Tĩnh

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-12-28
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vo-mieu-ha-tinh-305.jpg
Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, ảnh chụp trước đây.
RFA

Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Theo như bản lược sử di tích thì miếu xây dựng vào năm 1833, vào đời vua Minh Mạng, năm thứ 14. Sau đó, qua nhiều lần trùng tu, Võ Miếu chính thức được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vào năm 2010. Và cũng từ thời gian đó đến nay, vấn đề nhang khói, sùng bái đầy chất đầu độc mê tín văn hóa Tàu và thần tượng Trung Hoa đã tác động không nhỏ đến quan niệm về văn hóa, lịch sử của cư dân Hà Tĩnh, điều này góp phần lý giải vì sao người Trung Quốc dễ dàng xâm nhập Hà Tĩnh và biến Hà Tĩnh thành sân nhà đầy quyền uy của họ.

Thờ phụng hay tuyên truyền cho TQ

Một người dân Hà Tĩnh tên Nguyễn Phương Kỳ, bức xúc nói với húng tôi rằng ông hết sức buồn cười khi một dic tích văn hóa lịch sử ấp quốc gia lại thờ gia đình nhà Quan Công, tức Quan Vân Trường, trong đó thờ Vân Trường đứng vị trí trung tâm, sau đó là Quan Bình, con trai nuôi của Quan Vân Trường và Châu Xương, tướng dưới trướng của Quan Công, sau đó mới đến Trần Hưng Đạo. Điều này vô hình trung đặt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xuống hạng con cháu hoặc là tướng dưới trướng của Quan Vân Trường.
Đó là chưa muốn nói đến trong bản lược sử nền đỏ, chữ vàng trước cổng miếu còn có đoạn ghi đại ý Quan Vân Trường là người liêm chính, nghĩa khí, nhân ái, nhưng do điều kiện chiến tranh loạn lạc, mọi thứ vật phẩm, bài vị thờ cúng của ông đã bị lưu lạc rất nhiều, những thứ còn lại được tập trung tại Võ Miếu, là những đồ thờ hiện tại.
Nói như vậy chẳng khác nào nói rằng Hà Tĩnh trước đây là quê hương của Quan Vân Trường, thậm chí tư gia của ông này nằm ngay tại địa bàn tỉnh này, chính ở vị trí Võ Miếu hiện tại. Và kinh khủng hơn nữa, trong đền Võ Miếu, vị trí cao nhất đặt tại bàn thờ trung tâm dành cho Quan Vân Trường, sau đó mới đến Đức Phật Thích Ca, thần linh, thổ địa rồi con nuôi, tướng dưới trướng của Quan Vân Trường, cuối cùng mới đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cách bố trí bàn thờ như thế, chẳng khác nào dùng biểu tượng tâm linh để đánh thằng vào niềm tin nhân dân rằng Trung Quốc là ông chủ, là đàn anh, ngay cả bậc thần thánh của họ cũng là ông chủ, là đàn anh của thánh thần Việt Nam.
vo-mieu-ha-tinh-3-250.jpg
Bảng nội quy bên trong Ngôi Võ Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Một người dân tên Mỹ, lắc đầu, than thở: “Làm như thế không đúng đâu! Vì sao biết không, vì làm như thế thì nó đánh giá, đề cao bên Trung Quốc quá. Lối làm đó không được vì nó có phần nào thiên vị Trung Quốc. Đó chính xác là yếu tối mị dân rồi, nói đúng nghĩa là vậy đó!”
Một người dân khác, sống ở phường Tân Giang đã lâu năm, buồn rầu nói với chúng tôi rằng ông rất đau lòng và cay đắng nhận ra Võ Miếu là cơ quan tuyên truyền lớn nhất của nhà cầm quyền để nhồi sọ nhân dân phải tin rằng Trung Quốc là ông thầy, là ông chủ của Việt Nam. Bởi vì từ ngày được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia đến nay, với không biết bao nhiêu câu chuyện thêu dệt về sự linh hiển ở Võ Miếu đã lần lượt kéo người dân khắp tỉnh về đây thắp nhang, cầu xin tài lộc và cầu xin thần linh phù hộ tai qua nạn khỏi. Võ Miếu nghiễm nhiên trở thành chiếc nôi tâm linh của Hà Tĩnh.
Trong khi đó, với cách bố trí đầy bưng bê thần phù của Tàu và đầy nhục mạ thần linh xứ Việt như thế, chắc chắn người dân vào đây cầu nguyện, xin xỏ sẽ thấy rằng ông thần Tàu quá quyền uy, quá to lớn, ngay cả vị thần trấn quốc cỡ như Trần Quốc Tuấn còn dưới vế của ông Quan Vân Trường kia, huống hồ gì người còn sống. Và trong cách thờ này ngầm mách bảo với người dân rằng Việt Nam vốn là lãnh địa của Trung Quốc, được cai quản bởi thần linh Trung Quốc. Điều này dễ dàng làm cho tâm lý người dân tê liệt và cam chịu mọi sự bành trướng của Trung Quốc trên đất Hà Tĩnh.

Quan chức xúm nhau cầu lộc

Theo một cư dân Hà Tĩnh, yêu cầu giấu tên, ông này cho biết là hằng tháng, các bà vợ quan chức và các quan chức xuất hiện ở Võ Miếu với đầy đủ hương đăng hoa quả để cúng kính, cầu xin. Thái độ kính cẩn và đầy nghiêm trang của họ trước một ông thần người Tàu có gốc gác mang tính huyền sử nhiều hơn là sự thật này càng làm cho người dân cảm thấy tin cậy vào thần linh Trung Hoa ở Võ Miếu bội phần.
vo-mieu-ha-tinh-2-250.jpg
Bên trong Ngôi Võ Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Vì suy cho cùng, trong một xứ sở nghèo khó, giữa một eo đất nghèo khổ phía Bắc miền Trung Việt Nam, quanh năm suốt tháng đối diện với gió Lào và hơi biển nóng rát, việc làm giàu nghe ra còn khó hơn cả lạc đà chui qua lỗ kim. Cái nghèo làm cho con người trở nên mụ mị và dễ mê tín. Cũng chính sự nghèo khổ dễ dàng làm cho người nghèo luôn noi gương kẻ giàu và luôn theo đuổi những thủ tục tâm linh của kẻ giàu với hy vọng làm giống nhà giàu, thần linh sẽ phù hộ cho giàu có giống như họ.
Đây là hiệu ứng đô mi nô về tâm lý, đặc biệt là tâm lý cầu an, cầu tài trong đại bộ phận nhân dân nghèo khổ. Và kiểu thành kính đến Võ Miếu cầu xin của giới hức địa phương cùng hàng chục thứ lễ hội kèm theo diễn ra ở Võ Miếu, trong đó có xả những điện ông đồng, bà cốt chung quanh Võ Miếu đều nhập đồng tuyên xưng họ là Quan Vân Trường, là Quan Bình, Vân Xương và một số tướng của Trung Quốc về cho lộc, chữa bệnh cho người dân. Hiếm hoi lắm mới có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhập vào xác, mà nếu có nhập thì cũng chỉ nói ba điều bốn chuyện xoay quanh sự thần phục Quan Vân Trường.
Với đà tuyên truyền dị đoan như thế, hẳn nhiên người dân phải mê tín tuyệt đối vào những thần linh Trung Hoa và cho rằng người Trung Quốc sang Hà Tĩnh làm ăn là một cơ hội đổi đời cho họ, là những ông thần tài mang lộc đến cho dân Hà Tĩnh, và sâu xa hơn nữa là người dân Hà Tĩnh sẽ ngầm mang ơn người Trung Quốc, thần phục người Trung Quốc.
Một bạn trẻ người Hà Tĩnh, là sinh viên học viện hành chính quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Về mặt văn hóa thì em thấy không ổn, là người Việt, ai cũng biết rõ điều đó. Đó là một vấn đề lớn!”
Suy cho cùng, với cách truyên truyền thông qua mê tín dị đoan như thế này, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã hoàn toàn thành công trong chiến dịch bơm vào não trạng đại bộ phận nhân dân sự mê tín Trung Quốc. Và một khi Võ Miếu trở thành di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia, không thể nói rằng trách nhiệm và tội lỗi chỉ riêng của nhà cầm quyền Hà Tĩnh. Bởi chỉ có Bộ văn hóa thông tin Việt Nam mới đủ chức năng và quyền lực để công nhận di tích cấp quốc gia!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

TỐ GIÁC BUÔN BÁN NGƯỜI

Đơn tố giác đường dây buôn bán người lao động, tu nghiệp sinh qua Nhật Bản

Published on December 30, 2013   ·   No Comments
 
cong-ty-cp-dich-vu-nhan-luc-toan-cau
Bạn đọc gửi TTXVA.ORG
“Chúng em là những người mới tốt nghiệp đại học ở các trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Thành Đô… và hiện nay đang là nạn nhân của đường dây buôn bán người tại Nhật Bản, đứng đầu là Nguyễn Xuân Tuyến, giám đốc công ty Hanoitie chỉ đạo. Hiện nay số lượng nạn nhân rất lớn, lên đến hàng ngàn người. Em rất mong các anh chị tiếp nhận đơn thư này của em, kiểm chứng và đăng tải lên các cơ quan thông tin đại chúng để các cơ quan chức năng trừng trị bọn chúng, và qua đây nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn buôn người ngày càng tinh vi, táo tợn này.
Xin cảm ơn các anh chị rất nhiều!”

MƯỜI SỰ KIỆN

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM NĂM 2013 DO BAUXITE BẦU CHỌN



Mười sự kiện nổi bật về chính trị - xã hội của Việt Nam trong năm 2013 do Bauxite Việt Nam chọn

1. Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời.

2. Mạng lưới Blogger Việt Nam xuất hiện.

3. Dự thảo Hiến pháp vẫn được thông qua với chỉ hai phiếu trắng, không có phiếu phản đối, bất chấp ý kiến phản biện mạnh mẽ của nhiều tầng lớp xã hội, tiêu biểu là Kiến nghị 72 (với gần 15 ngàn chữ ký ủng hộ, trong đó có nhiều người là nông dân) và bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

4. Các đảng viên Lê Hiếu Đằng, tiếp đó Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ đảng tịch.
5. Nguyễn Phương Uyên được trả tự do tại tòa dù đã dõng dạc công khai tuyên bố trước tòa: "Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng".

6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

7. Dân oan mất đất các miền kéo về thủ đô và TP HCM tập trung biểu tình và đến các cơ quan trung ương đưa đơn khiếu kiện, tố cáo cán bộ tham nhũng, trù dập và tiếp tục cướp đất của người dân. Một dân oan là anh Đặng Ngọc Viết nổ súng vào quan chức giải phóng mặt bằng rồi tự sát.

8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

9. Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng được ban hành, bị tố cáo là nhằm tăng cường trấn áp bất đồng và kiểm duyệt internet.

10. Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngay sau đó đàn áp mạnh mẽ phong trào đòi nhân quyền trong nước khắp từ Nam đến Bắc.



Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

NHẬT BẢN HÙNG CƯỜNG

Thủ tướng Abe và giấc mộng Nhật Bản hùng cường

Theo nhiều chuyên gia, chuyến thăm đền Yasukuni gây tranh cãi của Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy, quyết tâm của ông trong việc kiến thiết Nhật Bản trở nên hùng mạnh hơn, tự tin hơn và sở hữu quân đội hoàn thiện.

000-Hkg9309768-3430-1388225048.gif
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm đền Yasukuni hôm 26/12. Ảnh: AFP.
Tháng 9/2012, ông Shinzo Abe một lần nữa trở thành Thủ tướng Nhật Bản, sau nhiệm kỳ ngắn ngủi 2006-2007. Dấu ấn mà ông để lại trong những ngày đầu tái cầm quyền là các chính sách kích thích kinh tế hiệu quả, được giới kinh tế học mệnh danh là Abenomics.

MAO ĐÃ RA LỆNH ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA

‘Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa’

28-12-2013
1
Mao là người chủ xướng cuộc tấn chiếm Hoàng Sa, theo nhà nghiên cứu VN.
Mao Trạch Đông là người ‘quyết định’ tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam ‘bất vụ lợi’, theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung – Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ ‘vô tư’ giúp Việt Nam và luôn có ‘mưu đồ’ trên Biển Đông.

KIỀU NỮ HẢI DƯƠNG...

1.   Kiều nữ Hải Dương bị đồn hiếp tài xế taxi bật khóc từ nước Mỹ

Kiều nữ bật khóc khi trò chuyện qua điện thoại sau thông tin ép tài xế “mây mưa” 30 lần/2 ngày xôn xao ở Hải Dương.
Sau khi thông tin xôn xao dư luận về sự việc người phụ nữ có tên là N. thường xuyên gọi taxi đến chở mình đi công việc nhưng mục đích là để dụ dỗ cánh tài xế taxi “quan hệ tình dục” rồi “bo” tiền “phục vụ” đang có những luồng thông tin trái chiều.
Theo ghi nhận của PV, về phía một số tài xế taxi đang làm việc tại TP. Hải Dương (tỉnh Hải Dương) khi được hỏi sự việc trên họ xác nhận có nghe thông tin này. Có tài xế khẳng định từng nghe chuyện đồng nghiệp của mình bị chị N. dụ dỗ đến nhà và cho uống thuốc kích dục buộc họ phải đáp ứng nhu cầu dục vọng của người phụ nữ này.
Để có cái nhìn khách quan, chúng tôi đã tìm đến nhà của chị N xem thực hư câu chuyện. Ngôi nhà được cho là nơi những tài xế taxi đến chở chị N nằm trên đường Điện Biên Phủ, phường B. H, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, ngôi nhà này hiện đang được khóa chắc chắn và gia chủ đã đi nước ngoài khoảng gần 1 tháng nay.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với nữ nhân vật chính đang ở nước Mỹ để tìm hiểu về câu chuyện đang bị đồn thổi. Chị N (SN 1974) cho biết chị hiện đang ở Mỹ cùng với chồng con. Khi chúng tôi hỏi về thực hư câu chuyện này thì chị N bật khóc và phủ nhận sự việc trên và cho rằng đó hoàn toàn là chuyện bịa đặt.
“Một sự việc không hề có thật, N không đi cưỡng hiếp ai hết và cũng không như họ nói là bắt họ phải quan hệ 30 lần đâu à…” – chị N khẳng định.
Chị chia sẻ tiếp: “Dù thế nào N vẫn mãi mãi là người Việt Nam nhưng tại sao người ta lại nói những chuyện không có thật lên báo như thế. Đặc biệt là đã khiến bố mẹ N rất đau lòng và N rất bị ảnh hưởng…”.
Trả lời về thông tin mình thường xuyên gọi điện cho tài xế taxi đến nhà và đề nghị quan hệ tình dục với họ xong sẽ cho tiền thì chị N khẳng định: “Không bao giờ có chuyện đó. Dù có chuyện gì có xảy ra trong ngày mai thì N vẫn nói rằng không bao giờ có chuyện cho tiền ông taxi nào, đó là chuyện bịa đặt hoàn toàn. N nghe cái tin này tưởng như trời sập…”.
Theo chị N, trước đây chị lấy chồng do chồng ngáy to, khó ngủ nên dùng nhiều thuốc ngủ nên có bị lạm dụng về thuốc này. Hơn 1 tháng trước chị có về Việt Nam để mua thuốc và điều trị về bệnh tâm thần và vừa về Mỹ được 3 tuần nay.
Ngôi nhà 3 tầng khang trang của chị Ngọc nằm ở ngõ 286, phường Bình Hàn, TP. Hải Dương
“Hiện N cũng tạm dừng việc dùng thuốc và sức khỏe đang bình phục thì nghe được chuyện này. N mong rằng mọi người và các cơ quan công an Việt Nam xác minh, làm rõ mọi chuyện để tránh ảnh hưởng đến bố mẹ và danh dự của N”.
Ngoài ra, Thượng tá Vũ Tuấn Anh, Phó trưởng Công an phường Bình Hàn, TP. Hải Dương cho biết, chị N mang quốc tịch Mỹ và hiện không có ở địa phương.
Nói về việc dư luận xôn xao là chị N thường xuyên gọi tài xế taxi rồi dùng thuốc kích dục để gạ gẫm quan hệ tình dục, ông Tuấn Anh khẳng định: “Đây cũng chỉ là thông tin đồn từ dư luận và chưa có bị hại nào đến trình báo với cơ quan công an. Chúng tôi sẽ sớm xác minh sự việc vì chị này liên quan đến người nước ngoài”.
THEO TRÍ THỨC TRẺ

2. Vén màn bí mật “kiều nữ” cuồng dâm với tài xế taxi

HAIDUONG-TAXI6
HAIDUONG-TAXI7
Hình ảnh “ngôi biệt thự” một thời của chị N. – người được cho là “nhân vật chính” trong những câu chuyện đồn đoán về “dâm nữ” cưỡng dâm tài xế taxi ở TP Hải Dương.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

NĂM NGÀY HẤP HỐI CỦA STALIN

Năm ngày hấp hối của Stalin (1)


LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.

MAO VA HANG NGÀN THÊ THIẾP

Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (3)

Ảnh Mao Trạch Đông luôn ngự trên Thiên An Môn.

Đôi khi Mao cũng ngạc nhiên vì các cô gái không coi ông ta là một người đàn ông, mà như Thượng đế. Điều ấy làm Mao bật cười, nhưng cái chính không phải ở đó. Các thiếu nữ này phải chứng tỏ họ xứng đáng với ham muốn của Mao, vốn chừng như không giảm sút đi với thời gian.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

TRUNG QUỐC NỔ LỚN

Trung Quốc: Nổ lớn xé toạc trung tâm mua sắm

Published on December 27, 2013   ·   No Comments
 

Một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển một trung tâm mua sắm tại TP Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc đêm 26-12. Theo trang tin Sina, đã có 4 người chết và 35 người bị thương.

ina dẫn lời lính cứu hỏa cho biết vụ nổ gây cháy lớn, bùng phát lúc 10 giờ 46 phút đêm 26-12 và đến 2 giờ 40 sáng 27-12 mới bị khống chế. Vụ nổ cũng làm sập một bến xe buýt gần đó, khiến ít nhất 2 xe buýt bị hư hại.
Hình ảnh tại hiện trường cho thấy cột khói nghi ngút bốc lên từ trung tâm mua sắm và trên đường phố đầy mảnh kính vỡ. Xe cấp cứu và lính cứu hỏa đổ về, người bị thương được cáng đi.
Nguyên nhân vụ nổ vẫn chưa được xác định, theo Tân Hoa Xã.
Nổ lớn ở TQ (6)
Nổ lớn ở TQ (5)
Nổ lớn ở TQ (4)
Nổ lớn ở TQ (3)
Nổ lớn ở TQ (2)
Nổ lớn ở TQ (1)
Theo NLĐ
 

Comments

1 comments


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/trung-quoc-no-lon-xe-toac-trung-tam-mua-sam/#ixzz2oeuK7tev
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook