Mỹ chuẩn bị 22 trang Hồ sơ tài liệu để lên án TQ
Một Thế Giới
Ngày 8 đến 10.8 tới đây, diễn đàn đối thoại khu vực ASEAN sẽ được tổ chức tại Myanmar. Ngoài các ngoại trưởng ASEAN, diễn đàn này sẽ quy tụ các quan chức ngoại giao từ châu Âu, Bắc Mỹ Mỹ, Đông Á, Nam Á và châu Đại dương tham dự.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã xác nhận sẽ tham gia diễn đàn này. Ngay từ lúc này, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã chuẩn bị "tài liệu" cho ông Kerry tham gia diễn đàn. Ngày 10 - 11.7, CSIS đã tổ chức một cuộc họp hai ngày về Biển Đông với sự xuất hiện của các quan chức học giả từ nhiều nước trên thế giới.
Tại hội nghị đó, các học giả Trung Quốc cũng xuất hiện và đưa ra một mớ lý luận mơ hồ và vô nguyên tắc để nhận xằng chủ quyền với Biển Đông trong sự ái ngại của cộng đồng quốc tế.Từ hội nghi đó, CSIS đã xuất bản một báo cáo 22 trang tựa đề "Xu hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ".
Cần nhắc thêm rằng CSIS đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tham vấn chính sách đối ngoại cho chính quyền của Tổng thống Obama, đặc biệt là chuyện "xoay trục" châu Á. Một báo cáo về chính sách của Mỹ ở Biển Đông được CSIS đưa ra có tư cách "bán chính thức", tức là khá sát với quan điểm của chính quyền Mỹ.
Báo cáo này khẳng định việc Trung Quốc ngụy tạo các sự kiện lịch sử tại biển Đông và luôn đổ lỗi cho láng giềng sau khi có những động thái khiêu khích trong khu vực. Trong báo cáo mới, CSIS được đặt ra một lịch trình cụ thể cho Washington tại biển Đông với hai nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất là thiết lập trật tự pháp lý để bác bỏ tuyên bố phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông và thứ hai là tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Bản báo cáo cũng kiến nghị Bộ ngoại giao Mỹ cần "tạo một bản đồ" tham khảo chặt chẽ chủ quyền của các nước trong khu vực Biển Đông và công bố nó rộng rãi như quan điểm chính thức của Mỹ về Biển Đông. Sự ra đời của bản đồ này sẽ vô hiệu hóa bản đồ dọc hay bản đồ lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ và vừa xuất bản gần đây.
Bản báo cáo cũng đề nghị xem lại các lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Theo CSIS, việc giao thương vũ khí giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp Việt Nam trở thành "điểm ngăn chặn đáng tin cậy chống lại sự bành trướng của Trung Quốc".
Anh Tú (tổng hơp)
Ngày 8 đến 10.8 tới đây, diễn đàn đối thoại khu vực ASEAN sẽ được tổ chức tại Myanmar. Ngoài các ngoại trưởng ASEAN, diễn đàn này sẽ quy tụ các quan chức ngoại giao từ châu Âu, Bắc Mỹ Mỹ, Đông Á, Nam Á và châu Đại dương tham dự.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã xác nhận sẽ tham gia diễn đàn này. Ngay từ lúc này, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã chuẩn bị "tài liệu" cho ông Kerry tham gia diễn đàn. Ngày 10 - 11.7, CSIS đã tổ chức một cuộc họp hai ngày về Biển Đông với sự xuất hiện của các quan chức học giả từ nhiều nước trên thế giới.
Tại hội nghị đó, các học giả Trung Quốc cũng xuất hiện và đưa ra một mớ lý luận mơ hồ và vô nguyên tắc để nhận xằng chủ quyền với Biển Đông trong sự ái ngại của cộng đồng quốc tế.Từ hội nghi đó, CSIS đã xuất bản một báo cáo 22 trang tựa đề "Xu hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ".
Cần nhắc thêm rằng CSIS đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tham vấn chính sách đối ngoại cho chính quyền của Tổng thống Obama, đặc biệt là chuyện "xoay trục" châu Á. Một báo cáo về chính sách của Mỹ ở Biển Đông được CSIS đưa ra có tư cách "bán chính thức", tức là khá sát với quan điểm của chính quyền Mỹ.
Báo cáo này khẳng định việc Trung Quốc ngụy tạo các sự kiện lịch sử tại biển Đông và luôn đổ lỗi cho láng giềng sau khi có những động thái khiêu khích trong khu vực. Trong báo cáo mới, CSIS được đặt ra một lịch trình cụ thể cho Washington tại biển Đông với hai nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất là thiết lập trật tự pháp lý để bác bỏ tuyên bố phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông và thứ hai là tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Bản báo cáo cũng kiến nghị Bộ ngoại giao Mỹ cần "tạo một bản đồ" tham khảo chặt chẽ chủ quyền của các nước trong khu vực Biển Đông và công bố nó rộng rãi như quan điểm chính thức của Mỹ về Biển Đông. Sự ra đời của bản đồ này sẽ vô hiệu hóa bản đồ dọc hay bản đồ lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ và vừa xuất bản gần đây.
Bản báo cáo cũng đề nghị xem lại các lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Theo CSIS, việc giao thương vũ khí giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp Việt Nam trở thành "điểm ngăn chặn đáng tin cậy chống lại sự bành trướng của Trung Quốc".
Anh Tú (tổng hơp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét