Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

PORMOSA CHUA THE

 FORMOSA VẪN CHƯA THỂ NÀO YÊN

Posted by adminbasam on 23/01/2017
23-1-2017
Ảnh: Dân địa phương gửi FB Nguyen Chí Tuyen; Clip: FB Linh mục Anthanh Linhgiang.
Ảnh: Dân địa phương gửi FB Nguyen Chí Tuyến; Clip: FB Linh mục Anthanh Linhgiang.
Vì chính quyền rước Formosa vào gây họa cho biển miền Trung nên nhiều người dân Bắc Trung Bộ năm nay thấy Tết bỗng trở nên thật xa vời.
Chỉ trong ngày hôm nay đã có hai cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra. Một là của các tiểu thương chợ Lộc Hà trước UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi bồi thường cho hải sản tồn kho mà họ đã được hứa hẹn từ hồi tháng 5; hai là của ngư dân Quảng Trạch, Quảng Bình với phong cách quen thuộc là quăng ngư lưới cụ ra đường để khóa Quốc lộ 1A.
Vậy là chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2017, cộng với hai lần trước ở Kỳ Trinh và Đèo Con, đã có 4 cuộc biểu tình diễn ra ở các tỉnh này, dự báo một năm đầy bất ổn cả trên mặt báo lẫn trong lòng người, vẫn với từ khóa Formosa.
Trong một diễn biến liên quan, một số thanh niên Công giáo địa phương như Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai năng nổ với các công việc truyền thông, hỗ trợ ngư dân kiện tụng, từ thiện liên quan tới vụ Formosa hiện đang bị tạm giữ và đứng trước nguy cơ khởi tố. Chính quyền bằng một cách không thể rõ ràng hơn đã đưa ra thông điệp chọn đối đầu thay vì đối thoại với dân chúng.

Cùng lúc đó, công tác bồi thường dù được Chính phủ hứa hẹn sẽ xong trước Tết dương lịch; nhưng nay chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết âm lịch mà mọi chuyện vẫn còn rất ngổn ngang. Người dân khiếu nại, tố cáo hành vi mờ ám, gian dối, thiếu sót của cán bộ cấp cơ sở ở hàng loạt các xã, cho thấy chính quyền hiện đang bất lực ngay trong một việc đơn giản nhất là đảm bảo cấp dưới chi đúng, chi đủ cho dân.
Tệ hại nhất là việc khắc phục môi trường biển. Dù liên tục tuyên bố số tiền 500 triệu USD bao gồm cả chi phí làm sạch biển; song cho tới nay chưa hề thấy chính quyền chi một đồng nào cho công việc này mà cứ tự huyễn hoặc nhau theo giọng tuyên giáo là biển miền Trung có khả năng tự làm sạch, và đã tự làm sạch.
Dân không được bồi thường thỏa đáng; biển lại chưa được làm sạch khiến nguồn lợi hải sản gần bờ suy giảm trầm trọng và người tiêu dùng mất niềm tin vào chất lượng hải sản địa phương, thì dân địa phương còn quay quắt với nỗi lo sinh kế. Bất ổn xã hội cứ thế mà sinh sôi như một lẽ tự nhiên vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét