Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Mơ ước cuối đời

Mơ ước cuối đời của một bác công an

Posted by adminbasam on 01/01/2017
1-1-2017
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trong chuyến đi Châu Âu lần này, tôi có dịp đi cùng một bác thượng tá công an vừa về hưu, bác ấy đi du lịch kết hợp với việc thăm cô con gái đang làm việc bên này.
Tại là công an nên sau khi nghỉ hưu bác mới được xuất cảnh, tôi và bác cũng trao đổi với nhau nhiều về cuộc sống giữa Việt Nam và ở đây. Trong đêm cuối năm, tôi hỏi bác ước mơ điều gì cho năm mới? Ồ ước mơ ấy hả, bác mơ cô con gái được nhập tịch ở Ba Lan, mơ đưa cô út qua luôn ở đây và cuối cùng là hai bác cùng sang với chúng.
Sao bác một đời làm công an, một đời bảo vệ chế độ mà không cho con cái theo nghiệp của mình, rồi sao bác không sống ở Việt Nam, đất nước mà những người như bác đang kiên định dẫn dắt nó theo con đường mà không ai biết bao giờ sẽ đến đích?

Tại con cái bác cần một môi trường tốt hơn bác đã và đang sống; chúng cần được ăn một bữa ăn sạch không hoá chất, một bác sỹ hay một cô giáo tốt; chúng cần được bình đẳng về cơ hội tiến thân, cần một nơi mà thứ người ta cần là năng lực thực sự chứ không phải chúng là con ông này, bà kia.
Việt Nam cho chúng dòng máu, ngôn ngữ Việt nhưng không cho chúng quyền được làm một con người đúng nghĩa. Chúng không có một xã hội lành mạnh, không có một sự níu kéo để phải trở về ngay chính từ cái lúc chúng bước chân đi.
Việt Nam giờ không những ô nhiễm về môi trường sống mà còn ô nhiễm về lòng tự trọng, ô nhiễm về đạo đức lối sống và đặc biệt là ô nhiễm về cả cái quyền cơ bản nhất, quyền được làm người.
Tôi dừng câu chuyện vì không biết phải nói gì hơn. Những người như bác ấy đều biết con đường này là sai, là phi thực tế nhưng ai cũng đợi đến khi về hưu thì mới nói ra. Bác ấy mong muốn con cái được vậy thì chẳng lẽ người dân Việt Nam họ lại không mong muốn thế?
Tôi nghĩ, đất nước mình giờ thành như vậy lỗi phần lớn là bởi những người như bác. Những người này, họ sẵn sàng phục vụ cho cái sai, nhắm mắt làm ngơ trước mọi bất công chỉ để nhận về mình và gia đình sự ấm êm, còn xã hội có sao thì mặc kệ.
Từ bao giờ, đất nước này trở thành nơi xâu xé, ăn chia của những con người đang ngày đêm bày mưu tính kế để được tranh phần hơn thay vì là cùng nhau góp sức xây dựng nó? Câu hỏi này cứ quanh quẩn trong đầu tôi từ hôm qua đến giờ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét