CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM VÀ CÂU CHUYỆN BẤM NÚT CỦA GS. THUYẾT
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu Quốc hội.
Nguyễn Anh Tuấn
CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM VÀ CÂU CHUYỆN BẤM NÚT
CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM VÀ CÂU CHUYỆN BẤM NÚT
CỦA ĐBQH NGUYỄN MINH THUYẾT
Năm 1898, triều đình phong kiến Mãn Thanh sau hàng loạt các thất bại quân sự với Anh Quốc, đã nhục nhã ký kết cho thuê “Đặc khu” Hong Kong tới 99 năm.
Sự việc này được chế độ cộng sản Trung Quốc ngày nay coi là mối nhục to lớn của đất nước, “do bọn Phong kiến Mãn Thanh gây ra”. Họ đã nỗ lực bằng rất nhiều các biện pháp kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả việc gây sức ép bằng đe doạ chiến tranh, rồi cuối cùng mới đòi lại được Hong Kong sau đúng 99 năm thuộc về Anh Quốc (1997).
Nay song song với các hành động khẳng định toàn bộ biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc như:
- Bồi đắp mở rộng, xây dựng căn cứ, nhà cửa trên các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Năm 1898, triều đình phong kiến Mãn Thanh sau hàng loạt các thất bại quân sự với Anh Quốc, đã nhục nhã ký kết cho thuê “Đặc khu” Hong Kong tới 99 năm.
Sự việc này được chế độ cộng sản Trung Quốc ngày nay coi là mối nhục to lớn của đất nước, “do bọn Phong kiến Mãn Thanh gây ra”. Họ đã nỗ lực bằng rất nhiều các biện pháp kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả việc gây sức ép bằng đe doạ chiến tranh, rồi cuối cùng mới đòi lại được Hong Kong sau đúng 99 năm thuộc về Anh Quốc (1997).
Nay song song với các hành động khẳng định toàn bộ biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc như:
- Bồi đắp mở rộng, xây dựng căn cứ, nhà cửa trên các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trang bị vũ khí hạng nặng (tên lửa tầm xa, máy bay ném bom) để khống chế toàn bộ biển Đông.
- Nâng cấp tuyên bố lãnh thổ từ chỗ là các đường nét đứt trên biển Đông, thành đường nét liền, khẳng định vùng biển trong đường “lưỡi bò” liền nét này là lãnh thổ Trung Quốc.
Thì, Trung Quốc còn đang đứng trước cơ hội có thêm sự củng cố cho vùng lãnh thổ trên biển Đông này bằng cách, thiết lập 3 tiền đồn lớn, rải đều trên “đường biên giới mới” với Việt Nam, với sự tiếp tay của chính người Việt.
Trung Quốc bằng cách nào đó, đã khiến cho đảng nhà nước Việt Nam nhanh nhảu đưa 3 đảo lớn ở 3 vị trí Bắc - Trung - Nam, tiếp giáp với “đường biên giới mới” là “đường lưỡi bò liền nét” do trung quốc vừa xác lập, thành 3 “Đặc khu” có điều kiện cho “nhà đầu tư” thuê đất tới 99 năm.
Ngay sau khi 486 Đại biểu quốc hội bấm nút thông qua “chính sách” này của đảng nhà nước Việt Nam, đội lốt các “nhà đầu tư”, người Trung Quốc sẽ tràn ngập 3 “đặc khu” này, rồi lưu trú, sinh con đẻ cái, thiết lập bang hội, chi bộ đảng cộng sản TQ ... liên tục trong tận ... 99 năm, mà không có một điều luật nào khác của Việt Nam có thể ngăn cản nổi.
Rồi khi xảy ra tranh chấp, tàu chiến TQ sẽ đàng hoàng áp sát 3 đặc khu “để bảo vệ cho công dân TQ”...
Việc này không chỉ củng cố thêm cho tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc trên toàn biển Đông, mà còn như giúp Trung Quốc lập ra 3 “siêu tiền đồn” trên đất Việt Nam, để “canh gác”, án ngữ, cho vùng lãnh thổ mới - là vùng biển Đông trong “đường lưỡi bò liền nét”.
Chưa nói, như bài học vừa diễn ra vừa năm ngoái: Người Nga chiếm số đông ở bán đảo Crime, của Ukraina, đã “bỏ phiếu” đòi nước Nga sát nhập lãnh thổ này vào nước Nga, và rồi Ukraina đã mất bán đảo quý giá này, đầy đau đớn. Tương lai nào chờ đón 3 “Đặc khu” của Việt Nam, trong dã tâm không cần che dấu của người Trung Quốc?
Đứng trước quyết định lịch sử này, 486 đại biểu quốc hội Việt Nam đang bị đảng nhà nước dí vào tay nút bấm bán nước, cùng áp lực phải bấm vì quyền lợi đảng ban.
Để giúp cho 486 vị đang ngồi họp Quốc Hội quyết định, xin kể một câu chuyện mà các vị ấy có thể tham khảo:
Cách đây đúng 10 năm, cũng ở kỳ họp quốc hội tương tự, các đại biểu đã bị ép phải bấm nút thông qua việc sát nhập Hà Tây về Hà Nội.
Trong nhiều lần nói chuyện trực tiếp, cựu đại biểu Quốc Hội - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết kể đi kể lại, với một niềm tự hào không che dấu, về việc bấm nút của mình hồi năm 2008:
- “Lần bấm nút đầu tiên, chú bấm phản đối. Tỉ lệ của cả Quốc hội là 50-50.
- Trung Ương đảng ra chỉ đạo, đề nghị các ĐBQH thực hiện nghị quyết của đảng.
- Trước lần bấm nút lại, chú suy nghĩ rất nhiều. Chú thấy mình cùng lúc giữ 2 vai trò: Đại biểu Quốc Hội và đảng viên đảng cộng sản.
- Là đảng viên, chú phải tuân thủ nghị quyết của đảng.
- Là Đại biểu Quốc hội, chú phải đại diện cho Dân, cho Nước.
- Rồi ở lần bấm nút thứ hai đấy, chú quyết định, mình không thể cùng lúc thể hiện cả hai vai trò cho quyết định này được. Chú thấy rằng lúc này, tại đây, mình phải là một Đại biểu Quốc Hội. Chú bấm nút phản đối.
- Cho dù cuối cùng, với đa số phiếu, Hà Tây vẫn cứ bị xoá sổ, sát nhập vào Hà Nội, nhưng chú tự hào về quyết định của mình.”
...
Để kết bài, xin hỏi: Sau lần bấm nút lịch sử này: Bao nhiêu đại biểu? Là những ai? Sẽ dám công khai rằng:
“TÔI ĐÃ CHỌN BẤM NÚT KHÔNG BÁN NƯỚC!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét