Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Từ công trường Trái Hút
Đến xí nghiệp đá Lâm Giang



             Mọi công việc của ngành đường sắt(trừ những việc hành chính, cán bộ lãnh đạo). Ngoài ra đều được coi là việc nặng nhọc, nhất là làm đá không những nặng nhọc còn bụi bặm, độc hại, hay xẩy tai nạn lao động. Cái tên mỏ đá Lâm Giang tồn tại và phát triển đến ngày nay nâng cấp thành"Xí nghiệp đá Lâm Giang" không phải là việc trước giờ luôn thuận chèo mát mái. Trải nhiều biến cải theo thời gian, cơ chế tổ chức, hoàn cảnh kinh tế xã hội, diễn biến tư tưởng của con người, đời sống tinh thần vật chất ở những nơi rừng rậm núi cao, việc đi lai vô cùng khó khăn, chỉ một tuyến đường sắt độc đạo duy nhất, suốt 24/24 giờ mới có một chuyến tàu chậm đỗ được một phút, mọi việc đi lại mua bán, gạo nước, rau cỏ phục vụ thiết yếu cho cuộc sồng hàng ngày đều nhất nhất trông chờ vào một phút đỗ của chuyến tàu đó. Có lúc tưởng chừng như sắp phải giải thể. Thế mà Lâm Giang không những tồn tại đến bay giờ, lại càng phát triển rực rỡ mới đáng nể phục.
           Cũng cần ôn lại đôi dòng quá khứ mới thấy hết cái hay, cái vĩ đại bây giờ. Trước những năm 1960 chủ trương khôi phục tuyến đường săt Yên Bái - Lào Cai cần nhiều đá cho nền đường sắt, xây cầu cống mới có việc gấp rút hình thành công trường đá Trái Hút tại km 200+200, nơi đây có một núi đá nhỏ lộ thiên, trước năm 1945 người Nhật đã khai thác lấy đá ở núi này làm sân bay Trái Hút, số đá còn lại không được bao nhiêu, thế mà công trường đá Trái Hút lúc ấy có hàng trăm nam, nữ thanh niên xung phong tự nguyện đến làm việc, đa phần anh chị em ở các thành phố, tỉnh miền xuôi sau hòa bình chưa có công ăn việc làm, theo tiếng gọi của đảng, nhà nước lên đây để xây dựng xã hội chủ nghĩa, ban đầu còn lạ môi trường, lạ bạn bè công việc nên họ hăng hái say xưa làm việc, lâu dần họ giao động tư tưởng vì toàn làm thủ công quá vất vả, thanh niên thường phải quai búa tạ phá đá hộc, chị em nữ đập đá bốn, sáu, mùa hè mồ hôi nhễ nhại quyện với bụi đá ly ti, thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống khó khăn, nhiều người mắc bệnh nghề nghiệp, lác đác đã có người tự động bỏ việc, hoặc tệ hơn là trốn đi khỏi công trường, số lao đông ngày một vơi, phần vì núi đá ở đây cạn kiệt, nhu cầu dùng đá của ngành đường săt ngày càng nhiều gấp bội, phải tìm kiếm chỗ khác. Vậy công trường đá chỉ tồn tại đến năm 1965. Phải chuyển lên km 215, cách địa điểm cũ 15km, và từ đấy mang tên mỏ đá Lâm Giang. Tới địa điểm mới việc làm, đời sống ổn định có nhiều người lập gia đình với nhau, an cư lạc nghiệp thế hệ thứ hai ra đời. Ngoài công việc chính hàng ngày các gia đình tranh thủ ngày nghỉ chủ nhật hoặc phép tắc lên rừng phát rẫy làm nương, trồng khoai sắn, xuống khe khai phá những mảnh ruộng nho nhỏ trồng lúa nước tăng thu nhập cho gia đình, phần lương thực dư thừa đưa vào chăn nuôi gia súc, gia cầm cải thiện cuộc sống, phần đông các gia đình ở đây đều có nhà riêng, lợn một vài con, gà hàng đàn lớn dàn nhỏ, chí ít cũng nhà gỗ xoan 5 hàng chân, lịa gỗ ván kín xung quanh, cá biệt có người đã xây được nhà gạch, bê tông mái bằng, con cháu đều được đến trường học, cuộc sống các gia đình công nhân mỏ khá đầm ấm. Nhưng rồi cài gì cũng có giá trị một thời của nó, mỏ đá Lâm Giang tồn tại khai thác vài chục năm sắp đến ngày cạn kiệt, nếu cứ tiếp tục làm nữa giá thành đá rất cao, thị trường không chấp nhận. Vì phải đào thải khối lượng đất bỏ đi lớn mới lấy được đá, như thế lương công nhân thấp ảnh hưởng trực tiếp đời sống hàng ngày của mọi người. Trước tình hình khó khăn đó ban giám đốc xí nghiệp đưa ra nhiều phương án giải quyết: Điều tra, thăm dò lập quy hoạch xin giấy phép của sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái. Khi có giấy pháp khai thác, mọi việc chuẩn bị đã chín muồi, xí nghiệp quyết định dời địa điểm khai thác đá lần thứ 3 xuống km 213 cách nơi cũ 2km. Tại đây chúng tôi có dịp may, vài giờ tiếp xúc với anh Nguyễn Đình Khính phó giám đốc xí nghiệp khai thác đá Lâm Giang, người trực tiếp phụ trách sản xuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoa kế toán người nắm hầu bao xí nghiệp. Trước lúc nhận việc này anh đã có nhiều năm làm cung trưởng đường Trái Hút, là cán bộ được cử đi học đại học giao thông khoa công trình. Năm nay 46 tuổi, dáng nhỏ nhắn, rắn chắc, da ngăn ngăn, tư chất thông minh tháo vát, năng động. Anh là người của thực tế công việc nhiều hơn là lý luận, miệng nói tay làm, sát người, sát việc lăm lôn ở hiện trường sản xuất nhiều hơn là ngồi văn phòng, theo chỗ chúng tôi biết với cương vị của mình anh có quyền sai bảo, hoặc ra lệnh cho người này người khác làm thay, nhưng anh không làm như thế, dễ sinh thói quan liêu, và rồi người khác cũng bắt chiếc vô tình nhân rộng cho thói quan liêu có đất sống, vậy càng hỏng bét công việc, đó càng là tư cách, phẩm chất cao quý cần thiết cho một cán bộ, mà thời nay nhiều người rất thiếu. Kèm xe máy đưa chúng tôi đi gần 2km đường rừng vượt đèo cao dốc thẳm, tốc thẳng tới hiện trường để mắt nhìn tai nghe, người thực việc thực chứ chẳng mơ hồ tưởng tượng. Sau quan sát hiện trường một hồi. Chúng tôi cùng ngồi tạm chòi bảo vệ chuyện trò trao đổi mới thấy phần nào thuận lợi, khó khăn của công việc khai thác đá.
    Toàn xí nghiệp có 65 cán bộ công nhân, chỉ sáu người làm gián tiếp, môt phó giám đốc, một kế toán, một lao động tiền lương, một tổ chức nhân sự, hai chạy vật tư. Tuy gọi gián tiếp nhưng phần lớn thời gian các anh chị gắn với thực tế sản xuất, để thấy hiện trường thiếu cái gì, cần cái gì là tìm cách giải quyết đáp ứng kịp thời. Xí nghiệp đầu tư máy móc thiết bị phục vụ khai thác khá hiện đại hoàn chỉnh, không còn cảnh
làm thủ công đập đá bằng búa tạ, búa tay. Các công đoạn sản xuất đều làm bằng máy,
bóc đất dùng máy gạt, máy ủi, đánh mìn dùng máy nén khí khoan lỗ, bốc đất, đá có máy xúc, vân chuyển dùng ô tô, đập đá dăm có máy nghiền sàng, làm tà vẹt bê tông, chế gạch viên bằng mạt đá toàn dùng máy rung, máy đầm, cả khâu bốc đá, tà vẹt bê tông lên toa xe lửa cũng dùng máy. Nói chung là sản xuất ở đây cơ giới hóa tới 90%. Khi chuyển công trường khai thác về đây, đã nhiều cố gắng nỗ lực mới mở mặt bằng sản xuất được 2,5 ha, trải qua trên 10 năm xây dựng, sản xuất và phát triển, hiện tại xí nghiệp đã có mặt bằng công trường rộng tới 5,4 ha, giấy phép khai thác đá do sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái cấp giá trị 30 năm, có riêng trạm biến thế điện lưới quốc gia 32 kva. Sản phẩm làm ra như số liệu năm 2010: Đá dăm 35.000m3, đá hộc 5.000m3, tà vẹt bê tông dự ứng lực khổ đường 1.000mm trên 5.000 thanh, gạch bê tông 100.000 viên (sản phẩm này tận dụng đá mạt trộn xi măng). Tổng giá trị kinh tế
thu về hàng năm sấp xỉ 8 tỷ đồng, như vậy nếu tính không chi tiết mỗi tháng xí nghiệp đá Lâm Giang thực thu vốn lãi trên 6 trăm triệu đồng, trừ chi lương tháng của 65 cán bộ công nhân hết 1/3, khấu hao tài sản, thiết bị, mua sắm vật tư, vật liệu đầu tư tái sản xuất hết 1/3, nộp lãi ròng cho ngành 1/3 khoảng trên 200.000 triệu đồng/tháng. Kể ra số tiền lãi không lớn, nhưng một xí nghiệp nhỏ con, tận miền núi xa xôi hẻo lánh, độc lập tác chiến với 65 cá thể hợp thành biết bảo nhau làm ăn tồn tại giữa cái xã hội đầy rẫy nhiễu nhương này là đáng quý lắm chứ. Thiết nghĩ rất nhiều xí nghiệp, tập đoàn kinh tế to đùng ngã ngửa gấp nhiều nghìn lần xí nghiệp đá Lâm Giang, ví như tập đoàn VinaSim chẳng hạn… nếu họ không vì lợi ích nhóm mà làm được như xí nghiệp đá Lâm Giang, chứ không dám nói là hơn thì nhân dân vui mừng nở mày nở mặt biết bao, 85 triệu dân Việt Nam mỗi người không phải gánh một triệu tiền nợ do họ gây ra.
             Rời công trường sản xuất chúng tôi cùng về chỉ huy sở, nói là chỉ huy sở cho sang chứ thực ra chỉ là những dẫy nhà cấp 4 mái ngói tường trát vôi vữa, nơi làm việc của ban giám đốc, và khu tập thể công nhân. Nét đặc trưng đáng nói nữa là ở đây (XNĐLG) chúng tôi chưa thấy có hiện tượng gì tiêu cực trong sản xuất, sinh hoạt đời sống hàng ngày. Nếp sống lành mạnh, có văn hóa, khiêm nhường biết tôn trọng nhau, nhà cửa tập thể ngăn nắp, gọn gàng sạch đẹp, khu ở tập thể có sân bóng chuyền, cây cao bóng cả về mùa hè rất mát, ao thả cá, vườn rau tập thể, có điện sinh hoạt thắp sáng đầy đủ, nước giềng khoan trong vắt tràn trề, bình nước nóng cho công nhân đi làm ca về tẳm rửa, mọi công nhân đi đến địa điểm làm việc hàng ngày đều bằng xe máy riêng, cuộc sống nơi đây thật sự đầm ấm từ gia đình cho tới cá nhân mọi người đều yên tâm công tác, trong không khí vui tươi đoàn kết chan hòa, những người từ nơi xa đến như chúng tôi cũng khấp khởi vui lây. Giữa núi rừng nơi hẻo lánh biệt lập, xa chốn đô hội, xây dựng được một tập thể gắn bó, thương yêu đùm bọc, biết bảo nhau hoàn thành mọi công việc. Tự nâng cao, cải thiện đời sống hàng ngày là phẩm chất quý giá nhất của mọi người. Rất xứng đáng nêu tấm gương điển hình cho nhiều nơi học tập.

                                                            Nguyễn Đào Trường
            



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét