Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

BUỒN VUI NĂM RỒNG

Hà Sĩ Phu
(Câu đối và Thơ khai bút)
Nếu không thể gượng làm vui được nữa
Thì nỗi buồn chia nửa cũng vui vui…
HSP
clip_image004
VUI XUÂN MT TÝ
TRỜI NHỎ NHƯ QUẢ BÍ!
Tôi viết “Mừng Xuân, mừng Đất nước
Trời hỏi: - Sao để Xuân lên trước?
Tâu rằng: Mùa Xuân là Đất Trời
Có Trời mới có người!
Trời bảo: - Biết Lễ, thế là… được!
Gật gù, Trời lại khen:
Tiểu-tử như chú em
Hiểu như vậy là quý!
Chứ mấy cậu “đồng chí
Đặt Đảng trên cả Trời!
Nhưng trách chi sự đời
Bất Học, Bất Tri Lý!
Đối diện với anh “Chí ” (tức Phèo)
Trời nhỏ như… quả bí!
HSP
clip_image002
(Những ngày đón Tết Con Rồng)
 

Tết Nhâm Thìn, lạm bàn về một người viết câu đối thời @...

Đặng Văn Sinh
Mỗi dịp xuân về, nhìn câu đối la liệt trên các số báo tết ta không thể không nhớ đến Hà Sĩ Phu, vốn là nhà khoa học, đang "ẩn cư" tại thành phố Cao Nguyên nhưng lại rất có sở trường với loại hình văn học độc đáo này tuy câu đối của ông được in báo không nhiều.
Thói quen viết câu đối là một nét đẹp văn hóa. Ngày xưa, viết câu đối hay là cả một sự khổ công tìm tòi của các nhà nho hay chữ. Nó chẳng những khái quát được diện mạo thời đại mà còn biểu hiện triết lý nhân sinh. Nhìn vào câu đối tết, người ta biết thời cuộc thịnh hay suy, văn hóa lụi tàn hay "đậm đà bản sắc". Nhưng nay thì khác rồi. Hằng năm, cứ đến tầm tháng mưới âm lịch là các "chuyên gia" lao vào cuộc chạy sô sản xuất theo dây chuyền công nghiệp để kịp thời "rải" lên sáu bảy trăm tờ báo tết hàng loạt cái gọi là câu đối nhằm cung cấp món ăn tinh thần cho đồng bào đón xuân thêm phần vui vẻ mà tạm thời quên đi cơn lạm phát phi mã (hai con số) đang nhòm ngó vào bữa ăn đạm bạc của người nghèo. Đó thật sự là những câu đối... nhạt hơn nước ốc bởi tất cả đều được "chế tạo" gần như cùng một khuôn đúc, từ ngữ mòn sáo, ý tứ thô thiển, tụng ca sống sượng bất chấp liêm sỉ của kẻ cầm bút. Đó là chưa kể đến khá nhiều câu đối sai niêm luật, kết cấu xộc xệch chứng tỏ người viết chỉ ở tầm "văn hóa lùn", thậm chí chưa "sạch nước cản", nhưng do các mối quan hệ xã hội nào đó, thông qua những cuộc trao đổi "có đi có lại", ngang nhiên xuất hiện trên mặt báo như là một sự thách đố thiên hạ.

Dân tộc, đất nước hay chế độ?

Trần Minh Thảo
1/ Quy luật lịch sử… tất yếu?
Cách nói “quy luật tất yếu”, “sứ mệnh lịch sử”… thường gây tranh cãi về mặt học thuật không có hồi kết. Nhưng sau hội nghị TƯ 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất là sau biến cố Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì cách nói ấy theo thiển ý lại hợp thời. Vụ việc gây chấn động dư luận, nhân tâm ở Tiên Lãng, Hải Phòng – tạm gọi là biến cố Đoàn Văn Vươn – không gây ngạc nhiên vì đã được cảnh báo từ rất lâu, từ khi cuộc “khởi nghĩa nông dân” do các đảng cộng sản lãnh đạo giành được thắng lợi: loại nhà nước nông dân sẽ phải đối diện với các cuộc khởi nghĩa nông dân dù thế lực cai trị có tàn bạo đến mức nào đi nữa. Biến cố ấy là qui luật tất yếu của mọi chế độ đẩy người nông dân, người dân nói chung đến chỗ “không có miếng đất cắm dùi” nhân danh công hữu, là biến cố hợp với quy luật phát triển của lịch sử, của xã hội loài người có áp bức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét