Tôi không đồng ý với PGS Chu Hảo ở một số luận điểm, quan điểm. Tôi xin không nhắc lại từng chi tiết các luận điểm, quan điểm này của PGS Chu Hảo để chỉ ra sự không đồng ý cụ thể ở chỗ nào, tại sao, mà chỉ nói một cách “tổng thể”, bao trùm lên toàn bộ cái tinh thần được toát ra mà nó thể hiện quan điểm, tâm tư của ông Hảo, để cho thấy rằng ai đó đừng có hão huyền, ấu trĩ nữa.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, những gì đã và đang xảy ra (và chắc chắn sẽ vẫn còn xảy ra), đã chứng tỏ một điều rằng bản chất cái thể chế này vẫn không hề thay đổi, không hề …. Những thay đổi, điều chỉnh, sửa chữa, mà được gọi bằng cái tên rất mỹ miều - đổi mới, đã và đang hoặc sẽ diễn ra chỉ khi nó bị dồn đến chân tường, không còn có đường chạy nào khác mà thôi (như nhà báo Huy Đức đã từng nhận định rất đúng), chỉ nhằm để cố hết sức bám lấy và duy trì bằng được cái sự thống trị của mình. Thực chất những thay đổi đó vẫn chỉ là sửa sang, cơi nới, chắp vá,… Nếu vẫn còn xoay xở được, còn "độ", còn “tút” lại được, chắc chắn người ta vẫn rất "kiên trung", không hề sờn lòng, không hề động lòng một chút nào trước nhân tình thế thái (do chính họ trực tiếp tạo nên.
Một trong những chiêu “độ” đang được sử dụng là dựng lên một chủ thuyết, một hình bóng, một hình tượng nào đó, rồi đẩy lên ngang với thần thánh, với trời đất, để bắt người khác phải nghe, thuần phục theo, còn mình và các đồng chí của mình thì chỉ làm … “ngư ông đỏ” thôi. Những thay đổi căn bản nhất, cốt lõi nhất vẫn chưa được tính đến, động đến, vẫn chưa xảy ra, cho dù người ta vẫn thi nhau kêu gào phải chỉnh, phải sửa, phải thay đổi tư duy, phải thế nọ thế kia một cách quyết liệt, triệt để. Thực chất vẫn chỉ là hô khẩu hiệu, hoặc có làm thì cũng chỉ hình thức để che mắt thiên hạ. Nhưng, như ai đó vừa mới nói, càng chỈnh càng đỐn. Phải hiểu thế nào là "đổi mới triệt để", như nhiều người nói và kỳ vọng? Liệu chỉ cần là không cơi nới, chắp vá, sơn sửa, hay tút lại là đủ? Có lẽ thực sự phải làm thế nào thì nhiều người biết rồi. Dân ta vốn khá dễ dãi, hiền lành; chỉ cần "nới" ra một chút cái gì đấy, như người ta quẳng ra một mẩu bánh hay một khúc xương cho con chó, là đã có thể dụ yên được rồi, lại còn vui vẻ hồ hởi tung hô ơn nọ ơn kia, nhờ có cái nọ cái kia.
Hãy nhớ lại lời của một nhân vật trùm CS ở một nước châu Á không hề là “nước lạ” với bất kỳ ai, và cũng là một trong những tay trùm CS khét tiếng trên TG, nói về trí thức (không biết có cần phải nhắc lại ở đây không, vì hẳn nhiều người sống ở thời trước những 1970 của thế kỷ trước - chắc chắn nhiều người vẫn còn sống - vẫn biết?). Vì cùng theo một hệ tư tưởng, lại bị ảnh hưởng, bị điều khiển bởi cái đảng to lớn “vĩ đại” kia ở sát ngay bên cạnh, thì chắc chắn cái đảng nhỏ bé nhưng tự cho mình là “bách chiến bách thắng” cũng có cùng quan điểm như vậy, chỉ có điều họ không nói trắng ra mà thôi, và còn dùng nhiều cách chiêu dụ để chứng tỏ là rất coi trọng trí thức. Như thế, trong thâm tâm người ta, đã từ lâu, trí thức cũng chỉ được coi như là một thứ chất thải của con người cả thôi. Và thực tế qua hàng nhiều chục năm, nếu không muốn nói có đến ngót cả trăm năm qua, đặc biệt những sự kiện vừa xảy ra gần đây thôi với giới trí thức, đã chứng minh cách hành xử với giới trí thức theo đúng tinh thần của cái vị "lãnh tụ vĩ đại" kia đã nói. Họ có thèm quan tâm, thèm trả lời trí thức đâu. Một khi họ đã coi trí thức chỉ như một thứ chất thải thì, đừng có … ngửa tay đi ăn xin cái kẻ đối lập truyền kiếp của mình, coi mình chỉ như một thức cặn bã. Giới trí thức thực thụ không bao giờ chịu ngửa tay ra xin giới chính trị cầm quyền để được là “cận thần” như vậy, trừ một số trí thức về sau được gán biệt danh “trí thức cận thần” (như có người đã từng gọi). Đã từ rất lâu, họ đã tạo ra được cái tính cách là sỹ phu Bắc hà rồi. Mà không chỉ ở Bắc hà, trí thức thực thụ ở bất kỳ đâu cũng vậy. Còn kêu gọi sự quan tâm, sự động lòng trắc ẩn ư? Họ sợ giới trí thức lắm. Chắc ai cũng hiểu nỗi sợ có tính “truyền kiếp” này. Trong bài viết của nv Phạm Viết Đào đã đề cập đến chuyện của Nguyễn Trãi, và nhiều gương tày liếp lắm ở cái thời sau kháng chiến chống Pháp, mà nv Phạm Viết Đào mới chỉ đề cập đến có mỗi cố GS Trần Văn Giàu thôi.
Đọc bài trao đổi của PGS Chu Hảo với BBC và bài viết của nv Phạm Viết Đào về trí thức và chế độ, tôi lại nhớ đến bài của GS Vũ Cao Đàm cách đây mấy năm (2008). Đã từng có cả một chương trình trên VTV1 đề cập đến vấn đề này ngày 26/10/2008: Tự do tư tưởng trong khoa học xã hội và mối quan hệ giữa nhà khoa học và nhà chính trị. Trong bài viết của GS Vũ Cao Đàm có nhắc đến một chương thú vị: "Khoa học và biến đổi xã hội" trong cuốn sách nổi tiếng “Chức năng xã hội của khoa học” của nhà vật lý chất rắn người Anh, John Bernal (cùng chuyên môn với PGS Chu Hảo), xuất bản ở Vương Quốc Anh từ năm 1939, trong đó nhà vật lý này dành hẳn một phần để nói về "Khoa học và chính trị". Trong đó Bernal đã nhận định rằng “Nhà khoa học mong muốn sử dụng các thành tựu của mình để làm biến đổi xã hội, trong khi nhà chính trị cũng mong muốn sử dụng đường lối chính trị của mình để cải biến xã hội. Trong trường hợp này, nhà khoa học đã đặt mình vào thế cạnh tranh với nhà chính trị. Điều đó cũng là lý do giải thích vì sao không ít nhà chính trị đã thẳng tay đàn áp các nhà khoa học”. Như thế có thể thấy rằng dường như đây là một cặp đôi mâu thuẫn luôn cùng tồn tại song hành, mang tính nội tại, bản chất. Cộng thêm vào đó, khi nền chính trị lại được độc chiếm, độc quyền bởi một nhóm, một tầng lớp, một thế lực XH nào đó, nó nắm hoàn toàn, toàn diện, mọi mặt của XH, nghĩa là đặt cả một quốc gia, một dân tộc dưới sự lãnh đạo của nó, triệt tiêu bất kỳ một yếu tố, cơ chế nào nhằm kìm chế, kiểm soát nó, thì đừng có mong gì có sự nhìn nhận lại giới trí thức đâu. Giới trí thức chỉ được sử dụng vào cho mục đích, quyền lợi của nhóm đảng, thế lực đó mà thôi. Vì thế họ sẽ sẵn sàng loại bỏ cái họ không cần, mà tự mình xây dựng một thế hệ các trí thức được gán đủ thứ tính từ kèm theo, như đội ngũ trí thức cách mạng, trí thức nhân dân, trí thức mới. Và xin chia sẻ với những điều được trình bày, được phân tích, phân loại về trí thức của nv Phạm Viết Đào. Thực chất đấy chỉ là tầng lớp trí thức cận thần hay trí giả mà thôi. Nhưng có điều này tôi không “đồng thuận” với nhà văn, rằng mấy cái tay con ông cháu cha gì đó thuộc vào giới trí thức, để từ đó phân loại họ là “trí giả”, mà tôi chỉ coi họ được cho ăn học là chỉ để … ra làm quan to và rất to. Có đi học, có bằng đại học, thậm chí có bằng ThS hay TS, không có nghĩa là trí thức. Và do đó tôi cũng hiểu họ đâu có khoác áo trí thức, họ đang chính là họ: chỉ làm quan cận thần hay đại thần thôi. Đến đây lại nhớ đến một bài vừa rồi của nhà văn Vương Trí Nhàn (“Rất nên quan tâm tới ... lưu manh”), có nói rằng giới trí thức sợ nhất loại người nào [mở ngoặc thêm: nhưng phải là giới (tạm gọi là) trí thức thực thụ, chứ lọai lưu manh trí thức hay trí thức cận thần thì...miễn (vì theo GS. Vũ Cao Đàm, đấy là loại: “…khi gẶp giỚi khoa hỌc thì nói chính trỊ, khi đi vỚi giỚi chính trỊ thì nói khoa hỌc…, và đó thực sự là những quái thai của một nền khoa học và chính trị bệnh hoạn”)], còn giới lưu manh cũng sợ nhất loại người nào. Vì thế tôi cũng rất chia sẻ với nv Phạm Viết Đào rằng “hàm lượng trí thức” trong giới quan trường là cực thấp. Vì thế mới có rất nhiều những chuyện bi hài trong XH ta như thấy vừa qua. Ngay trong giới học thuật ngày nay cũng đầy rẫy những loại lưu manh trí thức như vậy.
Vì thế không mong đợi được gì đâu ở cái thực thể đã cũ nát, nhưng vẫn đang cố vùng vẫy để tồn tại, để kìm hãm sự phát triển, thậm chí còn đòi đi ngược trở lại với dòng thời đại, mà hãy nghĩ đến những thực thể mới, tiến bộ, phù hợp hơn với thời đại, đáp ứng được với mong mỏi của đông đảo mọi người.
Lkk
<lykykhoi@yahoo.com.vn>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét