Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Thư ngỏ của công dân Lê Hiền Đức gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Thư ngỏ của công dân Lê Hiền Đức gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,
Cuối năm, các cơ quan quân - dân - chính - đảng đều họp tổng kết, tôi cũng sơ kết hoạt động đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ dân lành của mình. Nội dung nhiều nhưng kết luận thì đa số việc tôi đã làm không đi tới thành tựu bởi bị rất nhiều "tảng đá", "núi đá" ngăn cản. Tuy nhiên tôi chỉ buồn chứ không nản, các "tảng đá", "núi đá" kia chỉ cản được đường tôi đi chứ không làm sút giảm lòng quyết tâm và chí căm thù của tôi.
Mới đây, sau khi ông tuyên bố: "Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp… Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ", nhiều phóng viên trong và ngoài nước đã gọi điện hoặc trực tiếp tới gặp để hỏi tôi đánh giá thế nào về tuyên bố trên. Câu trả lời của tôi là tán thành song tôi lưu ý họ nói là một chuyện, làm lại là một chuyện hoàn toàn khác. Sở dĩ tôi phải chua thêm như vậy vì đã thấy biết bao trường hợp người ta nói nhưng không làm, thậm chí nói một đằng, làm một nẻo.

Dân bị chính quyền lấy đất

 Nhân Khánh, Thông tín viên RFA
Ở một nước có đa số cư dân liên quan đến nông thôn thì vấn đề đất đai là quan trọng, ngoài giá trị là một tài sản, đất đai còn là môi trường lao động của người nông dân.clip_image001
Một khu đất nông nghiệp chuyển thành đất ở. Photo courtesy of nhadat.vn

Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa?

Bài 1: Đã mất bao nhiêu bờ xôi ruộng mật?
clip_image001
 
Cánh đồng lúa Lung Sen nổi tiếng ở Hậu Giang bị lấy làm khu công nghiệp. Ảnh: Bình Đại
 
Huy Phong - Cao Phong - Văn Phúc
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây lúa đã giúp cho nhiều nhà nông, doanh nghiệp làm giàu, phần gạo dư thừa còn để xuất khẩu. Còn ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, dù sản lượng lúa gạo làm ra chỉ đủ tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ nên nông dân cũng không thể thiếu ruộng. Nhưng cơn lốc đô thị hóa, xu hướng đầu tư ồ ạt làm khu công nghiệp, sân golf, thu hồi đất lúa tràn lan để làm dự án đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh mất ruộng, không việc làm. Chuyện giữ đất trồng lúa đang là một thách thức!
Xà xẻo đất lúa
Từ quốc lộ 80, qua sông Cái Sắn, chúng tôi đến Khu công nghiệp (KCN) Thạnh Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) trên con đường đất sình lầy. Sau hơn 4 năm công bố quy hoạch KCN 250 ha, đến nay vẫn chưa nên hình dáng, đang trong giai đoạn bồi thường giai đoạn 1 (120 ha). Hiện tại, đất KCN vẫn là cánh đồng lúa đông xuân đang xanh tốt.

Đòn thì lạ sự hèn hạ thì quen

Nguyễn Dương
clip_image001Xin mượn ý của một câu khá nổi tiếng của nhà báo Huy Đức (Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen) để làm cái tựa của bài viết này vì có lẽ không có cái tựa nào hay hơn nữa.
Việc nhà báo Hoàng Khương (HK) bị cơ quan công an Tp HCM khởi tố và bắt tạm giam vì tội “đưa hối lộ” đã làm rúng động dư luận trong và ngoài nước và dần dần cái tội của HK được công an lộ ra với hai “phạm trù” tội danh chính là: “Gài bẫy công an”, “Lợi dụng cương vị của mình nhằm ép Huỳnh Minh Đức thực hiện đến cùng hành vi vi phạm pháp luật”.
Trước hết phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên nhà báo HK viết bài điều tra theo kiểu “gài bẫy” như vậy. Các đồng nghiệp đã thống kê trong khoảng 3 năm trở lại đây, HK đã viết gần 40 bài điều tra với cách khai thác tư liệu theo kiểu này.

Cần một luật báo chí đầy đủ và cụ thể hơn

Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
clip_image001  
Nguyên PV Hoàng Khương (người cầm túi quần áo) đang bị dẫn dải về cơ quan điều tra vào trưa 2-1. Photo PL-XH Source VOV.VN
 
Sự việc nhà báo Hoàng Khương bị bắt về tội “đưa hối lộ”sau những bài viết chống tiêu cực đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Một số điểm pháp lý trong trường hợp này vẫn còn mờ nhạt, không rõ ràng. Quỳnh Chi hỏi chuyện luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Bến Tre, cũng là người có nhiều tư vấn trên báo chí về các các vấn đề hình sự và dân sự. Trước tiên, ông cho biết sự quan tâm của mình:
Cần phân biệt Cá nhân và Truyền thông đại chúng
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Sự việc về phóng viên báo Tuổi trẻ - Hoàng Khương rất đáng chú ý. Nó xuất phát từ hai bài viết đăng vào tháng 7 năm 2011 là “CSGT giải cứu đua xe trái phép” và “Đồng tiền xoá sạch hồ sơ”. Hai bài viết này nhằm đấu tranh chống tiêu cực thì tôi cho rằng rất tốt nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sau đó, phóng viên này bị khởi tố và bị bắt giam thì sự việc càng gây chú ý.

Luật sư Hà Huy Sơn: “Đưa Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục là trái pháp luật”


clip_image001
Bà Bùi Thị Minh Hằng

Ngư dân sợ “Nhân tai” hơn “Thiên tai”

Khánh An, phóng viên RFA
Café Wifi kỳ này sẽ thảo luận về những khó khăn trong cuộc sống thường ngày của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa của biển Đông.
clip_image001
Tàu đánh cá của ngư dân vừa đánh bắt trở về tại Bến Cá Bình Thạnh, Quảng Ngãi hôm 05/07/2011. RFA PHOTO

Việt Nam đã làm gì để bảo vệ ngư dân?

Khánh An, phóng viên RFA
Câu hỏi đặt ra là nhà nước, chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ ngư dân trước mối họa Trung Quốc?
clip_image001
Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà - Quảng Nam hôm 05/07/2011. RFA PHOTO

2012-13: Cuộc tấn công của đồng Nhân dân tệ tại Đông Á

Đoàn Hưng Quốc
image Nếu các chuyến công du vào cuối tháng 12-2011 của Thủ tướng Ôn Gia Bảo (sang Nhật) và Phó Thủ Tướng Tập Cận Bình (người lãnh đạo tương lai của Hoa Lục sang Việt Nam và Thái Lan) có những chỉ dấu nào đó về mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh, thì một trong các mục tiêu đó là trong vòng hai năm tới sẽ đẩy mạnh vai trò của đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một đơn vị tiền tệ quốc tế, nhất là tại Á Châu.
Vấn đề này tự nó là một tiến trình tất yếu khi nền kinh tế của Trung Hoa tiến lên hàng nhì thế giới trong lúc vai trò thống trị của đồng đô-la ngày càng bị xem là lạm dụng quá đáng, và thương mại với Hoa Lục ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nhưng đối với Việt Nam là một nước nhỏ hiện đang chiụ áp lực của Trung Quốc về nhiều mặt thì đây là một việc cần được quan tâm và chuẩn bị để Việt Nam không trở thành một nền kinh tế sân sau bị Hoa Lục chiếm độc quyền làm thiệt thòi cho quyền lợi của dân tộc.

04/01/2012

Bã quyền lực

Lê Anh Hùng
Sau khi SEA Games 26 tại Indonesia khép lại với thành tích nghèo nàn đáng thất vọng của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam mà tuy trách nhiệm trực tiếp là của HLV Falko Goetz nhưng gốc rễ sâu xa của nó lại nằm ở tầm nhìn cũng như năng lực lãnh đạo và điều hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), dư luận đã phê phán mạnh mẽ ban lãnh đạo VFF, và không chỉ công luận nói chung mà ngay cả các quan chức của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch cũng lên tiếng đòi VFF phải thay đổi.[1] Sức ép ngày càng tăng từ nhiều phía khiến Tổng Thư ký VFF Trần Quốc Tuấn buộc phải đệ đơn xin từ chức lên Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ. Tuy nhiên, trong cuộc họp bất thường chiều ngày 22/12/2011, toàn bộ ủy viên BCH VFF khóa VI đã biểu quyết không thông qua lá đơn xin từ chức của TTK Trần Quốc Tuấn.

Xin lỗi con vì bố đã không bảo vệ được con

K. C.
Ngày đầu năm mới, nhận được bài viết này của một bác sĩ trẻ, như một lời tâm sự gửi tới để chia sẻ hơn là để được một lời khuyên. Tâm sự này, xuất phát chỉ là câu chuyện con trẻ phải đi học thêm, một trong những cái nạn kỳ quặc chỉ có ở nước ta mà không sao xóa nổi, là tiếng lòng chân thực không chỉ riêng em mà có lẽ của rất nhiều rất nhiều người trẻ có lương tâm đang tự vấn, tự trách về sự bất lực của mình trước thực trạng đen tối của xã hội, mà trong đó mỗi người đều là thủ phạm kiêm nạn nhân. Vậy nên tôi xin phép người viết (và đã được đồng ý) công bố lên mạng boxitvn. Còn lời nhắn của tôi cho riêng em: rất cảm thông, nhưng xin em chớ dừng ở chỗ xin lỗi, thở than, vì nếu không kiên quyết vượt qua làn ranh giữa sự chấp nhận và sự dấn thân, ta sẽ bị kéo lùi lúc nào không hay về sự thỏa hiệp, đồng lõa, rồi trượt dài trên con đường tha hóa như nhãn tiền bao kẻ hôm nay. Và những đứa con của chúng ta rồi sẽ không dễ dàng tha lỗi nữa đâu.
Hoàng Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét