Ngô Bảo Châu
Đây là bản gốc của bài phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ cuối tuần với nhan đề gốc là Không có ai độc quyền chân lý.
*****
Nhân dịp chào xuân Nhâm Thìn, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trải lòng với Tuổi Trẻ Cuối tuần những suy nghĩ của ông về vai trò phản biện của trí thức cũng như giải pháp đòn bẩy có sẵn ngay trong những điểm bất hợp lý…
Giải pháp có sẵn ở điểm bế tắc
Thưa giáo sư, lần đầu tiên kể từ khi thành danh ở xứ người, năm qua giáo sư đã dành thời gian làm việc tại quê nhà suốt 3 tháng ròng. Trong 3 tháng đó có gì làm cho giáo sư thất vọng hay ngược lại, giáo sư có điều gì để hy vọng?
Thực ra không có gì phải thất vọng đâu chị, mặc dù khi tôi về mọi việc thật ngổn ngang. Tháng 6/2011, bộ máy hành chính của viện Nghiên cứu Cao cấp (NCCC) về Toán mới bắt đầu hoạt động. Khi ta muốn xây dựng một cái gì từ con số không, thì khó khăn là tất yếu. GS Lê Tuấn Hoa, Giám đốc Điều hành của viện và tôi đã xác định trước là mình phải rất cố gắng trong giai đoạn này.
Đầu Năm Rồng, Tản Mạn Về Hai Chữ Tham Nhũng…
Hai chữ “tham nhũng” được dịch là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của” theo Từ Điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học ở Hà Nội xuất bản năm 1992.
Chữ “tham” thì chúng ta thường nghe nói đến và chúng ta phần lớn đều biết nghĩa chữ này. Trong năm nguyên nhân đưa đến cái khổ theo triết lý nhà Phật, tham đứng đầu. Trong văn chương bình dân Việt Nam, chữ tham thường đi với những chữ khác như tham lam, tham ăn, tham quyền cố vị, tham thực cực thân, tham ái v.v…
Còn chữ “nhũng” thì it khi chúng ta nghe hay dùng đến. Người Việt sinh trưởng và lớn lên ở miền Bắc VN hay nói “nhũng nha nhũng nhẵng” để nói về tính tình dằng dai không dứt khoát. Ngoài ra có chữ “nhũng nhiễu” tức là quấy rầy đòi hỏi hạch sách như trường hợp các vị quan cầm quyền “nhũng nhiễu” dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét