Nguyễn Trọng Vĩnh
Về việc thiếu nhi Việt Nam vẫy cờ Trung Quốc “6 sao” khi đón Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trước Phủ Chủ tịch Việt Nam ngày 21-12-2011 đã được nhiều người phê phán, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã thông báo “đây là sai sót mang tính kỹ thuật”, phía Việt Nam thì nói là “sai sót nghiêm trọng của Vụ Lễ tân”, đã nghiêm túc kiểm điểm và xử lý kỷ luật các cán bộ liên quan. Cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Tường thì cho: “Đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu”. Tôi thì cho rằng, đây không phải là “sai sót kỹ thuật” cũng không phải “dốt nát về lễ tân”, cũng không phải “sơ suất nhất thời”, cũng không phải là ngẫu nhiên chỉ một lần mà lá “cờ 6 sao” đã xuất hiện trong buổi truyền hình của VTV1 khi đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Bắc Kinh ngày 11-10-2011.
Trong bài bình luận về thoả thuận giữa hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào nhằm “thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015”, tôi đã thắc mắc cho là đó là “những điều mập mờ khó hiểu”, “cần minh bạch cho dân biết”. Cờ Trung Quốc 6 sao xuất hiện đến hai lần tại Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, vô tư, mà là thể hiện một mưu đồ gì đây.
Năm RỒNG và Triết lý của RỒNG
Hà Sĩ Phu
Trong 12 con giáp thì 11 con là Thực, chỉ có Rồng là Mộng, do con người tưởng tượng mà ra. Rồng được lấy gốc từ một loài bò sát như rắn nhưng lại có chân, na ná như thằn lằn, như con kỳ nhông, lại phảng phất một chú khủng long Dinosauria tiền sử.
Có lẽ lấy một thân hình như vậy làm “cốt” (armature draft) người ta dễ chế tác, dễ chắp thêm những cấu tạo, những chi tiết, những chức năng… tuỳ theo trí tưởng tượng của mình để tạc nên một hình tượng biểu trưng cho sức mạnh phi thường.
Không phải là bò, nhưng có còn là con người nữa không?
Hà Văn Thịnh
Ngày đầu tiên của năm mới, đọc báo và... đau đớn! Chưa có năm nào mà dịp cuối năm lại cùng lúc được nghe - thấy một GS (Nguyễn Huệ Chi, BBC, 31.12.2011) và một nhà văn (Võ Thị Hảo, BBC, 30.12.2011) trăn trở về cái chuyện hổng giống ai trên trái đất này: GS Nguyễn Huệ Chi mong muốn những người cầm quyền biết rằng trí thức không phải là bò, còn nhà văn Võ Thị Hảo thì băn khoăn rằng có lẽ trí thức Việt Nam bây giờ không còn là con người nữa!
Hai cách nói - nghĩ của hai người không lẽ “bỗng dưng” mà trùng lặp? Rõ ràng không thể có chuyện ngẫu nhiên, mà phải đoan quyết ngay lập tức rằng đây chính là tâm trạng chung, suy nghĩ chung của không ít trí thức thời nay trước việc họ bị gạt ra bên lề xã hội, trong khi hầu như ai cũng biết về cái gọi là “nền kinh tế tri thức”, “vai trò hàng đầu của trí thức trong thời đại mới”... Những ngôn từ thật kêu và thật mạnh của nỗi mỉa mai ê chề.
Kinh doanh lớn dễ ợt
Sáu Nghệ
- Mít ơi, lo học hành đi chớ thời đại bây giờ, không học hành là không làm ăn gì được, nghe chưa?
- Anh lại lạc hậu rồi, thời đại bây giờ là thời đại dễ làm ăn nhất anh à, kinh doanh càng lớn càng dễ.
- Ha ha, giỏi ha. Đúng là như thiên hạ vẫn nói, người nghèo thì hay dạy người khác cách làm giàu, Mít cả đời chưa kinh doanh lại biết kinh doanh lớn rất dễ, thiên tài trong lá ủ chăng?
- Dạ, em không nấp trong đó mà lộ toàn diện luôn. Em xin lấy thực tế là các doanh nghiệp lớn ở nước ta để chứng minh anh nghe, cứ cuối năm trước lên kế hoạch làm ăn cho năm sau, tính trước tất tần tật, đặc biệt là tính cả lương và thưởng, thích bao nhiêu điền vô bấy nhiêu, sang năm cứ thế mà nhận. Chẳng có khó khăn gì cả.
Rất nên quan tâm tới… lưu manh
Nguyễn Quang Lập
Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích của họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi) về sự biến nghĩa hai chữ đểu cảng và lưu manh: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”. Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là “mắt không có con ngươi, tối tăm”. Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.
Nhưng có vẻ như bác Nhàn thiên về nghĩa bóng cái sự “mắt không có tròng” thì phải, bác tán chữ lưu manh từ câu thơ của Nguyễn Trãi: “Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập”- (Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp) rồi bảo chữ manh là ở nghĩa ấy, hạng lưu manh “ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghĩa là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa”.
01/01/2012
Thông điệp đằng sau thư gửi Chủ tịch nước
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng lá thư là một thông điệp cho nhân dân nhiều hơn là sự mong đợi lãnh đạo nhà nước quan tâm, giải quyết.
Người chủ trì trang mạng Bauxite ở trong nước, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi vừa lên tiếng với BBC hôm 31/12/2011, giải thích động cơ và thông điệp đằng sau bức thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đòi thả tự do cho người biểu tình yêu nước, bà Bùi Thị Minh Hằng.
Giáo sư Huệ Chi cho rằng bức thư là một đa thông điệp gửi tới các tầng lớp nhân dân, kể cả những ai quan tâm trên trường quốc tế, về việc "đang có tình trạng vô luật pháp" ở Việt Nam, thông qua điều mà ông và những người chủ trương bức thư soạn hôm 25/12/2011 gọi là "trái với đạo lý, trái với Hiến pháp, vi phạm Công ước Quốc tế về quyền con người" khi "bắt giữ, bắt giam, hăm dọa công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa" qua việc cưỡng bức bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục.
"Chúng tôi viết để cho thấy rằng 85 triệu dân ở trong nước không phải là những con bò, mà là những con người. Họ biết sống, họ biết suy nghĩ và họ biết quyền của họ. Chứ còn hiện nay, chúng tôi bị đối xử hơn những con bò", nhà nghiên cứu văn hóa và văn học cổ đại Việt Nam nói với Quốc Phương của BBC.
Nền văn hóa của tự do
Mario Vargas Llosa
Phạm Nguyên Trường dịch từ foreignpolicy.com
Những cuộc công kích hiệu quả nhất nhằm chống lại quá trình toàn cầu hóa thường lại không phải là những cuộc công kích liên quan tới kinh tế học. Mà là những cuộc công kích về mặt xã hội, đạo đức, và trên hết là lĩnh vực văn hóa. Những luận cứ này từng nổi lên trong những vụ lộn xộn ở Seattle vào năm 1999 và lại vang lên ở Davos, ở Bangkok, và Prague trong thời gian gần đây. Họ nói như sau:
Sự biến mất của các đường biên giới quốc gia và giới quyền uy trên thế giới gắn bó với thương trường sẽ giáng những đòn chí tử vào nền văn hóa khu vực và quốc gia, vào truyền thống, thói quen, truyền thuyết và tập tục, tức là những thứ quyết định bản sắc văn hóa của đất nước và khu vực. Vì đa số các nước và các khu vực trên thế giới không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa từ các nước đã phát triển – mà cụ thể là từ siêu cường Mỹ – nước chắc chắn sẽ mở đường cho các công ty đa quốc gia cực kỳ lớn, nền văn hóa Bắc Mỹ cuối cùng sẽ buộc người ta phải chấp nhận nó, nó sẽ định ra tiêu chuẩn cho thế giới và xóa sổ sự đa dạng của những nền văn hóa khác nhau.
"Sự bức xúc buộc dân phải thể hiện"
Tiến sỹ Lê Bạch Dương cảnh báo niềm tin vào bộ máy nhà nước bảo vệ dân hoặc thực thi luật pháp đang suy giảm
Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho rằng nhiều phản ứng được cho là mạnh mẽ, thậm chí có tính chất bạo lực của người dân trong năm 2011 vừa qua bắt nguồn từ sự 'bức xúc' của người dân.
Trao đổi với Quốc Phương của BBC hôm 30/12/2011, nhà xã hội học nói: "Tôi nghĩ năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng... So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân.
"...Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có".
Chuyên gia cảnh báo về dấu hiệu mới đáng lưu ý này: "...Những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến... Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy".
Một năm khủng hoảng niềm tin
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
Phiến quân Libya đã sẵn sàng vũ khí và đạn dược tại Ajdabiya ngày 02 tháng 3 năm 2011. AFP photo |
Khủng hoảng niềm tin vì thiểu số bất xứng trên thượng tầng...
Năm 2011 mở đầu với vụ tự thiêu tại xứ Tunisia ở Bắc Phi, biến cố như tia lửa bật vào thùng thuốc súng trong cả khu vực Ả Rập Hồi giáo và đến cuối năm, tình hình vẫn chưa thấy ổn định.
Rồi cuối năm, người ta lại thấy sự biến khác nổ ra ở thị trấn Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc khi dân chúng nổi dậy cướp chính quyền địa phương trong nhiều ngày mà cuối cùng nhà chức trách đành nhượng bộ. Ở giữa hai biến cố tại Tunisia và Trung Quốc là hàng loạt những vụ xuống đường biểu tình xảy ra cùng lúc trong nhiều quốc gia, kể cả Liên bang Nga.
Nhân dịp cuối năm, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những nguyên do sâu xa mà có khi tương đồng khiến người dân ở nhiều nơi đã nổi dậy phản đối.
Học giả Trung Quốc: chống Chính phủ vì yêu nước
Duy Ái - VOA
Khẩu hiệu mới của Trung Quốc treo ở Bắc Kinh. Hình: VOA |
Nhiều học giả Trung Quốc mới đây đã lên tiếng chỉ trích những điều tệ hại trong xã hội hiện nay của nước họ, trong đó có nạn độc quyền yêu nước, thái độ bá quyền hiếu chiến, và tình trạng suy đồi đạo đức của các đảng viên Đảng Cộng sản, giữa lúc chính quyền ở thủ đô Trung Quốc phát động một phong trào để cổ xướng cho những giá trị được gọi là "Tinh thần Bắc Kinh" - bao gồm yêu nước, sáng tạo, bao dung và đạo đức.
Những tấm biển lớn với 8 chữ “ái quốc, sáng tạo, bao dung, đạo đức” đã xuất hiện rất nhiều trong vài tuần qua ở thủ đô của Trung Quốc.
Những biển quảng cáo này nằm trong một chiến dịch do chính quyền phát động để cổ xướng cho 4 giá trị hay đức tính “yêu nước, sáng tạo, bao dung và đạo đức” – được gọi là “Tinh thần Bắc Kinh” và được cho là đại diện cho những tính cách hay phẩm chất độc đáo của người dân ở thủ đô Trung Quốc ngày nay.
Chiến dịch này đã nhanh chóng gặp phải sự chỉ trích của nhiều người, đặc biệt là những nhà trí thức và những đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc: Chính quyền thừa nhận dân làng Ô Khảm bị cướp đất
Theo báo chí chính thức, cuộc phản kháng của dân làng Ô Khảm là có giá trị. Đơn kiện cán bộ địa phương cướp đất đã được ủy ban điều tra chấp thuận và chính quyền đã trả tự do cho ba nông dân lãnh đạo cùng với thi hài của ông Tiết Kim Ba, thiệt mạng trong lúc bị giam cầm.
Dân làng Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông, Trung Quốc biểu tình ngày 21/12/2011. REUTERS
Thư giãn Chủ Nhật: Mười chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô do báo The Times (Anh) bình chọn
Phạm Nguyên Trường dịch.Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga
Giải nhất: Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét