Nguyễn Đức Toàn: GIẢI ẢO LỊCH SỬ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
Giải ảo lịch sử và Cảm quan lịch sử về chuyện Huyền Trân công chúa
Nguyễn Đức Toàn
2. Giả thuyết Huyền Trân đầu độc Chế Mân không có cơ sở, không có chuyện nhóm Trần Khắc Chung phải lập mưu cướp công chúa về Đại Việt. Toàn thư đã chép đoạn này trên một truyền bản tin đồn hoặc huyền thoại thất thiệt (fakelore) vào đời sau. Câu chuyện đó chỉ có ý nghĩa đối với những sáng tác văn học mà hầu như lại rất có hại đối với lịch sử và sử học;
3. Mối quan hệ Huyền Trân- Khắc Chung có thể có mà cũng có thể không.
Nhưng thẳng thắn theo cảm quan của tôi, tôi chỉ ủng hộ 1/4 của luận điểm thứ 2 mà thôi. Đó làKhông có cơ sở về giả thuyết Huyền Trân đầu độc Chế Mân. Vì không có sự chuẩn bị về tư liệu, nên tôi xin căn cứ theo những gì Tác giả Nguyên Khôi nêu trong bài để trình bày lại cảm quan của tôi. Dẫn dụ lòng vòng xin các bạn thông cảm.
1. Có hay không chuyện Huyền Trân bị hỏa táng? Theo tôi chuyện Hỏa táng Huyền Trân là có nhưng do Huyền Trân tự nguyện lên giàn hỏa
Trong lịch sử, việc sử dụng Mỹ nhân kế làm nội gián, li gián, làm ngoại giao, làm chính trị là chuyện nhan nhản cả Đông lẫn Tây, cả cổ lẫn kim. Các cuộc hôn nhân giữa các dòng họ quý tộc nhằm củng cố quyền lực của các vương triều Châu Âu. Việc sử dụng gái đẹp để chiêu dụ các Tù trưởng vùng biên viễn thần phục, lấy đất đai, đổi lấy hòa bình ở Trung Quốc, Việt Nam không cần dẫn sách vở cũng đủ nhiều: Chiêu Quân cống Hồ, Đổng Trác-Điêu Thuyền-Lã Bố, Em gái Tôn Quyền với Lưu Huyền Đức. Các vua nhà Lý gả công chúa cho các thủ lĩnh châu mục miền núi như: Công chúa Bình Dương cho châu mục Thân Thiệu Thái, công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận, công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thượng Oai là Hà Thiện Lãm, gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh, công chúa Diên Bình cho thủ Lĩnh phủ Phú Lương là Dương Tự Minh, thậm chí Dương Tự Minh sau còn được gả thêm công chúa Thiều Dung nữa[2]. Vậy việc Trần Nhân Tông gả Huyền Trân cho Chế Mân cũng là sự thường tình theo chính sách „ngoại giao hôn nhân“ đã có tiền lệ. Việc sử gia đời sau chê bai chỉ là dưới lăng kính chủ quan của Nho gia về cái đạo vương bá quyền hành mà thôi không có gì hơn. Thêm nữa, thân phận người con gái trong thời kỳ phong kiến vốn đã bị coi là thấp kém, thường chỉ như là một thứ tài sản mà thôi. Trong chiến tranh, chiến lợi phẩm ngoài của cải, binh khí, lương thảo còn có cả các cô gái đẹp của kẻ bại trận. Dù là con gái thường dân hay công chúa đài các, để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau thì chủ nhân không bao giờ có khái niệm áy náy, tiếc rẻ hay xót xa gì cả. Tôi vẫn còn nhớ câu chuyện Tô Đông Pha sẵn sàng đổi người hầu gái xinh xắn để lấy 1 con tuấn mã của người bạn. Cô hầu này xem ra có tí tự trọng, đâm đầu vào cây chết. Họ Tô tiếc rẻ mãi. ... Nhưng mà tiếc không đổi được con ngựa chứ không phải vì thương xót ả hầu gái kia[3]. Vua Trần cũng đem bà vợ hờ là Lý Chiêu Hoàng gả cho Lê Phụ Trần vì có công giúp vua đánh giặc đó!. Lại chả đã từng dâng Công chúa An Tư cho Thoát Hoan để tranh thủ thời gian củng cố sức quân phản công lại quân Nguyên trước đó sao[4]. Ngô Sĩ Liên chỉ chê bai chuyện của Lý thị mà không chê chuyện An Tư. Đấy là cái quyền hành của người chép sử cho từng việc. Về sau này đời các chúa Nguyễn chính sách „ngoại giao hôn nhân“ thông qua 2 công chúa Ngọc Vạn gả cho vua Chân Lạp, công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm Thành[5] cũng đều đem lại nhiều thành quả. Trở lại chuyện của Huyền Trân, từ góc độ lịch sử chính trị, quan hệ Việt – Chiêm lúc thì quá thân mà lúc thì quá sơ. Từ đời nhà Lý, Chiêm Thành từng sai sứ sang kết thân cũng có, mà có lúc trái mệnh chống oai trời cũng có. Chúa Chiêm từng bị vua Lý bắt sống về làm lễ dâng tù ở nhà Thái Miếu. Tù binh người Chiêm được an trí làm nô lệ trong thái ấp vương hầu quan lại cũng nhiều. Thiền sư Thảo đường chả phải là quốc sư của Chiêm đó sao[6]! Chuyện Hà Ô Lôi chả phải có gốc gác Chiêm đó sao[7]. Vậy là cái mối tình Việt – Chiêm nó hằn vết qua từng giai đoạn, từng thời kỳ. Đầu đời Trần phải thừa nhận là rất thân thiết, ngược lại với cuối Trần là rất căng thẳng. Giai đoạn này 2 bên đoàn kết nhất trí lắm. Nội bộ Chiêm Thành cũng có phe thân Việt mà cũng có phe chống Việt. Trước sức ép của thế lực Nguyên Mông, 2 bên càng đoàn kết hơn, phe thân Việt thắng. Vua Trần đã từng chống lệnh mượn đường sang đánh Chiêm của Thoát Hoan đấy thôi. Sau này 1 cánh quân Nguyên đánh đường biển vào Chiêm Thành, rồi lên bộ đánh ngược về Đại Việt tạo thế gọng kìm Nam đánh lên Bắc đánh xuống cho vua tôi nhà Trần hết đường thoát, quân Chiêm Thành cũng anh dũng kháng Nguyên mà hỗ trợ nhà Trần đấy[8]. Khi giặc tan, vua Trần Nhân Tông làm Thái thượng hoàng từng tự mình đi vân du sang Chiêm Thành, ở lại gần 1 năm trong hoàng cung Chiêm, sử ghi là vua „hứa gả rồi“. Có thể nói chắc chắn rằng đây là giai đoạn rất mặn nồng của quan hệ Việt Chiêm. Việc Trần Nhân Tông nói chuyện với Chế Mân chắc chắn không chỉ tào lao mấy câu xã giao vớ vẩn về tình hình quan hệ 2 nước hay Phật pháp nhiệm mầu, khen cảnh đẹp đất Chiêm đâu. Mà là đàm phán thương mại chính trị. Hơn ai hết, Chế Mân có tư tưởng thân Việt muốn cầu một sự đồng thuận của thế lực bên ngoài để củng cố quyền hành chống lại nội bộ với 1 phe chống Việt đã mầm mống từ nhiều đời trước qua các cuộc chiến tranh với triều tiền nhiệm -nhà Lý. Thượng sách không gì hay bằng kết thân với nước láng giềng để củng cố yên ổn bên trong và ngược lại để đảm bảo biên cương được vững chắc các vua Đại Việt cũng không ngần ngại việc kết duyên Tần Tấn với các Tù trưởng man di, huống chi là chúa của cả một Chiêm Thành. Vậy là Hợp đồng đã sẵn, ngôi vị của Chế Mân được bảo đảm bởi thế lực Đại Việt đang cơn hùng mạnh. Trần Nhân Tông thật không hổ danh vua sáng đạo cao mà còn làm thương mại rất lẹ, „hứa gả“ ngay. Đổi lại Đại Việt được 1 dải đất vành đai mầu mỡ làm rào dậu mà không tốn chút xương máu thì 1 Huyền Trân chứ 10 Huyền Trân vua Trần cũng chiều. Lại cài cắm được thành phần thân Việt vào sâu trong Bộ Chính trị nước Chiêm, tình hình nước Chiêm thế nào cứ gọi là răm rắp. Có thể nhận định cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân không ngoại lệ là một cuộc hôn nhân chính trị có lợi cho cả 2 phía. Một bên trao đất, một bên gả người. Đặt cọc vào mối quan hệ thông gia làm tín chấp đảm bảo quyền lợi của cả 2. Tuy nhiên tinh thần chống và bài Việt trong Triều đình hoàng tộc Chiêm Thành không phải là nhỏ. Ngay trên vùng đất họ Chế vừa bán, đã có các vùng không chịu theo. Đến khi Chế Mân sắp mất các vùng này lại chống lại. Như: các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo. Vua [22b] sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý [của nhà vua] chọn người trong bọn họ trao cho quan tước, lại cấp ruộng đất, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về. [9]
Dưới thời kì của Chế Mân, một ông vua có tư tưởng thân Việt, thế lực chống Việt tạm thời lui xuống. Sự an toàn của Huyền Trân được bảo đảm như chính sự an toàn ngôi báu của Chế Mân vậy. Nhưng sau khi Chế Mân chết, phe thân Việt mất chỗ dựa, phe chống Việt lại quật khởi. Những thành phần thân Việt sẽ dần dần được loại bỏ. Vậy thì 1 bà Hoàng hậu người Việt còn lù lù trong hoàng cung Chiêm là điều rất khó nói trước. Vấn đề Huyền Trân phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác(có thể đầu độc, ám sát, trục xuất, bỏ tù .... ), sớm hay muộn mà thôi. Các khả năng trong ngoặc đơn tôi đưa ra thì bỏ tù là Thượng sách cho Chiêm Thành. Vì lực lượng Đại Việt đang mạnh, lực lượng Chiêm Thành đang yếu cần có thời gian để dưỡng sức quân. Trên phương diện ngoại giao, cũng sợ mất lòng Đại Việt. Vậy thì cứ giam lỏng bà Huyền Trân trong hoàng cung là đẹp, cắt hết nguồn tin tình báo đi là xong, hà cớ gì mà bày ra trò Hỏa thiêu?. Trừ phi, tôi xin giải thích ở phía dưới đây.
Trong bài viết của mình tác giả Nguyên Khôi đưa ra các lí do không có chuyện Hỏa thiêu là: Huyền Trân đang mang thai. Tôi xin thưa rằng, cái thai bé tí teo của một bà Hoàng người Việt với một tập đoàn chống Việt, bài Việt trong nội đình Chiêm Thành là lí do họ để cho bà yên đấy ư. Chưa kể cái khả năng con bà sinh ra cũng có tư tưởng thân Việt, chửa biết chừng ông ngoại và chú bác nhà Trần lại kéo quân sang mà đặt nó lên ngôi chúa Chiêm. Lí do Sản phụ không được lên giàn hỏa xem ra có vẻ mê tín nặng.
Lí do thứ 2 tác giả Nguyên Khôi đưa ra không có chuyện dàn hỏa là: nếu theo truyền thống Champa, chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép huỷ thân trên giàn hỏa với đức vua quá cố. Chữ “chính thức” ở đây nghĩa là “một người có dòng máu hoàng gia Champa”; tục lên giàn hỏa là một vinh dự lớn lao chỉ dành riêng cho bà hoàng hậu nhằm bày tỏ lòng thủy chung của mình đối với chồng, với điều kiện phải được hội đồng hoàng gia chấp thuận. ... trong suốt 18 thế kỷ của tiến trình lịch sử ở Champa, người ta đã ghi nhận chỉ có vài bà hoàng hậu được nhận ân huệ của hội đồng hoàng gia để lên hỏa đàn chết theo chồng.[10]
Ở đây có 1 vấn đề. Đã là Hoàng hậu chính thức, lại còn phải mang dòng máu Hoàng gia Champa. Vậy thì Huyền Trân trượt ngay vòng loại gửi xe đạp để đến được dàn hỏa. Nhưng tác giả Nguyên Khôi đã lỡ mất 2 ý sau. Đó là việc lên dàn hỏa này là 1 „vinh dự lớn lao“. Tôi e là rất khó có người nào muốn có „vinh dự lớn lao“ này. Dù là sử vẫn còn ghi những gương liệt nữ sẵn sàng chết theo chồng, như Tôn phu nhân vợ Lưu Huyền Đức thời Tam quốc[11], như bà Phan Thị Thuấn vợ tướng Ngô Phúc Hoàn[12] thời Hậu Lê. Lại còn phải được Hội đồng Hoàng gia chấp thuận mới được lên giàn hỏa chứ không phải cứ thích lên là được. Mà trong suốt 1800 năm ấy chỉ có „vài bà“. Vậy là ngay chính bà vợ cả của Chế Mân cũng không phải lên giàn hỏa, bà vợ 2 người Jawa cũng không lên. Vậy sao bà 3 lại phải lên?. Vậy đã chỉ lộ ra 1 ý, đó là việc lên dàn hỏa phải được sự đồng ý tự nguyện của chính chủ, chứ không phải là tục lệ bắt buộc phải theo. Chính chủ chính là Huyền Trân. Ý cảm quan của tôi là. Thế lực bài Việt đã cô lập Huyền Trân trong nội cung, tình hình đang ngày càng khó khăn, những tín hiệu xấu trong quan hệ Việt – Chiêm đang dần bộc lộ. Hợp đồng giữa Trần Nhân Tông và Chế Mân không còn hiệu lực kể từ khi Chế Mân qua đời. Phe chống Việt chưa ra mặt nhưng đã có ý đòi đất bằng cách kêu gọi các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng sách nhiễu, khiến Đoàn Nhữ Hài phải đi phủ dụ. Bên bán đất đã trở mặt, bên mua phải giữ đất nhưng cũng phải lấy khoản đặt cọc về. Vì nó còn có tác dụng lâu dài, con trai của Huyền Trân có nhiều khả năng quay trở lại trong thời điểm thích hợp. Vậy làm cách nào để đưa được 2 con tin quý giá với nhiều thông tin mật của Nội đình Chiêm Thành về. Chính Huyền Trân đã tương kế tựu kế, tự nguyện xin được theo tục Chiêm mà lên dàn hỏa tỏ lòng trung với chồng đã mất. Kết hợp với Sứ thần Đại Việt ở Chiêm bày ra trò dàn hỏa ở bờ biển rồi cướp lấy người mang đi. Phe chống Việt tưởng chừng gặp may, vừa nhổ được cái gai nội gián, vừa thoát nợ Hợp đồng cũ của vua trước để lại mà về ngoại giao không mất lòng nước lớn. Thế là Hội đồng hoàng gia chấp nhận ngay, cho dù Huyền Trân không phải Hoàng hậu chính thức, cũng không mang dòng máu Hoàng gia Champa như quy định vẫn được hưởng cái „vinh dự lớn lao“ chết theo chồng. Và mưu kế đã thành, sử Việt chép thật „tài tình“:
Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với [người Chiêm]:
"Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh [23a] hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu". Người Chiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô.[13]
Lí do thứ 3 tác giả Nguyên Khôi đưa ra là vấn đề chênh lệch thời gian. Họ Chế chết tháng 5, theo luật Champa phải hỏa thiêu trong vòng 1 tháng sau. Mà sứ thần Đại Việt tháng 10 mới đến. Tác giả lấy nguồn luật Champa ở đâu đó tôi không khảo được, tôi cho rằng tác giả đồng nhất việc hỏa táng Quốc vương với hỏa thiêu Hoàng hậu trong cùng 1 thời điểm. Trong khi tôi nghĩ rằng việc đó có thể không bắt buộc cùng 1 lúc. Vì cần có sự đồng ý tự nguyện của Huyền Trân thì việc lên dàn hỏa mới được thực hiện. Chú ý cách dùng từ của Toàn thư trong đoạn trích tôi vừa dẫn. Theo cảm quan lịch sử của tôi, Toàn thư đã chép đúng về thời gian. Để thực hiện kế hoạch „vượt ngục“ của mình, Huyền Trân lên chương trình chu đáo, sắp xếp lên dàn hỏa đúng lúc khi sứ thần có mặt ở kinh đô Chiêm Thành. Sứ thần cũng trong ứng ngoài hợp bàn với người Chiêm nên lập giàn thiêu ven biển để làm lễ chiêu hồn. Như vậy là Chế Mân đã được hỏa táng trước đó, và đến tháng 10 mới chính thức lập giàn hỏa cho Hoàng hậu đi theo, vì Hoàng hậu tự nguyện chủ trì cuộc lễ trước khi lên đàn, nên Sứ thần mới nói: „Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương“. Và sứ thần Đại Việt giả như 1 nhóm cướp biển bình thường ùa lên bờ cướp người đi mất. Khi người Chiêm nhận ra mình bị lừa thì đã muộn. Thậm chí tôi cho rằng họ nhận ra rất chi là muộn. Đấy cũng là 1 lí do để thuyền về lênh đênh chậm chạp.
Vậy thì tôi hoàn toàn không ủng hộ luận điểm của tác giả về việc: không có chuyện Huyền Trân bị hỏa thiêu, vì thế cũng không có chuyện giải cứu Huyền Trân như Toàn thư đã viết. Ý chừng nhưToàn thư chép chuyện không chính xác, hay sử thần chỉ dựa vào truyền thuyết dân gian như trường hợp “chú bé mồ côi- cờ lau dựng nước” của Đinh Bộ Lĩnh chẳng hạn. Tôi đã đọc bài củaTrần Trọng Dương. 2013. Đinh Bộ Lĩnh: huyền thoại và lịch sử. Tạp chí Tia Sáng. Số tháng 7/2013. Tuy nhiên chuyện chú bé mồ côi và chuyện ông hoàng bà chúa nó có sự khác nhau, không thể gọi tất cả là truyền thuyết dân gian được[14]. Đại Việt sử kí toàn thư lại là bộ sử đặc biệt, vừa là chính sử, vừa có cái tín 信vừa có cái khoa trương誇张. Nhưng là khoa trương cho cái tín. Trong đó có nhiều truyền thuyết dân gian. Khi tiếp thu thông tin của nó cần phân tích cái khoa trương để thấy được tín sử. Thế nó mới hay. Theo tôi là có dàn hỏa thiêu, có chuyện giải cứu, nhưng theo cách nhìn phân tích hỏa thiêu là mưu kế để giải cứu Huyền Trân chứ không phải như tác giả nghĩ là cứu Huyền Trân khỏi bị hỏa thiêu.
2. Có hay không chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân?Theo tôi là Không, nhưng cách hiểu rất đơn giản
Về việc có hay không chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân. Tác giả Nguyên Khôi đã đọc sách của Dominique Nguyen. Và cái ông họ Nguyen này lại có giả thuyết rất chi là lãng mạn: „có chăng Huyền Trân đã làm một việc phạm pháp nào đó có liên hệ đến cái chết của Chế Mân thành ra mới tìm cách chạy trốn. Chính đây mới là chìa khóa quan trọng trong vụ tình sử vô cùng bí ẩn của Chế Mân và Huyền Trân.”[15]
Tôi không nói Dominique sai, nhà nghiên cứu luôn luôn đưa ra giả thuyết. Những gì tôi chứng minh ở luận điểm 1 cũng khả năng là 1 giả thuyết, nhưng phải xem là giả thuyết nào đáng tin. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tác giả Nguyên Khôi về việc này, là không có chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân. Nhưng tác giả đã dẫn dắt lòng vòng chuyện này sang chuyện khác. Từ những nhận xét của Dominique, rồi loanh quanh sang việc dâng voi trắng, báo „đản sự“, rồi Hoàng gia theo mẫu hệ.
Tôi xin kính thưa rằng, Chiêm Thành rất nhiều lần sai sứ sang dâng voi trắng, vì theo quan niệm của Ấn Độ giáo thì voi trắng là loại voi quý hiếm tượng trưng cho thần thánh, báo điềm lành. Việc dâng voi trắng là chuyện thường của triều cống mà thôi. Còn bảo rằng họ có dụng ý báo tin này tin nọ, cũng có đấy. Nhưng vua của họ vừa chết tháng 5, họ vui vẻ gì mà sang báo, có báo là báo việc tang để Đại Việt cử sứ sang viếng chứ. Và có thể trong đoàn Voi trắng ấy đã có tình báo của Huyền Trân cử về và âm mưu dàn hỏa được lập trình trên đất Đại Việt, thời điểm khởi sự tháng 10 năm 1307. Chúng ta chú ý ngôn ngữ trong Toàn thư gọi Chế Đa Da là Thế tử. Cách chép sử của sử thần cũng bày tỏ quan điểm của họ. Khi họ đã xưng Đa Da là Thế tử, thì mặc nhiên trong quan niệm gia pháp của Nho gia, có khả năng được kế thừa vương vị. Con Hoàng đế thì phong Thái tử, con Vương thì phong Thế tử, đó là cách gọi theo tôn ti tước bậc của Nho giáo. Chúng ta chưa rõ nội tình Chiêm Thành trong giai đoạn mấy tháng sau cái chết của Chế Mân. Nhưng qua đó thì thấy rằng khả năng hòa bình lâu dài với Chiêm không còn nữa. Vị vua có tư tưởng thân Việt qua đời, kết thúc 1 giai đoạn hòa bình và chính sách ngoại giao mới. Ở góc độ chính trị, phía Đại Việt không có lý do gì để ám sát Chế Mân, một đồng minh trong kháng chiến chống Nguyên, lại tuyệt đối trung thành, dâng 2 châu Ô, Lý làm sính lễ. Về mặt ngoại giao, Trần Nhân Tông từng làm thượng khách của Chế Mân khi vân du sang Chiêm. Có được 1 Phò mã như vậy, thậm chí nhà Trần còn tuyệt đối ủng hộ cho Chế Mân nữa là khác. Tạo cơ hội cho thế lực của cháu ngoại một tương lai làm chủ nước Chiêm về sau. Trên phương diện tình cảm, dù cuộc hôn nhân của Huyền Trân với Chế Mân là 1 cuộc hôn nhân chính trị, thân phận người phụ nữ thời phong kiến không được đề cao, nhưng một ông vua dám dâng 1 phần đất nước để được 1 người vợ thì người vợ ấy phải có ý nghĩa như thế nào. Chỉ đơn giản như vậy thôi cũng đủ chứng minh Huyền Trân không bao giờ ám sát hay đầu độc Chế Mân. Trong môi trường chính trị nước Chiêm, 2 phe thân Việt và chống Việt luôn trong tình trạng đổi mặt thì sự an toàn của Huyền Trân phụ thuộc vào sự che chở của Chế Mân rất nhiều. Còn theo luận cứ của tác giả Nguyên Khôi là việc trả Huyền Trân và Chế Đa Da về cho Đại Việt là chuyện bình thường không phải bàn cãi thì tôi lại cho là không bình thường. Đây là một thất bại trong chính sách hòa hợp dân tộc của Chế Mân và Trần Nhân Tông, bởi lợi ích phe nhóm để rồi 2 nước đổ lỗi cho nhau, hiềm khích trong nhiều thế kỷ với chiến tranh và cướp phá. Có khi Chiêm Thành vào cướp ta, có khi quân ta đánh lại Chiêm Thành, thậm chí cả 2 bên đều có vua phải chết tại chiến trường là Chế Bồng Nga và Trần Dụê Tông. Tác giả Nguyên Khôi dường như bị cuốn hút vào lời văn phê phán của Dominique Nguyen kết hợp lời Bình của Ngô Sĩ Liên như là một sự đồng thuận khi đánh giá về chính sách „ngoại giao hôn nhân“ mà không để ý rằng đó chỉ là lời bình phẩm theo tư tưởng chủ quan bị chi phối của người viết. Đoạn dưới thì mâu thuẫn vô cùng khi cho rằng, việc các bà hoàng hậu nước ngoài trở về nước là là một nghi thức mang tính chế định của triều đình Champa. Việc Huyền Trân cùng con trai Chế Đa Da trở về Đại Việt là theo thông lệ ngoại giao, có sự ủng hộ và thỏa thuận giữa hai nước. Theo sự kiện mà Toàn thư đã ghi về việc cống voi trắng của Chế Đa Da, thì rõ ràng đoàn cống sứ này ngoài việc báo tin “đản sự” (sinh hạ thế tử), còn mang thêm thông tin “gợi ý” cho triều đình Đại Việt sang Champa đón công chúa và thế tử trở về.[16] Vậy 2 nước thỏa thuận „như thế“, rất đơn giản mà chính sử lại chép loằng ngoằng vậy sao.
Còn luận điểm mang chú thích số 10 dẫn của nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Tường, khi tôi đọc chú thích thì tôi không thể hiểu được vì là 2 ý trình bày không giống nhau lại chú thích cho nhau: theo quan niệm của Hoàng gia Champa (một hoàng gia theo chế độ mẫu hệ), thì Chế Đa Da (dù là con trai, dù là thế tử) thì cũng chỉ là một kẻ “khác máu” - không có giá trị huyết thống và cũng không có tư cách để thừa kế bất kỳ thứ gì từ triều đình đó[17]; Lời chú số 10: “Như thế không hẳn Chế Đa Da ở lại sẽ làm chúa Chiêm Thành mà sự kiện cậu bé về quê ngoại sẽ chỉ là đánh dấu chấm dứt một giai đoạn hòa hoãn của hai nước vì tình thế bên ngoài trong khi các vấn đề bên trong giữa hai nước vẫn chưa giải quyết được. Xung đột trở lại là điều tất yếu”. [Tạ Chí Đại Trường. 2009. Bài sử khác cho Việt Nam. Văn Mới. USA. Tr.257].[18]
Lại cực kỳ hơn nữa khi tác giả Nguyên Khôi viết rằng: Toàn thư đã chép đoạn này trên một truyền bản tin đồn hoặc huyền thoại thất thiệt (fakelore) vào đời sau. Câu chuyện đó chỉ có ý nghĩa đối với những sáng tác văn học mà hầu như lại rất có hại đối với lịch sử và sử học.[19]
Về chuyện tình của Huyền Trân, tác giả Nguyên Khôi tuy không đưa ra kết luận rõ ràng là có hay không cuộc tình Huyền Trân – Khắc Chung trong những ngày lênh đênh trên biển cả. Nhưng Cái cách chứng minh của tác giả thì đã tỏ cho người đọc thấy là không có. Thứ nhất là chênh lệch tuổi tác. Than ôi chênh nhau 20 – 30 tuổi, khó nảy sinh tình cảm lắm thay. Tôi nghĩ tác giả Nguyên Khôi đã lạc từ thế kỷ thứ 13 sang thế kỷ thứ 21. Dưới thời phong kiến việc nhà giàu mua gái tơ về làm hầu non. Các cụ ông hồi xuân, bà cả lấy thêm tỳ thiếp cho chồng chả phải bàn. Đến cái bà Lý Chiêu Hoàng sau gả cho Lê Phụ Trần cũng yêu thương nhau đến mấy mặt con. Lệch nhau đến 50 tuổi cũng không thể là lí do để chứng minh trong việc tình cảm. Giả dụ lệch 20 tuổi, nếu tôi năm nay 37 tuổi, như lí thuyết của tác giả Nguyên Khôi thì tôi khó có thể yêu được 1 cô gái 17; Còn lệch 30 tuổi, như tôi 57 tuổi, xấu trai ế ẩm mà muốn yêu 1 chị tầm 27 ... thì cực khó. Hoặc có lẽ tác giả nhầm lẫn giữa lịch sử và văn học hư cấu, hay ngược lại. Cho dù Toàn thưchép Trần Khắc Chung chính là người thuộc phe ủng hộ Trần Nhân Tông gả Huyền Chân sang Chiêm Thành. Cũng không thể khẳng định họ về sau không yêu nhau. Đấy là tôi chưa tính đến khả năng chính Khắc Chung là người chủ trì mối quan hệ Việt Chiêm, đã chủ động tham mưu cho vua Trần việc „hứa gả“ và muốn có 1 nội gián tuyệt vời như Huyền Trân thì cũng cần phải gieo mối tình cảm để ràng buộc. Vì nếu giả thử Huyền Trân chỉ là 1 bà Hoàng bình thường an phận với chồng con không tham gia chính trường thì việc gả bán hoàn tất là xong, gái về nhà chồng. Những thông tin nội bộ của nước Chiêm không bao giờ đến được với cục tình báo Đại Việt (có thể do Khắc Chung làm Trưởng ban). Nên nhớ một tiền lệ nội gián là Điêu Thuyền, nhiều nhà phân tích cho rằng nàng chả yêu gì Đổng Trác hay Lã Bố, nàng chỉ yêu Vương Doãn mà thôi. Vì tình yêu với Vương Doãn mà nàng làm hết mình cho mục đích của họ Vương khiến Đổng – Lã diệt lẫn nhau. Tác giả lại 1 lần nữa đổ tội cho Toàn thư là từ đoạn “theo tục lệ Chiêm Thành,..” đến “Khắc Chung thường sợ hãi né tránh” là đoạn có thể được biên soạn thông qua một nguồn tin phi chính thống[20]. Cách dùng thuật ngữ của tác giả thật là tùy tiện, tác giả có vẻ xem thường Toàn thư là lấy tin không chính thống khiến một kẻ ghét Sử như tôi cũng phải lo ngại cho ngành Sử học nước nhà. Chúng ta chỉ được biết Toàn thư là bộ Chính sử chính thống duy nhất cổ nhất của ta hiện còn đến thời Lê. Thông tin trong đó có thể có chép nhiều huyền thoại, có chủ ý thần thánh hóa, ảo hóa lịch sử hay là những nghi án khó giải của thời điểm chép sử với nhiều lí do khác nhau. Nhưng ý khen chê bao biếm của nhà Nho để nhằm mục đích hiển danh giáo đôn lễ nghĩa là xuyên suốt. Bảo 1 thứ chính thống là nó làm tin phi chính thống mà chả chứng minh được gì thì hơi vội vã. Đừng quên đôi câu đối đầu tiên của Toàn thư: Vựng lịch triều chi sự tích- Công vạn thế chi giám hành/Chép tích cũ của các triều-Tỏ gương sáng với muôn đời. Tác giả nên hết sức thận trọng mới phải.
Tôi cũng đành phải theo dòng nước ngược của 2 tác giả để lạc nốt với câu chuyện thời Bao cấp – Nhà phố cổ. Thời Bao Cấp nhà phân phối vách liếp ngăn buồng, phố cổ nhà chật trội, mấy thế hệ ở chung. Nhiều cặp khi „hành sự“ phải kín đáo kìm nén lắm. Còn khi có điều kiện không gian rộng mở, than ôi nhà nghỉ san sát. Vậy là càng rộng rãi càng thoải mái càng dễ dãi, chứ chật chội bố ai dám. Toàn thư có chép là Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa là có lý do hợp lý của nó. Hai tác giả đọc sử không suy luận mà chỉ nghĩ lung tung chuyện khác coi đó là chuyện „chó lợn“ thật nên cứ tìm mọi cách để bênh vực cho 2 nhân vật. Trong khi cụm từ „chó lợn“ chỉ là do bôi bác miệt thị bởi tư tưởng đạo đức của Nho thần. Khi dàn hỏa lập ven biển, sứ thần Đại Việt dùng thuyền nhẹ để giả hình như cướp biển vào cướp, thuyền nhẹ đi nhanh, người Chiêm không phát hiện được. Giả thử là cái thuyền to tổ bố, người Chiêm nhìn là biết ngay thuyền Việt. Vả lại sự lênh đênh chậm chễ không về ngay, có thể giải thích được là bên Đại Việt muốn dấu nhẹm, việc cướp người sẽ làm cho bên Chiêm mất thể diện, quan hệ 2 nước tuy chưa ra mặt nhưng cũng không thể giáo giở ngay. Chiêm Thành bị cướp mất hoàng hậu thì phải truy tra. Nếu ngay lập tức nhận ra là bên nhà Trần cử sang thì thật là không hay cần kéo dài thời gian. Đấy là giả thuyết của tôi.
Các luận chứng tiếp theo của cả 2 tác giả này cũng buồn cười không tả nổi. Đó là họ nghĩ rằng Huyền Trân xuất gia năm 1308, sau khi về nước một năm. Còn Trần Khắc Chung có khả năng cao cũng là một người theo Phật, hiểu Phật, cho nên ông mới được vua Trần Anh Tông sai viết lời bạt cho 1 tác phẩm Phật học là Thượng Sĩ ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ Và đến tận cuối đời, vợ chồng Trần Khắc Chung cúng ruộng của mình làm của Tam Bảo để cho em mình là sư Hương Lâm trông coi. Vậy là những người này mến mộ Phật pháp lắm mà đã mến mộ Phật đến mức như thế thì khó lòng có ham muốn dục vọng được nữa. Hai tác giả này đọc Toàn thư mà không thấy có đoạn nói sư có con gái, hay sư có vợ. Việc xuất gia hay mộ Phật về sau đều không thể biện minh cho tình cảm trước đây có hay là không. Mà cái biểu tượng tinh thần cho Phật giáo đời Trần là chính vua Nhân Tông, trước khi xuất gia thì cái chuyện phòng the cũng mạnh mẽ nên mới có vô khối công chúa và hoàng tử đấy, rồi già mới lên Yên Tử cho nó lành. Mà khi ông lên Yên tử chả đến 500 bà cung nữ theo đến chân núi mà cùng ở lại đó, nay thành cái chùa Giải Oan dưới chân núi Yên tử đó thôi.
May thay cuối đoạn họ cũng nói là Mối quan hệ Huyền Trân- Khắc Chung có thể có mà cũng có thể không. Nhưng than ôi kết thúc bài viết lại là lời trích của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước: “Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ quốc gia, có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ”. Không ăn nhặp gì. Và mượn câu kết cuối bài để nói lên cảm quan Lịch sử của tôi: Lịch sử cần được khám phá chứ không phải suy diễn một cách hữu thức và vô thức. Tên bài viết là Giải ảo lịch sử mà sao khi đọc xong thấy lịch sử được người soạn ảo hóa từ những thông tin có thật, lại bị ảo thêm 1 lần nữa suy diễn thêm để không đúng với cái lịch sử trong vòng ảo kia. Người bạn đã chia sẻ: Giải ảo quá ảo.
Nguyễn Đức Toàn
Thời gian gần đây, tôi làm công việc khác không được gần gũi với nghiên cứu sách vở cho lắm. Thì giờ đọc cũng ít đi. May nhờ Facebook, bạn bè chia sẻ được đọc ké bài của tác giả Nguyên Khôi:Giải ảo lịch sử về Huyền Trân công chúa. Đăng trên Tia sáng[1]. Bài viết khá lý thú, hấp dẫn đưa ra những chứng cứ và phân tích lịch sử chủ quan của Tác giả về những vấn đề liên quan đến Công chúa Huyền Trân, được Ngô Sĩ Liên chép trongĐại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư). Bài viết cụ thể đưa ra 3 luận điểm:
1. không có chuyện Huyền Trân bị hỏa thiêu, vì thế cũng không có chuyện giải cứu Huyền Trân như Toàn thư đã viết;
2. Giả thuyết Huyền Trân đầu độc Chế Mân không có cơ sở, không có chuyện nhóm Trần Khắc Chung phải lập mưu cướp công chúa về Đại Việt. Toàn thư đã chép đoạn này trên một truyền bản tin đồn hoặc huyền thoại thất thiệt (fakelore) vào đời sau. Câu chuyện đó chỉ có ý nghĩa đối với những sáng tác văn học mà hầu như lại rất có hại đối với lịch sử và sử học;
3. Mối quan hệ Huyền Trân- Khắc Chung có thể có mà cũng có thể không.
Nhưng thẳng thắn theo cảm quan của tôi, tôi chỉ ủng hộ 1/4 của luận điểm thứ 2 mà thôi. Đó làKhông có cơ sở về giả thuyết Huyền Trân đầu độc Chế Mân. Vì không có sự chuẩn bị về tư liệu, nên tôi xin căn cứ theo những gì Tác giả Nguyên Khôi nêu trong bài để trình bày lại cảm quan của tôi. Dẫn dụ lòng vòng xin các bạn thông cảm.
1. Có hay không chuyện Huyền Trân bị hỏa táng? Theo tôi chuyện Hỏa táng Huyền Trân là có nhưng do Huyền Trân tự nguyện lên giàn hỏa
Trong lịch sử, việc sử dụng Mỹ nhân kế làm nội gián, li gián, làm ngoại giao, làm chính trị là chuyện nhan nhản cả Đông lẫn Tây, cả cổ lẫn kim. Các cuộc hôn nhân giữa các dòng họ quý tộc nhằm củng cố quyền lực của các vương triều Châu Âu. Việc sử dụng gái đẹp để chiêu dụ các Tù trưởng vùng biên viễn thần phục, lấy đất đai, đổi lấy hòa bình ở Trung Quốc, Việt Nam không cần dẫn sách vở cũng đủ nhiều: Chiêu Quân cống Hồ, Đổng Trác-Điêu Thuyền-Lã Bố, Em gái Tôn Quyền với Lưu Huyền Đức. Các vua nhà Lý gả công chúa cho các thủ lĩnh châu mục miền núi như: Công chúa Bình Dương cho châu mục Thân Thiệu Thái, công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận, công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thượng Oai là Hà Thiện Lãm, gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh, công chúa Diên Bình cho thủ Lĩnh phủ Phú Lương là Dương Tự Minh, thậm chí Dương Tự Minh sau còn được gả thêm công chúa Thiều Dung nữa[2]. Vậy việc Trần Nhân Tông gả Huyền Trân cho Chế Mân cũng là sự thường tình theo chính sách „ngoại giao hôn nhân“ đã có tiền lệ. Việc sử gia đời sau chê bai chỉ là dưới lăng kính chủ quan của Nho gia về cái đạo vương bá quyền hành mà thôi không có gì hơn. Thêm nữa, thân phận người con gái trong thời kỳ phong kiến vốn đã bị coi là thấp kém, thường chỉ như là một thứ tài sản mà thôi. Trong chiến tranh, chiến lợi phẩm ngoài của cải, binh khí, lương thảo còn có cả các cô gái đẹp của kẻ bại trận. Dù là con gái thường dân hay công chúa đài các, để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau thì chủ nhân không bao giờ có khái niệm áy náy, tiếc rẻ hay xót xa gì cả. Tôi vẫn còn nhớ câu chuyện Tô Đông Pha sẵn sàng đổi người hầu gái xinh xắn để lấy 1 con tuấn mã của người bạn. Cô hầu này xem ra có tí tự trọng, đâm đầu vào cây chết. Họ Tô tiếc rẻ mãi. ... Nhưng mà tiếc không đổi được con ngựa chứ không phải vì thương xót ả hầu gái kia[3]. Vua Trần cũng đem bà vợ hờ là Lý Chiêu Hoàng gả cho Lê Phụ Trần vì có công giúp vua đánh giặc đó!. Lại chả đã từng dâng Công chúa An Tư cho Thoát Hoan để tranh thủ thời gian củng cố sức quân phản công lại quân Nguyên trước đó sao[4]. Ngô Sĩ Liên chỉ chê bai chuyện của Lý thị mà không chê chuyện An Tư. Đấy là cái quyền hành của người chép sử cho từng việc. Về sau này đời các chúa Nguyễn chính sách „ngoại giao hôn nhân“ thông qua 2 công chúa Ngọc Vạn gả cho vua Chân Lạp, công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm Thành[5] cũng đều đem lại nhiều thành quả. Trở lại chuyện của Huyền Trân, từ góc độ lịch sử chính trị, quan hệ Việt – Chiêm lúc thì quá thân mà lúc thì quá sơ. Từ đời nhà Lý, Chiêm Thành từng sai sứ sang kết thân cũng có, mà có lúc trái mệnh chống oai trời cũng có. Chúa Chiêm từng bị vua Lý bắt sống về làm lễ dâng tù ở nhà Thái Miếu. Tù binh người Chiêm được an trí làm nô lệ trong thái ấp vương hầu quan lại cũng nhiều. Thiền sư Thảo đường chả phải là quốc sư của Chiêm đó sao[6]! Chuyện Hà Ô Lôi chả phải có gốc gác Chiêm đó sao[7]. Vậy là cái mối tình Việt – Chiêm nó hằn vết qua từng giai đoạn, từng thời kỳ. Đầu đời Trần phải thừa nhận là rất thân thiết, ngược lại với cuối Trần là rất căng thẳng. Giai đoạn này 2 bên đoàn kết nhất trí lắm. Nội bộ Chiêm Thành cũng có phe thân Việt mà cũng có phe chống Việt. Trước sức ép của thế lực Nguyên Mông, 2 bên càng đoàn kết hơn, phe thân Việt thắng. Vua Trần đã từng chống lệnh mượn đường sang đánh Chiêm của Thoát Hoan đấy thôi. Sau này 1 cánh quân Nguyên đánh đường biển vào Chiêm Thành, rồi lên bộ đánh ngược về Đại Việt tạo thế gọng kìm Nam đánh lên Bắc đánh xuống cho vua tôi nhà Trần hết đường thoát, quân Chiêm Thành cũng anh dũng kháng Nguyên mà hỗ trợ nhà Trần đấy[8]. Khi giặc tan, vua Trần Nhân Tông làm Thái thượng hoàng từng tự mình đi vân du sang Chiêm Thành, ở lại gần 1 năm trong hoàng cung Chiêm, sử ghi là vua „hứa gả rồi“. Có thể nói chắc chắn rằng đây là giai đoạn rất mặn nồng của quan hệ Việt Chiêm. Việc Trần Nhân Tông nói chuyện với Chế Mân chắc chắn không chỉ tào lao mấy câu xã giao vớ vẩn về tình hình quan hệ 2 nước hay Phật pháp nhiệm mầu, khen cảnh đẹp đất Chiêm đâu. Mà là đàm phán thương mại chính trị. Hơn ai hết, Chế Mân có tư tưởng thân Việt muốn cầu một sự đồng thuận của thế lực bên ngoài để củng cố quyền hành chống lại nội bộ với 1 phe chống Việt đã mầm mống từ nhiều đời trước qua các cuộc chiến tranh với triều tiền nhiệm -nhà Lý. Thượng sách không gì hay bằng kết thân với nước láng giềng để củng cố yên ổn bên trong và ngược lại để đảm bảo biên cương được vững chắc các vua Đại Việt cũng không ngần ngại việc kết duyên Tần Tấn với các Tù trưởng man di, huống chi là chúa của cả một Chiêm Thành. Vậy là Hợp đồng đã sẵn, ngôi vị của Chế Mân được bảo đảm bởi thế lực Đại Việt đang cơn hùng mạnh. Trần Nhân Tông thật không hổ danh vua sáng đạo cao mà còn làm thương mại rất lẹ, „hứa gả“ ngay. Đổi lại Đại Việt được 1 dải đất vành đai mầu mỡ làm rào dậu mà không tốn chút xương máu thì 1 Huyền Trân chứ 10 Huyền Trân vua Trần cũng chiều. Lại cài cắm được thành phần thân Việt vào sâu trong Bộ Chính trị nước Chiêm, tình hình nước Chiêm thế nào cứ gọi là răm rắp. Có thể nhận định cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân không ngoại lệ là một cuộc hôn nhân chính trị có lợi cho cả 2 phía. Một bên trao đất, một bên gả người. Đặt cọc vào mối quan hệ thông gia làm tín chấp đảm bảo quyền lợi của cả 2. Tuy nhiên tinh thần chống và bài Việt trong Triều đình hoàng tộc Chiêm Thành không phải là nhỏ. Ngay trên vùng đất họ Chế vừa bán, đã có các vùng không chịu theo. Đến khi Chế Mân sắp mất các vùng này lại chống lại. Như: các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo. Vua [22b] sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý [của nhà vua] chọn người trong bọn họ trao cho quan tước, lại cấp ruộng đất, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về. [9]
Dưới thời kì của Chế Mân, một ông vua có tư tưởng thân Việt, thế lực chống Việt tạm thời lui xuống. Sự an toàn của Huyền Trân được bảo đảm như chính sự an toàn ngôi báu của Chế Mân vậy. Nhưng sau khi Chế Mân chết, phe thân Việt mất chỗ dựa, phe chống Việt lại quật khởi. Những thành phần thân Việt sẽ dần dần được loại bỏ. Vậy thì 1 bà Hoàng hậu người Việt còn lù lù trong hoàng cung Chiêm là điều rất khó nói trước. Vấn đề Huyền Trân phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác(có thể đầu độc, ám sát, trục xuất, bỏ tù .... ), sớm hay muộn mà thôi. Các khả năng trong ngoặc đơn tôi đưa ra thì bỏ tù là Thượng sách cho Chiêm Thành. Vì lực lượng Đại Việt đang mạnh, lực lượng Chiêm Thành đang yếu cần có thời gian để dưỡng sức quân. Trên phương diện ngoại giao, cũng sợ mất lòng Đại Việt. Vậy thì cứ giam lỏng bà Huyền Trân trong hoàng cung là đẹp, cắt hết nguồn tin tình báo đi là xong, hà cớ gì mà bày ra trò Hỏa thiêu?. Trừ phi, tôi xin giải thích ở phía dưới đây.
Trong bài viết của mình tác giả Nguyên Khôi đưa ra các lí do không có chuyện Hỏa thiêu là: Huyền Trân đang mang thai. Tôi xin thưa rằng, cái thai bé tí teo của một bà Hoàng người Việt với một tập đoàn chống Việt, bài Việt trong nội đình Chiêm Thành là lí do họ để cho bà yên đấy ư. Chưa kể cái khả năng con bà sinh ra cũng có tư tưởng thân Việt, chửa biết chừng ông ngoại và chú bác nhà Trần lại kéo quân sang mà đặt nó lên ngôi chúa Chiêm. Lí do Sản phụ không được lên giàn hỏa xem ra có vẻ mê tín nặng.
Lí do thứ 2 tác giả Nguyên Khôi đưa ra không có chuyện dàn hỏa là: nếu theo truyền thống Champa, chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép huỷ thân trên giàn hỏa với đức vua quá cố. Chữ “chính thức” ở đây nghĩa là “một người có dòng máu hoàng gia Champa”; tục lên giàn hỏa là một vinh dự lớn lao chỉ dành riêng cho bà hoàng hậu nhằm bày tỏ lòng thủy chung của mình đối với chồng, với điều kiện phải được hội đồng hoàng gia chấp thuận. ... trong suốt 18 thế kỷ của tiến trình lịch sử ở Champa, người ta đã ghi nhận chỉ có vài bà hoàng hậu được nhận ân huệ của hội đồng hoàng gia để lên hỏa đàn chết theo chồng.[10]
Ở đây có 1 vấn đề. Đã là Hoàng hậu chính thức, lại còn phải mang dòng máu Hoàng gia Champa. Vậy thì Huyền Trân trượt ngay vòng loại gửi xe đạp để đến được dàn hỏa. Nhưng tác giả Nguyên Khôi đã lỡ mất 2 ý sau. Đó là việc lên dàn hỏa này là 1 „vinh dự lớn lao“. Tôi e là rất khó có người nào muốn có „vinh dự lớn lao“ này. Dù là sử vẫn còn ghi những gương liệt nữ sẵn sàng chết theo chồng, như Tôn phu nhân vợ Lưu Huyền Đức thời Tam quốc[11], như bà Phan Thị Thuấn vợ tướng Ngô Phúc Hoàn[12] thời Hậu Lê. Lại còn phải được Hội đồng Hoàng gia chấp thuận mới được lên giàn hỏa chứ không phải cứ thích lên là được. Mà trong suốt 1800 năm ấy chỉ có „vài bà“. Vậy là ngay chính bà vợ cả của Chế Mân cũng không phải lên giàn hỏa, bà vợ 2 người Jawa cũng không lên. Vậy sao bà 3 lại phải lên?. Vậy đã chỉ lộ ra 1 ý, đó là việc lên dàn hỏa phải được sự đồng ý tự nguyện của chính chủ, chứ không phải là tục lệ bắt buộc phải theo. Chính chủ chính là Huyền Trân. Ý cảm quan của tôi là. Thế lực bài Việt đã cô lập Huyền Trân trong nội cung, tình hình đang ngày càng khó khăn, những tín hiệu xấu trong quan hệ Việt – Chiêm đang dần bộc lộ. Hợp đồng giữa Trần Nhân Tông và Chế Mân không còn hiệu lực kể từ khi Chế Mân qua đời. Phe chống Việt chưa ra mặt nhưng đã có ý đòi đất bằng cách kêu gọi các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng sách nhiễu, khiến Đoàn Nhữ Hài phải đi phủ dụ. Bên bán đất đã trở mặt, bên mua phải giữ đất nhưng cũng phải lấy khoản đặt cọc về. Vì nó còn có tác dụng lâu dài, con trai của Huyền Trân có nhiều khả năng quay trở lại trong thời điểm thích hợp. Vậy làm cách nào để đưa được 2 con tin quý giá với nhiều thông tin mật của Nội đình Chiêm Thành về. Chính Huyền Trân đã tương kế tựu kế, tự nguyện xin được theo tục Chiêm mà lên dàn hỏa tỏ lòng trung với chồng đã mất. Kết hợp với Sứ thần Đại Việt ở Chiêm bày ra trò dàn hỏa ở bờ biển rồi cướp lấy người mang đi. Phe chống Việt tưởng chừng gặp may, vừa nhổ được cái gai nội gián, vừa thoát nợ Hợp đồng cũ của vua trước để lại mà về ngoại giao không mất lòng nước lớn. Thế là Hội đồng hoàng gia chấp nhận ngay, cho dù Huyền Trân không phải Hoàng hậu chính thức, cũng không mang dòng máu Hoàng gia Champa như quy định vẫn được hưởng cái „vinh dự lớn lao“ chết theo chồng. Và mưu kế đã thành, sử Việt chép thật „tài tình“:
Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với [người Chiêm]:
"Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh [23a] hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu". Người Chiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô.[13]
Lí do thứ 3 tác giả Nguyên Khôi đưa ra là vấn đề chênh lệch thời gian. Họ Chế chết tháng 5, theo luật Champa phải hỏa thiêu trong vòng 1 tháng sau. Mà sứ thần Đại Việt tháng 10 mới đến. Tác giả lấy nguồn luật Champa ở đâu đó tôi không khảo được, tôi cho rằng tác giả đồng nhất việc hỏa táng Quốc vương với hỏa thiêu Hoàng hậu trong cùng 1 thời điểm. Trong khi tôi nghĩ rằng việc đó có thể không bắt buộc cùng 1 lúc. Vì cần có sự đồng ý tự nguyện của Huyền Trân thì việc lên dàn hỏa mới được thực hiện. Chú ý cách dùng từ của Toàn thư trong đoạn trích tôi vừa dẫn. Theo cảm quan lịch sử của tôi, Toàn thư đã chép đúng về thời gian. Để thực hiện kế hoạch „vượt ngục“ của mình, Huyền Trân lên chương trình chu đáo, sắp xếp lên dàn hỏa đúng lúc khi sứ thần có mặt ở kinh đô Chiêm Thành. Sứ thần cũng trong ứng ngoài hợp bàn với người Chiêm nên lập giàn thiêu ven biển để làm lễ chiêu hồn. Như vậy là Chế Mân đã được hỏa táng trước đó, và đến tháng 10 mới chính thức lập giàn hỏa cho Hoàng hậu đi theo, vì Hoàng hậu tự nguyện chủ trì cuộc lễ trước khi lên đàn, nên Sứ thần mới nói: „Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương“. Và sứ thần Đại Việt giả như 1 nhóm cướp biển bình thường ùa lên bờ cướp người đi mất. Khi người Chiêm nhận ra mình bị lừa thì đã muộn. Thậm chí tôi cho rằng họ nhận ra rất chi là muộn. Đấy cũng là 1 lí do để thuyền về lênh đênh chậm chạp.
Vậy thì tôi hoàn toàn không ủng hộ luận điểm của tác giả về việc: không có chuyện Huyền Trân bị hỏa thiêu, vì thế cũng không có chuyện giải cứu Huyền Trân như Toàn thư đã viết. Ý chừng nhưToàn thư chép chuyện không chính xác, hay sử thần chỉ dựa vào truyền thuyết dân gian như trường hợp “chú bé mồ côi- cờ lau dựng nước” của Đinh Bộ Lĩnh chẳng hạn. Tôi đã đọc bài củaTrần Trọng Dương. 2013. Đinh Bộ Lĩnh: huyền thoại và lịch sử. Tạp chí Tia Sáng. Số tháng 7/2013. Tuy nhiên chuyện chú bé mồ côi và chuyện ông hoàng bà chúa nó có sự khác nhau, không thể gọi tất cả là truyền thuyết dân gian được[14]. Đại Việt sử kí toàn thư lại là bộ sử đặc biệt, vừa là chính sử, vừa có cái tín 信vừa có cái khoa trương誇张. Nhưng là khoa trương cho cái tín. Trong đó có nhiều truyền thuyết dân gian. Khi tiếp thu thông tin của nó cần phân tích cái khoa trương để thấy được tín sử. Thế nó mới hay. Theo tôi là có dàn hỏa thiêu, có chuyện giải cứu, nhưng theo cách nhìn phân tích hỏa thiêu là mưu kế để giải cứu Huyền Trân chứ không phải như tác giả nghĩ là cứu Huyền Trân khỏi bị hỏa thiêu.
2. Có hay không chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân?Theo tôi là Không, nhưng cách hiểu rất đơn giản
Về việc có hay không chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân. Tác giả Nguyên Khôi đã đọc sách của Dominique Nguyen. Và cái ông họ Nguyen này lại có giả thuyết rất chi là lãng mạn: „có chăng Huyền Trân đã làm một việc phạm pháp nào đó có liên hệ đến cái chết của Chế Mân thành ra mới tìm cách chạy trốn. Chính đây mới là chìa khóa quan trọng trong vụ tình sử vô cùng bí ẩn của Chế Mân và Huyền Trân.”[15]
Tôi không nói Dominique sai, nhà nghiên cứu luôn luôn đưa ra giả thuyết. Những gì tôi chứng minh ở luận điểm 1 cũng khả năng là 1 giả thuyết, nhưng phải xem là giả thuyết nào đáng tin. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tác giả Nguyên Khôi về việc này, là không có chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân. Nhưng tác giả đã dẫn dắt lòng vòng chuyện này sang chuyện khác. Từ những nhận xét của Dominique, rồi loanh quanh sang việc dâng voi trắng, báo „đản sự“, rồi Hoàng gia theo mẫu hệ.
Tôi xin kính thưa rằng, Chiêm Thành rất nhiều lần sai sứ sang dâng voi trắng, vì theo quan niệm của Ấn Độ giáo thì voi trắng là loại voi quý hiếm tượng trưng cho thần thánh, báo điềm lành. Việc dâng voi trắng là chuyện thường của triều cống mà thôi. Còn bảo rằng họ có dụng ý báo tin này tin nọ, cũng có đấy. Nhưng vua của họ vừa chết tháng 5, họ vui vẻ gì mà sang báo, có báo là báo việc tang để Đại Việt cử sứ sang viếng chứ. Và có thể trong đoàn Voi trắng ấy đã có tình báo của Huyền Trân cử về và âm mưu dàn hỏa được lập trình trên đất Đại Việt, thời điểm khởi sự tháng 10 năm 1307. Chúng ta chú ý ngôn ngữ trong Toàn thư gọi Chế Đa Da là Thế tử. Cách chép sử của sử thần cũng bày tỏ quan điểm của họ. Khi họ đã xưng Đa Da là Thế tử, thì mặc nhiên trong quan niệm gia pháp của Nho gia, có khả năng được kế thừa vương vị. Con Hoàng đế thì phong Thái tử, con Vương thì phong Thế tử, đó là cách gọi theo tôn ti tước bậc của Nho giáo. Chúng ta chưa rõ nội tình Chiêm Thành trong giai đoạn mấy tháng sau cái chết của Chế Mân. Nhưng qua đó thì thấy rằng khả năng hòa bình lâu dài với Chiêm không còn nữa. Vị vua có tư tưởng thân Việt qua đời, kết thúc 1 giai đoạn hòa bình và chính sách ngoại giao mới. Ở góc độ chính trị, phía Đại Việt không có lý do gì để ám sát Chế Mân, một đồng minh trong kháng chiến chống Nguyên, lại tuyệt đối trung thành, dâng 2 châu Ô, Lý làm sính lễ. Về mặt ngoại giao, Trần Nhân Tông từng làm thượng khách của Chế Mân khi vân du sang Chiêm. Có được 1 Phò mã như vậy, thậm chí nhà Trần còn tuyệt đối ủng hộ cho Chế Mân nữa là khác. Tạo cơ hội cho thế lực của cháu ngoại một tương lai làm chủ nước Chiêm về sau. Trên phương diện tình cảm, dù cuộc hôn nhân của Huyền Trân với Chế Mân là 1 cuộc hôn nhân chính trị, thân phận người phụ nữ thời phong kiến không được đề cao, nhưng một ông vua dám dâng 1 phần đất nước để được 1 người vợ thì người vợ ấy phải có ý nghĩa như thế nào. Chỉ đơn giản như vậy thôi cũng đủ chứng minh Huyền Trân không bao giờ ám sát hay đầu độc Chế Mân. Trong môi trường chính trị nước Chiêm, 2 phe thân Việt và chống Việt luôn trong tình trạng đổi mặt thì sự an toàn của Huyền Trân phụ thuộc vào sự che chở của Chế Mân rất nhiều. Còn theo luận cứ của tác giả Nguyên Khôi là việc trả Huyền Trân và Chế Đa Da về cho Đại Việt là chuyện bình thường không phải bàn cãi thì tôi lại cho là không bình thường. Đây là một thất bại trong chính sách hòa hợp dân tộc của Chế Mân và Trần Nhân Tông, bởi lợi ích phe nhóm để rồi 2 nước đổ lỗi cho nhau, hiềm khích trong nhiều thế kỷ với chiến tranh và cướp phá. Có khi Chiêm Thành vào cướp ta, có khi quân ta đánh lại Chiêm Thành, thậm chí cả 2 bên đều có vua phải chết tại chiến trường là Chế Bồng Nga và Trần Dụê Tông. Tác giả Nguyên Khôi dường như bị cuốn hút vào lời văn phê phán của Dominique Nguyen kết hợp lời Bình của Ngô Sĩ Liên như là một sự đồng thuận khi đánh giá về chính sách „ngoại giao hôn nhân“ mà không để ý rằng đó chỉ là lời bình phẩm theo tư tưởng chủ quan bị chi phối của người viết. Đoạn dưới thì mâu thuẫn vô cùng khi cho rằng, việc các bà hoàng hậu nước ngoài trở về nước là là một nghi thức mang tính chế định của triều đình Champa. Việc Huyền Trân cùng con trai Chế Đa Da trở về Đại Việt là theo thông lệ ngoại giao, có sự ủng hộ và thỏa thuận giữa hai nước. Theo sự kiện mà Toàn thư đã ghi về việc cống voi trắng của Chế Đa Da, thì rõ ràng đoàn cống sứ này ngoài việc báo tin “đản sự” (sinh hạ thế tử), còn mang thêm thông tin “gợi ý” cho triều đình Đại Việt sang Champa đón công chúa và thế tử trở về.[16] Vậy 2 nước thỏa thuận „như thế“, rất đơn giản mà chính sử lại chép loằng ngoằng vậy sao.
Còn luận điểm mang chú thích số 10 dẫn của nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Tường, khi tôi đọc chú thích thì tôi không thể hiểu được vì là 2 ý trình bày không giống nhau lại chú thích cho nhau: theo quan niệm của Hoàng gia Champa (một hoàng gia theo chế độ mẫu hệ), thì Chế Đa Da (dù là con trai, dù là thế tử) thì cũng chỉ là một kẻ “khác máu” - không có giá trị huyết thống và cũng không có tư cách để thừa kế bất kỳ thứ gì từ triều đình đó[17]; Lời chú số 10: “Như thế không hẳn Chế Đa Da ở lại sẽ làm chúa Chiêm Thành mà sự kiện cậu bé về quê ngoại sẽ chỉ là đánh dấu chấm dứt một giai đoạn hòa hoãn của hai nước vì tình thế bên ngoài trong khi các vấn đề bên trong giữa hai nước vẫn chưa giải quyết được. Xung đột trở lại là điều tất yếu”. [Tạ Chí Đại Trường. 2009. Bài sử khác cho Việt Nam. Văn Mới. USA. Tr.257].[18]
Lại cực kỳ hơn nữa khi tác giả Nguyên Khôi viết rằng: Toàn thư đã chép đoạn này trên một truyền bản tin đồn hoặc huyền thoại thất thiệt (fakelore) vào đời sau. Câu chuyện đó chỉ có ý nghĩa đối với những sáng tác văn học mà hầu như lại rất có hại đối với lịch sử và sử học.[19]
Cá nhân tôi không nghĩ rằng Ngô Sĩ Liên chép sử theo tin đồn hoặc huyền thoại thất thiệt. Ông đã tham khảo từ Lê Văn Hưu, mà Lê Văn Hưu là sử gia đời Trần. Thậm chí nếu tệ hơn, thì như tác giả viết khoảng thời gian từ khi có sự kiện đến Ngô Sĩ Liên khoảng 150 năm. Đúng 150 năm nghe dài lắm, ý xa lắm không còn chính xác nhưng sẽ chính xác hơn chúng ta ngày nay rất nhiều. Cứ cho là nước ta bị chiến tranh binh lửa, bị thiên tai khốc liệt, kể cả việc người Minh sang đốt phá văn hiến nước nhà đi nữa thì khoảng 150 năm ấy, với sự liên kết văn tự chặt chẽ không bị đổi thay thì 1 sự kiện chính trị ngoại giao lớn như chuyện Huyền Trân – Chế Mân không thể dễ dàng mà phai nhòa đến mức Ngô Sĩ Liên phải dùng đến huyền thoại và tin đồn để biên vào Quốc sử.
3. Và mối tình huyền thoại
Về chuyện tình của Huyền Trân, tác giả Nguyên Khôi tuy không đưa ra kết luận rõ ràng là có hay không cuộc tình Huyền Trân – Khắc Chung trong những ngày lênh đênh trên biển cả. Nhưng Cái cách chứng minh của tác giả thì đã tỏ cho người đọc thấy là không có. Thứ nhất là chênh lệch tuổi tác. Than ôi chênh nhau 20 – 30 tuổi, khó nảy sinh tình cảm lắm thay. Tôi nghĩ tác giả Nguyên Khôi đã lạc từ thế kỷ thứ 13 sang thế kỷ thứ 21. Dưới thời phong kiến việc nhà giàu mua gái tơ về làm hầu non. Các cụ ông hồi xuân, bà cả lấy thêm tỳ thiếp cho chồng chả phải bàn. Đến cái bà Lý Chiêu Hoàng sau gả cho Lê Phụ Trần cũng yêu thương nhau đến mấy mặt con. Lệch nhau đến 50 tuổi cũng không thể là lí do để chứng minh trong việc tình cảm. Giả dụ lệch 20 tuổi, nếu tôi năm nay 37 tuổi, như lí thuyết của tác giả Nguyên Khôi thì tôi khó có thể yêu được 1 cô gái 17; Còn lệch 30 tuổi, như tôi 57 tuổi, xấu trai ế ẩm mà muốn yêu 1 chị tầm 27 ... thì cực khó. Hoặc có lẽ tác giả nhầm lẫn giữa lịch sử và văn học hư cấu, hay ngược lại. Cho dù Toàn thưchép Trần Khắc Chung chính là người thuộc phe ủng hộ Trần Nhân Tông gả Huyền Chân sang Chiêm Thành. Cũng không thể khẳng định họ về sau không yêu nhau. Đấy là tôi chưa tính đến khả năng chính Khắc Chung là người chủ trì mối quan hệ Việt Chiêm, đã chủ động tham mưu cho vua Trần việc „hứa gả“ và muốn có 1 nội gián tuyệt vời như Huyền Trân thì cũng cần phải gieo mối tình cảm để ràng buộc. Vì nếu giả thử Huyền Trân chỉ là 1 bà Hoàng bình thường an phận với chồng con không tham gia chính trường thì việc gả bán hoàn tất là xong, gái về nhà chồng. Những thông tin nội bộ của nước Chiêm không bao giờ đến được với cục tình báo Đại Việt (có thể do Khắc Chung làm Trưởng ban). Nên nhớ một tiền lệ nội gián là Điêu Thuyền, nhiều nhà phân tích cho rằng nàng chả yêu gì Đổng Trác hay Lã Bố, nàng chỉ yêu Vương Doãn mà thôi. Vì tình yêu với Vương Doãn mà nàng làm hết mình cho mục đích của họ Vương khiến Đổng – Lã diệt lẫn nhau. Tác giả lại 1 lần nữa đổ tội cho Toàn thư là từ đoạn “theo tục lệ Chiêm Thành,..” đến “Khắc Chung thường sợ hãi né tránh” là đoạn có thể được biên soạn thông qua một nguồn tin phi chính thống[20]. Cách dùng thuật ngữ của tác giả thật là tùy tiện, tác giả có vẻ xem thường Toàn thư là lấy tin không chính thống khiến một kẻ ghét Sử như tôi cũng phải lo ngại cho ngành Sử học nước nhà. Chúng ta chỉ được biết Toàn thư là bộ Chính sử chính thống duy nhất cổ nhất của ta hiện còn đến thời Lê. Thông tin trong đó có thể có chép nhiều huyền thoại, có chủ ý thần thánh hóa, ảo hóa lịch sử hay là những nghi án khó giải của thời điểm chép sử với nhiều lí do khác nhau. Nhưng ý khen chê bao biếm của nhà Nho để nhằm mục đích hiển danh giáo đôn lễ nghĩa là xuyên suốt. Bảo 1 thứ chính thống là nó làm tin phi chính thống mà chả chứng minh được gì thì hơi vội vã. Đừng quên đôi câu đối đầu tiên của Toàn thư: Vựng lịch triều chi sự tích- Công vạn thế chi giám hành/Chép tích cũ của các triều-Tỏ gương sáng với muôn đời. Tác giả nên hết sức thận trọng mới phải.
Đoạn dưới thì tác giả Nguyên Khôi như muốn trình bày là Huyền Trân lúc ấy mới sinh con được vài tháng, tức là lúc đó có khả năng còn đang ở cữ, không thể có chuyện yêu đương tình dục, như lời trong sử là làm chuyện „chó lợn“ được. Với chú thích số 12, dẫn lại 1 bài viết đầy cảm tính của tác giả Lê Vy: http://www.tinmoi.vn/su-that-huyen-tran-cong-chua-tu-thong-voi-tran-khac-chung-011275185.html. Chứng minh là: đi “thuyền nhẹ“ (như Toàn thư ghi) chỉ chở được một vài người để rồi mối tình nảy sinh trong quá trình lênh đênh sóng nước là không đúng mà phải là thuyền lớn chở đầyngười tùy tùng, thị nữ ... nên không thể làm „chuyện ấy“. Đến đây tôi chỉ biết than trời, ngày xưa các cụ khoa học còn kém thật, nhưng những trường hợp chứ đẻ năm 1 thì giải thích sao đây. Tôi có thể thấy rõ cả tác giả Lê Vy và Nguyên Khôi cùng lạc ngược từ thế kỷ 21 về thế kỉ 13.
Tôi cũng đành phải theo dòng nước ngược của 2 tác giả để lạc nốt với câu chuyện thời Bao cấp – Nhà phố cổ. Thời Bao Cấp nhà phân phối vách liếp ngăn buồng, phố cổ nhà chật trội, mấy thế hệ ở chung. Nhiều cặp khi „hành sự“ phải kín đáo kìm nén lắm. Còn khi có điều kiện không gian rộng mở, than ôi nhà nghỉ san sát. Vậy là càng rộng rãi càng thoải mái càng dễ dãi, chứ chật chội bố ai dám. Toàn thư có chép là Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa là có lý do hợp lý của nó. Hai tác giả đọc sử không suy luận mà chỉ nghĩ lung tung chuyện khác coi đó là chuyện „chó lợn“ thật nên cứ tìm mọi cách để bênh vực cho 2 nhân vật. Trong khi cụm từ „chó lợn“ chỉ là do bôi bác miệt thị bởi tư tưởng đạo đức của Nho thần. Khi dàn hỏa lập ven biển, sứ thần Đại Việt dùng thuyền nhẹ để giả hình như cướp biển vào cướp, thuyền nhẹ đi nhanh, người Chiêm không phát hiện được. Giả thử là cái thuyền to tổ bố, người Chiêm nhìn là biết ngay thuyền Việt. Vả lại sự lênh đênh chậm chễ không về ngay, có thể giải thích được là bên Đại Việt muốn dấu nhẹm, việc cướp người sẽ làm cho bên Chiêm mất thể diện, quan hệ 2 nước tuy chưa ra mặt nhưng cũng không thể giáo giở ngay. Chiêm Thành bị cướp mất hoàng hậu thì phải truy tra. Nếu ngay lập tức nhận ra là bên nhà Trần cử sang thì thật là không hay cần kéo dài thời gian. Đấy là giả thuyết của tôi.
Các luận chứng tiếp theo của cả 2 tác giả này cũng buồn cười không tả nổi. Đó là họ nghĩ rằng Huyền Trân xuất gia năm 1308, sau khi về nước một năm. Còn Trần Khắc Chung có khả năng cao cũng là một người theo Phật, hiểu Phật, cho nên ông mới được vua Trần Anh Tông sai viết lời bạt cho 1 tác phẩm Phật học là Thượng Sĩ ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ Và đến tận cuối đời, vợ chồng Trần Khắc Chung cúng ruộng của mình làm của Tam Bảo để cho em mình là sư Hương Lâm trông coi. Vậy là những người này mến mộ Phật pháp lắm mà đã mến mộ Phật đến mức như thế thì khó lòng có ham muốn dục vọng được nữa. Hai tác giả này đọc Toàn thư mà không thấy có đoạn nói sư có con gái, hay sư có vợ. Việc xuất gia hay mộ Phật về sau đều không thể biện minh cho tình cảm trước đây có hay là không. Mà cái biểu tượng tinh thần cho Phật giáo đời Trần là chính vua Nhân Tông, trước khi xuất gia thì cái chuyện phòng the cũng mạnh mẽ nên mới có vô khối công chúa và hoàng tử đấy, rồi già mới lên Yên Tử cho nó lành. Mà khi ông lên Yên tử chả đến 500 bà cung nữ theo đến chân núi mà cùng ở lại đó, nay thành cái chùa Giải Oan dưới chân núi Yên tử đó thôi.
May thay cuối đoạn họ cũng nói là Mối quan hệ Huyền Trân- Khắc Chung có thể có mà cũng có thể không. Nhưng than ôi kết thúc bài viết lại là lời trích của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước: “Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ quốc gia, có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ”. Không ăn nhặp gì. Và mượn câu kết cuối bài để nói lên cảm quan Lịch sử của tôi: Lịch sử cần được khám phá chứ không phải suy diễn một cách hữu thức và vô thức. Tên bài viết là Giải ảo lịch sử mà sao khi đọc xong thấy lịch sử được người soạn ảo hóa từ những thông tin có thật, lại bị ảo thêm 1 lần nữa suy diễn thêm để không đúng với cái lịch sử trong vòng ảo kia. Người bạn đã chia sẻ: Giải ảo quá ảo.
Deutschlan-Taucha, mùa thu tháng 10-2014.
仝有横
[2] Đại Việt sử kí toàn thư.
[3] Tạm dùng chú thích của Facebook cho nhanh. Tất nhiên là có sách vở hẳn hoi nguồn. Nhưng dẫn lằng nhằng xin mượn Face của ông bạn đồng môn vậy. https://www.facebook.com/notes/1529017653997737/
[4] Đại Việt sử kí toàn thư
[6] Thiền uyển tập anh
[7] Lĩnh Nam chích quái
[8] Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (1975), Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, NXB Khoa học xã hội.
[9] Đại Việt sử ký toàn thư
[11] Tôn Quyền theo kế của Chu Du, định dung em gái làm mồi nhử Lưu Bị sang ép đòi lại Kinh Châu. Quân sư của Lưu Bị đã cao tay dàn xếp để Lưu Bị vẫn lấy được Tôn muội mà tính mạng được bảo đảm. Sau này Tôn Quyền giết Quan Vũ cướp lại Kinh Châu bắt Tôn muội về. Lưu Bị đem quân trả thù, bị thua ở Hào Đình, về mất ở thành Bạch Đế. Tôn muội nghe tin sai đẩy xe ra bờ sông trông về hướng chồng rồi trầm mình tuẫn tiết theo.
[12] Ngô Phúc Hoàn, tướng quân nhà Hậu Lê, đánh nhau với quân Tây Sơn ở bến sông Thúy Ái, bị chết tại trận. Vợ là bà Phan Thị Thuấn làm lễ cầu siêu cho chồng xong cũng ra bến Thúy Ái trầm mình tuẫn tiết. Nay còn đền thờ ở thôn Thúy Ái phường Lĩnh Nam, Hà Nội.
[13] Đại Việt sử kí toàn thư
[14] Tôi đã đọc kỹ bài viết của Trần Trọng Dương qua http://xuandienhannom.blogspot.de/2013/08/tran-trong-duong-inh-bo-linh-huyen.html, là một bài viết hay có giá trị. Tuy vậy tác giả Nguyên Khôi dường như áp dụng quá triệt để cách viết trong bài Đinh Bộ Lĩnh: huyền thoại và lịch sử. Áp dụng cho trường hợp của Huyền Trân với Chế Mân thì rất không chắc chân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét