LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA SAO?--PV Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA SAO?
LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA SAO ?!
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
08-10-2014
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” (10.10.1954 –10.10.2014) một cách hoành tráng và có màn đốt pháo hoa tưng bừng trong ngày này tại 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để chào mừng.
Việc tiến hành tổ chức kỷ niệm lãng phí như vậy trong khi kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, nợ xấu qua lớn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm…đã khiến cho dư luận quần chúng rất bất mãn.
Nhân dịp này người ta cũng nhớ lại tháng Bảy năm 1954, Hiệp Định Geneve đã chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam Bắc lấy vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cũng trong năm 1954 này, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, từ Việt Bắc, Hồ Chí Minh viết bức thư gởi đồng bào, mục đích là để tuyên truyền về những chính sách của Việt Minh.
Trong bức thư ấy có câu: “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự”.
60 năm qua trên miền Bắc và từ năm 1975 trên miền Nam đã có những cuộc cải cách gì, đời sống người dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không?.
60 năm ấy, lòi hứa của Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?! Đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và nhà báo Trần Quang Thành nhan dịp giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang tưng bừng kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” 10/10/1954 – 10/10/2014
Mời quí vị theo dõi :
Trần Quang Thành : Xin chào nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Nguyễn Khắc Mai : Xin chào nhà báo Trần Quang Thành
TQT : Sắp đến kỷ niệm 60 năm gải phóng Thủ đô Hà Nội. Giới lãnh đạo Hà Nội đang tổ chức đợt kỷ niệm này thật hoành tráng, nhưng bị nhân dân phản ứng gay gắt vì cuộc sống đang khó khăn, tổ chức lòe loẹt không thiết thực.
Nhân dịp này chúng ta lại nhớ tới lòi ông Hồ Chí Minh gửi tới nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước chuẩn bị cho ngày chuẩn bị tiếp quản Hà Nội cách đây 60 năm. Trong bức thư ông có nói rằng chúng ta phải cải cách xã hội và triệt để giúp đỡ nhân dân thực hiện dân chủ.
Nhà bình luận Nguyễn Khắc Mai nghĩ gì về những lời hứa trong bức thứ này ạ?
NKM : Phải nói là năm ấy, công thức đó rất hay. Tuyệt vời đấy. Một công thức tuyệt đấy. Cải cách xã hội, nâng cao đời sống cho dân và thực hiện dân chủ thật sự. Cải cách xã hội để tạo ra được 2 mục đích ấy tuyệt quá rồi còn gì nữa!
Thế nhưng mà 60 năm lịch sử nó cho mình một cái nhận xét cay đắng là nói hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi. Đó là kết luận dân gian như là câu tục ngữ “Nói thì hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi”.
Vì sao vậy? Bời vì tất cả những cuộc cải cách của cụ Hồ đề xướng và lãnh đạo cũng như những học trò xuất sắc của cụ thực hiện lãnh đạo cho đến cả đời học trò cháu bây giờ nữa cũng nói hay, nhưng vỗ tay thì lỗi. Cho nên là những lòi hứa ấy nó không mang lại kết quả như ý. Ví dụ như đời sống nhân dân cho đến nay thì có nhà cao, cửa rộng, đường lớn, ô tô nhiều vv.. Nhưng mà dân trí thì thế nào? Quan trí thì thế nào? Vị thế của đất nước thì thế nào? Vị thế không phải là người ta ca ngọi anh bàng những từ ngoại giao. Vị thế của anh là thật sự thể hiện trên thương trường kinh tế, thể hiện trên văn hóa, thể hiện trong nhân cách con người. thì anh lại rất thấp. Có nơi nó cấm chó và người Việt Nam vào siêu thị. Phải thấy đời sống của mình như thế nào sau 60 năm. Tôi xin nhắc lại những điều tôi viết trong bài báo vừa rồi cũng có những điều cay đắng đấy chứ không phải không. Một sự thật rất là cay đắng.
Ông ấy nói như thế thì hay quá. Phải cải cách xã hội, rồi phải nâng cao đời sống, rồi phải thực hiện dân chủ. Tức là đưa ra mục tiêu rất là đẹp đẽ, rất là tuyệt vời. Cũng như Nguyễn Phú Trọng vừa nói phải chống tham nhũng bằng cơ chế, bừng luật pháp.
Có đúng không? Đúng quá!
Nhưng mà cái công thức ấy là chung chung nhất của nhân loại. Từ xưa đến nay muốn chống tham nhũng phải có cơ chế, phải cvos luật pháp. Trung Quốc dựng ông Bao Công đó. Nó thể hiện một cái cơ chế, một con người có tiềm năng, có tâm huyết, rồi thì cương trực.Thượng phong luật pháp không có phân biệt vương, công, đại thần náo hết. Nếu vi phạm pháp luật Bao Công phải trảm đầu. Nó có cơ chế thượng phong luật pháp. Bây giờ ông Trọng nói có cơ chế, có luật pháp. Nhưng mà cơ chế nào, luật pháp nào để mà trừng trị cái lũ tham nhũng này được? Tôi nhớ cái câu này cha ông mình nói đã rất lâu rồi. Phải trừng trị cái đám tham nhũng này. Tôi lấy ví dụ như trong bài Kê minh thập sách, tương truyền là của bà Nguyễn Thị Bích Châu. Hiện nay chúng tôi đã cho khắc bài Kê minh thập sách dựng bi trong đền thờ bà ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong đó bà nói đối với bọn tham nhũng “thải nhũng lại, vĩ tình dung mưu” tức là phải đuổi cái bọn quan lại tham nhũng đi để giảm cái sự căm ghét của nhân dân. Nhứ thế là người ta nói đến một cái chế độ, một cáí luật pháp phải đuổi bọn này. Chứ không phaỉ nói như Nguyên Sinh Hùng đâu, anh đuổi hết lấy ai làm việc! Bây giờ đuổi là đuổi quân. Chứ còn thằng tham ở dười thì nâng nó lên ở trên. Ở thôn lên xã, xã len huyện; huyện lên tỉnh; tỉnh lên trung ương. Nó loanh quanh, lộn xộn từ xưa đến nay. Môt cơ chế, môt luật pháp như thế nào thì mới cỏ diệt trừ được bọn tham nhũng? Điều đó Trọng không dám nói, chỉ đưa công thức. mà không dám nói tới bài toán. Vấn đề là cái bài toán được xử sự như thế nào để chống tham nhũng? Mặc dầu hiện nay họ cũng đưa ra nào là kiểm soát thu nhập của công chức, rồi là kê khai tài sản. Quốc hội tói đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm để mà ngăn ngừa. Nhưng tất cả chỉ là hình thức nửa vời và luôn luôn không đạt kết quả.
Chống tham nhũng Đảng Cộng sản đề xướng đã 50 năm nay. Lúc đầu là Chỉ thị 28 thì dân bảo “28 chẳng dám đanh ai!”. Sau đó nâng lên Nghị quyết 72 dân lại bảo “72 chỉ dám đánh từ vai trở xuống!” Bây giờ lại nói chống tham nhũng nhưng mà luật pháp không đầy đủ. Tranh biện ở tòa án không minh bạch. Báo chí không tự do. Những người phanh phui chống tham nhũng thì có một cuộc sống khốn khổ, khốn nạn. Nói công thức thì nhiều, nhưng tạo ra những bài toán thì không có. Vì thế nói thì hay nhưng vỗ tay thì lỗi. Từ cụ Hồ đến học trò yêu quí, xuất sắc của cụ như đòi các tổng bí thư càng ngày càng xuống cấp theo đúng như câu tục ngữ của Tàu là “Thế giáng dũ hạ” nghìa là đời sau kém hơn đời trước. Sự thật nó rõ ràng như vậy.
Cho nên kết luận lại của tôi là 60 năm chúng ta nói rất hay, nhưng chúng ta làm rất kém..Vì sao nói hay mà làm kém? Vì chế độ của chúng ta, chế độ chính trị của chúng ta, cái nền dân chủ của chúng ta nó không đề cao quyền con người. Không đề cao quyền của dân thật sự. Không đề cao vai trò, tiếng nói của trí thức thật sự. Họ chỉ đề cao những người trí thức nịnh hót, người ca ngợi. Còn những người gọi là chính trị gia như ngày xưa nghiêm túc, thẳng thắn, bộc trực, dám nói thẳng sự thật thì có được đề cao đâu mà để nói có chính khí, chính nghĩa.
Đấy là những điều tôi suy nghĩ, cũng là cay đắng khi nhìn ra sự thật lịch sử 60 năm chúng ta đi đến một kết luận tất cả các công thức hay ho phải được thực hiện bằng một thiết chế chính trị, bằng một thể chế chính trị văn minh, dân chủ, khoa học và thật sự đề cao dân quyên, nhân quyền, đề cao dân sinh thì mới có thể phát triển được.
Còn một điều tôi đang thấy có một cái hay là chiều 10 tới, ban tuyên huấn, sở văn hóa Hà Nội cùng với một công ty Hàn Quôc sẽ tổ chức bàn về vai trò hay là giá trị của kim chi. Tôi nghĩ là cái này nó tức cười, nhưng mà nó có cái hay bởi vì ngưới ta đang nói đến xứ sở của kim chi tức là nói xứ sở Hàn Quốc . Bài học kim chi là bài học rất lớn. Lần trước trong một bài người ta nói ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hàn Quốc ông nên học bài học vì sao Hàn Quốc phát triển nhanh như vậy, tốt như vậy, đàng hoàng như vậy? Đấy là bài học lớn cho người lãnh đạo. Liệu họ sang đấy họ ăn kim chi, họ uống nhân sâm, họ nhìn cái sự thật họ có hiểu không. Họ có cay đắng về cái sự lạc hậu và họ có xấu hổ như Mác nói phải biết xấu hổ,phải biết một cái thực tế dân tộc khác văn minh hơn mình. Mình thì lạc hậu sau họ. Mặc dầu mình có đầy đủ những điều kiện như người ta mà mình không lam được như người ta.
Đấy là những bài học mà tôi cho rằng khi nói về tiếp quản Thủ đô, về giải phóng Thủ đô, về 60 năm vv.. ta phải tìm hiểu điều đó mới có giá trị. Còn huyênh hoang đốt pháo hoa 30 điểm như Hà Nội tổ chức thật vô duyên. Nó thấy lập lỏe, lóe sáng lên vui vẻ trong chốc lát nhưng rồi nó cũng không an ủi được ai, không xoa dịu được cái gì là sự thật lạc hậu. Sự thật sờ sờ ra đấy lạc hậu ngay tại Thủ đô. Lạc hậu trên từng vấn đề, trên từng lĩnh vực. Đó là những vấn đề cần phải suy nghĩ làm sao cho công dân nhìn thấy, thế hệ trẻ nhìn thấy.
Nhân đây nói tới một nhuệ khí, một khí phách như của sinh viên HongKong đòi cho mình một cái quyền dân chủ, tự mình chọn lấy những con người lãnh đạo,. Tự mình bầu lấy con người lãnh đạo. Nhưng mà chưa được. Nhìn về mình thì còn nhiều vấn đề.
Đấy là ý của chúng tôi nhân ngày 10/10 sắp đến. Ngày xưa họ gọi ngày ấy là ngày song thập. Đó là ngày kỷ niệm của Quốc dân Đáng đấy – ngày song thập 10/10. Một vài ý nghĩ trao đổi với nhà báo. Không biết nhà báo suy nghĩ như thế nào?
TQT : Tôi hoàn toàn tâm đắc với những đìều nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai vừa nêu lên. 60 năm qua những điều ông Hồ nói hầu như không thực hiện được. Chúng tôi muốn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đi sâu vào 2 cuộc cải cách xã hội mà ông Hồ Chí Minh đã nêu lên và đich thân ông ấy chỉ đạo hực hiện đó là cuộc cải cách ruộng đất tiến hành nhiều năm nhưng mà tập trung nhất là giai đoạn 1954 – 1956.và cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1958. Ông nghĩ sao về 2 cuộc cải cách này mà ông Hồ đích thân chỉ đạo?
NKM : Phải nói là 2 cuộc cải cách này người ta nói là nó long trời, lở đất. Mà nó long trời, lở đất thật. Nó làm điên đảo xã hội. Nhiều quốc gia chung quanh ta họ cũng cải cách điền địa. Nhưng họ có tạo ra những dư chấn đau đớn về tâm lý, về xã hội, về đạo đức như cuộc cải cách ruộng đất của ta đâu. Cuộc cải cách ấy theo tôi nghĩ nó phá nát lực lượng sản xuất cần thiêt lúc bấy giờ. Còn dư chấn của nó là làm tanh bành vấn đề đất đai. Lúc bấy giờ 10 triệu nông dân ở miền Bắc được nhận ruộng đất. Nhưng những hiến pháp sau đó đã thu hồi lại quyền sở hữu ấy rồi. Bây giờ người dân trong tay không còn gì, không có quyền gi cả. Họ muốn tước đoạt lúc nào thì tước đoạt. Họ muốn lấy lúc nào thì lấy. Đền bù ra sao thì đền bù. Án oan sai, tiếng kêu khổ cùng trời, cuối đất như thế. Đấy là hậu quả của cách làm cải cách ruộng .
Sửa sai của cụ Hồ nó là hình thức, Cụ cũng lau nước măt, mấy giọt nước mắt. Nhưng thật ra đến nay quyền lợi của bà Nguyễn Thị Năm cũng không được ai đoái hoài giải quyết. Tôi đến thăm gia đình ấy, 2 người con của bà Năm đưa cho tôi xem cài bằng của Ủy bán Thái Nguyên ghi cống Địa chủ kháng chiến! Quyền lợi không có. Nó để lại những dư chấn về đạo đức, về tâm lý. tai hại ấy, hậu quả ấy mới là trầm trọng, mói là đớn đau. Đây là một cuộc cải cách long trời, lở đất mà cụ Hồ chỉ đạo. Nó không đạt yêu cầu về kinh tế. Cũng không đạt cả kết quả về xã hội. Càng không đạt về dân chủ. Hình thức tòa án như thê ngày nay tuy nó không lặp lại nguyên xi nhưng tinh thần của nó vẫn còn. Vẫn là những bản án bỏ túi, án qua điện thoại, án theo chỉ đạo. Vai trò của luật sư, vai trò của thẩm phán nó mờ nhạt. Những thủ tục về tố tụng nó lộn xộn. Vì thế dân oan rất nhiều. Đó là câu chuyện của cải cách ruộng đất.
Còn cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là nhăm mục đích tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng trên thực tế nó đập tan năng lực kinh doanh của dân tộc.. Bài học ấy ở miền Bắc không chịu rút ra mà lại tiếp tục ở miền Nam. Ông Đỗ Mười đấy tiếp tục vào làm ở miền Nam sau 1975. Nói là giải phóng, nhưng thực chất không phải là giải phóng mà là tước đoạt. Không chỉ là tước đoạt mà là đập nát các cái gien kinh doanh làm cho nó chìm đi. Cái gien đó là những người như thế nào?. Tôi đánh giá họ là những người biết giữ vốn. Biết phát triển đồng vốn của mình và của xã hội. Biết tạo ra bạn hàng để tạo ra đồng vốn ấy từ nước mình sang nước người ta và từ nước người ta trở lại nước mình.. Quay vòng đồng vốn ấy với một hệ thống bạn hàng được xác định đáng tin cậy. Nghệ thuật, thủ đôạn, năng lực, phương pháp kinh doanh. của dân tộc cả ba mặt ấy cuộc cải cách công thướng nghiệp tư bản tư doanh cụ Hồ đưa ra hoàn toàn không đạt tới. Như thế là thất bại. và thất bại rõ nhất là làm cho xã hội thiếu đủ thứ . tất cả hàng hóa tiêu dùng không đủ. Đấy là hậu quâ của cải cách công thương nghiệp tư bản mà di hại nó đến tận bây giờ. Mình không tạo ra được những doanh nhân biết làm ăn trong đời sống thị trường toàn cầu hóa hiện nay. Cay đắng vừa rồi ta nói hợp tác với Hàn Quốc. Một viên ốc nhỏ không phải là không làm được. Bộ trưởng Bộ Công Thương bảo lầm được. Nhưng với gía thành quá cao cho nên không thể đưa vào thị trường giao thương, buôn bán được. Như thế là vô ích. Làm được nhưng không sử dụng được, không bán được. Có nghĩa là không có hiệu quả. Đấy là thực tế về tác động của các cuộc cải tạo ấy. Là dư chấn đến nay vẫn còn tồn tại. 1955 là công hữu, 1955 là quốc doanh. Cái gì thiên hạ làm được thì mình muốn làm trái, ,làm ngược, làm một cách tụt hậu. thì làm sao nâng cao đòi sống, dân chủ thật sự được.
Hai cuộc cải cách lớn lao ấy đều thất bại. Thừa nhận thất bạ nên phải đổi mới. Đổi mới có nghĩa là bỏ đi các cuộc cải cách ấy. Không theo các cuộc cải cách ấy được nữa. mà phải đổi mới. Cải cách xã hội phải đi theo một tầm tư tưởng văn minh, khoa học, tiến bộ dẫn dắt thì mới có được những kết quả.
Đấy là những cái mà chúng tôi thấy phải rút ra những kết luận nên cải cách xã hội, nên nâng cao dân chủ, cải thiện đời sống. Đời sông hiện nay người ta thấy có khá hơn trước một chút, nhưng lại thua xa so với cấc dân tộc chung quanh. Đấy là vấn đề. Anh có nhích lên một chút, nhưng mà đời sống của anh vẫn thấp kém so với thiên hạ cùng trong một thời đại này
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, năm 1954, trong bức thư gửi đồng bào, ông Hồ Chí Minh nói là cần phải nâng cao dân chủ thật sự. Đúng là thời đó có nâng cao một tí thât. Lúc đó có phát động theo Trung Quôc là trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Nhưng hòa chưa kịp nở, tiếng chưa kịp đua thì đên năm 1956 là một vụ án thê tham Nhân văn – Giai phẩm. Rồi sau đó suốt cả máy chục năm dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, nước ta đâu có được các cái quyên mà ông đòi trong yêu sách dưới chế độ thực dân Pháp? Ông nghĩ sao về vấn đề này, thưa ông Nguyễn Khắc Mai?
NKM : Đây là một bi kịch lớn đó. Khi cụ Hồ nói được những điều tử tế thì cụ đang nghĩ với một đầu óc khác. Đang theo một định hướng khác. Khi bước vào hành động, đầu óc của cụ đã bị tẩy não rồi. Đã bị nhồi sọ rồi và bị lũng đoạn rồi. Người quan thầy của cụ, đàn anh của cụ ngồi ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa đã lệnh cho cụ không được làm theo cái ý nghĩ đúng của mình nữa và phải lái.
Năm 1960 tôi rất thú vị nghe ông Hồ đọc một bài phát biểu làTôi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lê-nin.
Lúc ấy tôi thấy có vẻ rất thú vị. Nhưng bây giò nhìn lại tôi thấy cụm từ Tôi từ chủ nghia yêu nước, phải hiểu theo nghĩa là Tôi đã từ bỏ chủ nghĩa yêu nước để sang chủ nghĩa Lê-nin.
Vì sao ông Hồ lại phải chơi chữ như vậy? Không phải đi từ đây để sang bên kia mà là tôi từ bỏ bên này để đi sang bên kia. Vì lúc này Lê Đức Thọ dâng ép ông, buộc ông phải đầu hàng, đầu thú. Ông phải viết cái bài như vậy. “Tôi từ chủ nghĩa yêu nước” tức là từ bỏ dân tộc sang quốc tế, sang giai cấp, sang Lê-nin. Chính cụ Hồ cũng đã từng hô hào trong một bài hô hào mà tôi bắt được quả tang là dáng toàn bộ linh hồn dân tộc mình cho Mạc Tư Khoa. Thử hỏi với những suy nghĩ như vậy làm sao cụ có được những việc làm tử tế, lợi ích đúng nghĩa với quốc giâ, dân tộc. Cho nên nhân vật lịch sử này phải xem xét lại chứ không phải chỉ tung hô coi thành thần, thành thánh như hiện nay đâu. Tôi gặp rất nhiều bà con họ rất ảo tưởng. Bời vì cái tuyên truyên của mình nó dối trá. Phải trả lại giá trị thật của nhân vật lịch sử này. Tôi cũng có một thòi ảo vọng nói như Dương Thu Hương Bây giờ tôi phải biết cay dắng, phaỉ biết bước.sang bên kia bờ ảo vọng, phải thấy sự thật. Nhân vật lịc sử này hết sức phức tạp, rất nhiều nghịch lý, rất nhiều mâu thuẫn. Nói vậy nhưng không phải vậy.
Đó là cách đánh giá của tôi. Đúng ông ấy là một nhà chính trị . Nhưng mà có nhiều điều lầm lỗi. Nếu gọi là lỗi lạc đúng là có người cho là lỗi lạc tức là rất giỏi, nhswng đối với cụ Hồ thì ngược lại vừa có lỗi vừa đi lạc đường. Ông đã dãn dân ta đi lạc đường,
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, các học trò của ông Hồ đang liên tục phát động học và làm theo Hồ Chí Minh. Vậy ông Hồ Chí Minh đã từ bỏ chủ nghía yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông đã lạc đã lầm và đã có lỗi. Vậy thì ngày nay chúng ta làm sao có thể học và làm theo tấm gương của ông ấy được? Ông bình luận như thế nào ạ?
NKM : Tôi nghĩ là đối với ông Hồ có 2 điều : Ông ấy có những lời nói hay như dân chủ có nghĩa là nhân dân làm chủ. Ông định nghĩa hết sức đơn giản như vậy. Hay là câu ta vừa trích :”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.” . Hay là ông nói rất hay độc lập rồi, thống nhất rồi nhưng dân không được hưởng tự do, hành phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì.. Trước khi chết ông nói cũng hay lắm. Khi về thăm đồng bào Hà Tây ông nói phải làm sao cho dân ta được nhiều quyền dân chủ. Dám nói, dám làm. Khi ông từ bên Pháp về, đồng bào Hải Phòng đón ông từ tàu thủy xuống, ông nói ngay làm sao biến dân tọc Việt Nam thành một dân tộc thông thái.
Những lời nói của ông Hồ là những lời nói của người thông minh.
Nhưng điều kiện làm dưới bất cứ chế độ chính trị xã hội nào, phương thức kinh tế nào. sinh hoạt xã hội như thế nào để thực hiện được điều ấy thì ông lạc lối, ông sai lầm, ông hỏng. Bời vậy những điều hay kia không thẻ xảy ra, không thể phát triển được và nó trở thành một điều dối trá.
Đó là điều tôi cho là thế hệ mới muốn trở thành chính khách phải suy nghĩ, phaỉ tìm tòi , phaỉ học. nếu không sẽ có ngày đi lạc đường..
Tôi đang nghĩ tới vấn đề phải tạo dựng một thời kỳ hậu cộng sản..
Nhân nói tới 60 năm, nói tói cụ Hồ. Tôi nghĩ là cụ Hồ có đánh thức được cái tâm thức dân tộc yêu nước.cho nhiều người. Tôi thừa nhận.
Nhưng mà đưa đến con đường xã hội chủ nghĩa là không đúng. Bây giò phài tỉnh táo để gõ nó ra, Phải quay đầu trở lại, từ bỏ cái định hướng đó đi. và tim lại dân tộc hướng về dân quyền, hướng về nhân dân, hướng về hạnh phúc thật sự của nhân dân để mà thực hiện, để mà tổ chức.
TQT : Cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
NKM : Chào anh Thành. Cảm ơn anh. Chúc anh mạnh khỏe.
http://anhbasam.wordpress.com/2014/10/09/3020-loi-hua-cua-ho-chi-minh-60-nam-ay-bay-gio-ra-sao/
08-10-2014
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” (10.10.1954 –10.10.2014) một cách hoành tráng và có màn đốt pháo hoa tưng bừng trong ngày này tại 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để chào mừng.
Việc tiến hành tổ chức kỷ niệm lãng phí như vậy trong khi kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, nợ xấu qua lớn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm…đã khiến cho dư luận quần chúng rất bất mãn.
Nhân dịp này người ta cũng nhớ lại tháng Bảy năm 1954, Hiệp Định Geneve đã chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam Bắc lấy vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cũng trong năm 1954 này, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, từ Việt Bắc, Hồ Chí Minh viết bức thư gởi đồng bào, mục đích là để tuyên truyền về những chính sách của Việt Minh.
Trong bức thư ấy có câu: “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự”.
60 năm qua trên miền Bắc và từ năm 1975 trên miền Nam đã có những cuộc cải cách gì, đời sống người dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không?.
60 năm ấy, lòi hứa của Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?! Đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và nhà báo Trần Quang Thành nhan dịp giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang tưng bừng kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” 10/10/1954 – 10/10/2014
Mời quí vị theo dõi :
Nguyễn Khắc Mai : Xin chào nhà báo Trần Quang Thành
TQT : Sắp đến kỷ niệm 60 năm gải phóng Thủ đô Hà Nội. Giới lãnh đạo Hà Nội đang tổ chức đợt kỷ niệm này thật hoành tráng, nhưng bị nhân dân phản ứng gay gắt vì cuộc sống đang khó khăn, tổ chức lòe loẹt không thiết thực.
Nhân dịp này chúng ta lại nhớ tới lòi ông Hồ Chí Minh gửi tới nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước chuẩn bị cho ngày chuẩn bị tiếp quản Hà Nội cách đây 60 năm. Trong bức thư ông có nói rằng chúng ta phải cải cách xã hội và triệt để giúp đỡ nhân dân thực hiện dân chủ.
Nhà bình luận Nguyễn Khắc Mai nghĩ gì về những lời hứa trong bức thứ này ạ?
NKM : Phải nói là năm ấy, công thức đó rất hay. Tuyệt vời đấy. Một công thức tuyệt đấy. Cải cách xã hội, nâng cao đời sống cho dân và thực hiện dân chủ thật sự. Cải cách xã hội để tạo ra được 2 mục đích ấy tuyệt quá rồi còn gì nữa!
Thế nhưng mà 60 năm lịch sử nó cho mình một cái nhận xét cay đắng là nói hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi. Đó là kết luận dân gian như là câu tục ngữ “Nói thì hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi”.
Vì sao vậy? Bời vì tất cả những cuộc cải cách của cụ Hồ đề xướng và lãnh đạo cũng như những học trò xuất sắc của cụ thực hiện lãnh đạo cho đến cả đời học trò cháu bây giờ nữa cũng nói hay, nhưng vỗ tay thì lỗi. Cho nên là những lòi hứa ấy nó không mang lại kết quả như ý. Ví dụ như đời sống nhân dân cho đến nay thì có nhà cao, cửa rộng, đường lớn, ô tô nhiều vv.. Nhưng mà dân trí thì thế nào? Quan trí thì thế nào? Vị thế của đất nước thì thế nào? Vị thế không phải là người ta ca ngọi anh bàng những từ ngoại giao. Vị thế của anh là thật sự thể hiện trên thương trường kinh tế, thể hiện trên văn hóa, thể hiện trong nhân cách con người. thì anh lại rất thấp. Có nơi nó cấm chó và người Việt Nam vào siêu thị. Phải thấy đời sống của mình như thế nào sau 60 năm. Tôi xin nhắc lại những điều tôi viết trong bài báo vừa rồi cũng có những điều cay đắng đấy chứ không phải không. Một sự thật rất là cay đắng.
Ông ấy nói như thế thì hay quá. Phải cải cách xã hội, rồi phải nâng cao đời sống, rồi phải thực hiện dân chủ. Tức là đưa ra mục tiêu rất là đẹp đẽ, rất là tuyệt vời. Cũng như Nguyễn Phú Trọng vừa nói phải chống tham nhũng bằng cơ chế, bừng luật pháp.
Có đúng không? Đúng quá!
Nhưng mà cái công thức ấy là chung chung nhất của nhân loại. Từ xưa đến nay muốn chống tham nhũng phải có cơ chế, phải cvos luật pháp. Trung Quốc dựng ông Bao Công đó. Nó thể hiện một cái cơ chế, một con người có tiềm năng, có tâm huyết, rồi thì cương trực.Thượng phong luật pháp không có phân biệt vương, công, đại thần náo hết. Nếu vi phạm pháp luật Bao Công phải trảm đầu. Nó có cơ chế thượng phong luật pháp. Bây giờ ông Trọng nói có cơ chế, có luật pháp. Nhưng mà cơ chế nào, luật pháp nào để mà trừng trị cái lũ tham nhũng này được? Tôi nhớ cái câu này cha ông mình nói đã rất lâu rồi. Phải trừng trị cái đám tham nhũng này. Tôi lấy ví dụ như trong bài Kê minh thập sách, tương truyền là của bà Nguyễn Thị Bích Châu. Hiện nay chúng tôi đã cho khắc bài Kê minh thập sách dựng bi trong đền thờ bà ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong đó bà nói đối với bọn tham nhũng “thải nhũng lại, vĩ tình dung mưu” tức là phải đuổi cái bọn quan lại tham nhũng đi để giảm cái sự căm ghét của nhân dân. Nhứ thế là người ta nói đến một cái chế độ, một cáí luật pháp phải đuổi bọn này. Chứ không phaỉ nói như Nguyên Sinh Hùng đâu, anh đuổi hết lấy ai làm việc! Bây giờ đuổi là đuổi quân. Chứ còn thằng tham ở dười thì nâng nó lên ở trên. Ở thôn lên xã, xã len huyện; huyện lên tỉnh; tỉnh lên trung ương. Nó loanh quanh, lộn xộn từ xưa đến nay. Môt cơ chế, môt luật pháp như thế nào thì mới cỏ diệt trừ được bọn tham nhũng? Điều đó Trọng không dám nói, chỉ đưa công thức. mà không dám nói tới bài toán. Vấn đề là cái bài toán được xử sự như thế nào để chống tham nhũng? Mặc dầu hiện nay họ cũng đưa ra nào là kiểm soát thu nhập của công chức, rồi là kê khai tài sản. Quốc hội tói đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm để mà ngăn ngừa. Nhưng tất cả chỉ là hình thức nửa vời và luôn luôn không đạt kết quả.
Chống tham nhũng Đảng Cộng sản đề xướng đã 50 năm nay. Lúc đầu là Chỉ thị 28 thì dân bảo “28 chẳng dám đanh ai!”. Sau đó nâng lên Nghị quyết 72 dân lại bảo “72 chỉ dám đánh từ vai trở xuống!” Bây giờ lại nói chống tham nhũng nhưng mà luật pháp không đầy đủ. Tranh biện ở tòa án không minh bạch. Báo chí không tự do. Những người phanh phui chống tham nhũng thì có một cuộc sống khốn khổ, khốn nạn. Nói công thức thì nhiều, nhưng tạo ra những bài toán thì không có. Vì thế nói thì hay nhưng vỗ tay thì lỗi. Từ cụ Hồ đến học trò yêu quí, xuất sắc của cụ như đòi các tổng bí thư càng ngày càng xuống cấp theo đúng như câu tục ngữ của Tàu là “Thế giáng dũ hạ” nghìa là đời sau kém hơn đời trước. Sự thật nó rõ ràng như vậy.
Cho nên kết luận lại của tôi là 60 năm chúng ta nói rất hay, nhưng chúng ta làm rất kém..Vì sao nói hay mà làm kém? Vì chế độ của chúng ta, chế độ chính trị của chúng ta, cái nền dân chủ của chúng ta nó không đề cao quyền con người. Không đề cao quyền của dân thật sự. Không đề cao vai trò, tiếng nói của trí thức thật sự. Họ chỉ đề cao những người trí thức nịnh hót, người ca ngợi. Còn những người gọi là chính trị gia như ngày xưa nghiêm túc, thẳng thắn, bộc trực, dám nói thẳng sự thật thì có được đề cao đâu mà để nói có chính khí, chính nghĩa.
Đấy là những điều tôi suy nghĩ, cũng là cay đắng khi nhìn ra sự thật lịch sử 60 năm chúng ta đi đến một kết luận tất cả các công thức hay ho phải được thực hiện bằng một thiết chế chính trị, bằng một thể chế chính trị văn minh, dân chủ, khoa học và thật sự đề cao dân quyên, nhân quyền, đề cao dân sinh thì mới có thể phát triển được.
Còn một điều tôi đang thấy có một cái hay là chiều 10 tới, ban tuyên huấn, sở văn hóa Hà Nội cùng với một công ty Hàn Quôc sẽ tổ chức bàn về vai trò hay là giá trị của kim chi. Tôi nghĩ là cái này nó tức cười, nhưng mà nó có cái hay bởi vì ngưới ta đang nói đến xứ sở của kim chi tức là nói xứ sở Hàn Quốc . Bài học kim chi là bài học rất lớn. Lần trước trong một bài người ta nói ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hàn Quốc ông nên học bài học vì sao Hàn Quốc phát triển nhanh như vậy, tốt như vậy, đàng hoàng như vậy? Đấy là bài học lớn cho người lãnh đạo. Liệu họ sang đấy họ ăn kim chi, họ uống nhân sâm, họ nhìn cái sự thật họ có hiểu không. Họ có cay đắng về cái sự lạc hậu và họ có xấu hổ như Mác nói phải biết xấu hổ,phải biết một cái thực tế dân tộc khác văn minh hơn mình. Mình thì lạc hậu sau họ. Mặc dầu mình có đầy đủ những điều kiện như người ta mà mình không lam được như người ta.
Đấy là những bài học mà tôi cho rằng khi nói về tiếp quản Thủ đô, về giải phóng Thủ đô, về 60 năm vv.. ta phải tìm hiểu điều đó mới có giá trị. Còn huyênh hoang đốt pháo hoa 30 điểm như Hà Nội tổ chức thật vô duyên. Nó thấy lập lỏe, lóe sáng lên vui vẻ trong chốc lát nhưng rồi nó cũng không an ủi được ai, không xoa dịu được cái gì là sự thật lạc hậu. Sự thật sờ sờ ra đấy lạc hậu ngay tại Thủ đô. Lạc hậu trên từng vấn đề, trên từng lĩnh vực. Đó là những vấn đề cần phải suy nghĩ làm sao cho công dân nhìn thấy, thế hệ trẻ nhìn thấy.
Nhân đây nói tới một nhuệ khí, một khí phách như của sinh viên HongKong đòi cho mình một cái quyền dân chủ, tự mình chọn lấy những con người lãnh đạo,. Tự mình bầu lấy con người lãnh đạo. Nhưng mà chưa được. Nhìn về mình thì còn nhiều vấn đề.
Đấy là ý của chúng tôi nhân ngày 10/10 sắp đến. Ngày xưa họ gọi ngày ấy là ngày song thập. Đó là ngày kỷ niệm của Quốc dân Đáng đấy – ngày song thập 10/10. Một vài ý nghĩ trao đổi với nhà báo. Không biết nhà báo suy nghĩ như thế nào?
TQT : Tôi hoàn toàn tâm đắc với những đìều nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai vừa nêu lên. 60 năm qua những điều ông Hồ nói hầu như không thực hiện được. Chúng tôi muốn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đi sâu vào 2 cuộc cải cách xã hội mà ông Hồ Chí Minh đã nêu lên và đich thân ông ấy chỉ đạo hực hiện đó là cuộc cải cách ruộng đất tiến hành nhiều năm nhưng mà tập trung nhất là giai đoạn 1954 – 1956.và cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1958. Ông nghĩ sao về 2 cuộc cải cách này mà ông Hồ đích thân chỉ đạo?
NKM : Phải nói là 2 cuộc cải cách này người ta nói là nó long trời, lở đất. Mà nó long trời, lở đất thật. Nó làm điên đảo xã hội. Nhiều quốc gia chung quanh ta họ cũng cải cách điền địa. Nhưng họ có tạo ra những dư chấn đau đớn về tâm lý, về xã hội, về đạo đức như cuộc cải cách ruộng đất của ta đâu. Cuộc cải cách ấy theo tôi nghĩ nó phá nát lực lượng sản xuất cần thiêt lúc bấy giờ. Còn dư chấn của nó là làm tanh bành vấn đề đất đai. Lúc bấy giờ 10 triệu nông dân ở miền Bắc được nhận ruộng đất. Nhưng những hiến pháp sau đó đã thu hồi lại quyền sở hữu ấy rồi. Bây giờ người dân trong tay không còn gì, không có quyền gi cả. Họ muốn tước đoạt lúc nào thì tước đoạt. Họ muốn lấy lúc nào thì lấy. Đền bù ra sao thì đền bù. Án oan sai, tiếng kêu khổ cùng trời, cuối đất như thế. Đấy là hậu quả của cách làm cải cách ruộng .
Sửa sai của cụ Hồ nó là hình thức, Cụ cũng lau nước măt, mấy giọt nước mắt. Nhưng thật ra đến nay quyền lợi của bà Nguyễn Thị Năm cũng không được ai đoái hoài giải quyết. Tôi đến thăm gia đình ấy, 2 người con của bà Năm đưa cho tôi xem cài bằng của Ủy bán Thái Nguyên ghi cống Địa chủ kháng chiến! Quyền lợi không có. Nó để lại những dư chấn về đạo đức, về tâm lý. tai hại ấy, hậu quả ấy mới là trầm trọng, mói là đớn đau. Đây là một cuộc cải cách long trời, lở đất mà cụ Hồ chỉ đạo. Nó không đạt yêu cầu về kinh tế. Cũng không đạt cả kết quả về xã hội. Càng không đạt về dân chủ. Hình thức tòa án như thê ngày nay tuy nó không lặp lại nguyên xi nhưng tinh thần của nó vẫn còn. Vẫn là những bản án bỏ túi, án qua điện thoại, án theo chỉ đạo. Vai trò của luật sư, vai trò của thẩm phán nó mờ nhạt. Những thủ tục về tố tụng nó lộn xộn. Vì thế dân oan rất nhiều. Đó là câu chuyện của cải cách ruộng đất.
Còn cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là nhăm mục đích tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng trên thực tế nó đập tan năng lực kinh doanh của dân tộc.. Bài học ấy ở miền Bắc không chịu rút ra mà lại tiếp tục ở miền Nam. Ông Đỗ Mười đấy tiếp tục vào làm ở miền Nam sau 1975. Nói là giải phóng, nhưng thực chất không phải là giải phóng mà là tước đoạt. Không chỉ là tước đoạt mà là đập nát các cái gien kinh doanh làm cho nó chìm đi. Cái gien đó là những người như thế nào?. Tôi đánh giá họ là những người biết giữ vốn. Biết phát triển đồng vốn của mình và của xã hội. Biết tạo ra bạn hàng để tạo ra đồng vốn ấy từ nước mình sang nước người ta và từ nước người ta trở lại nước mình.. Quay vòng đồng vốn ấy với một hệ thống bạn hàng được xác định đáng tin cậy. Nghệ thuật, thủ đôạn, năng lực, phương pháp kinh doanh. của dân tộc cả ba mặt ấy cuộc cải cách công thướng nghiệp tư bản tư doanh cụ Hồ đưa ra hoàn toàn không đạt tới. Như thế là thất bại. và thất bại rõ nhất là làm cho xã hội thiếu đủ thứ . tất cả hàng hóa tiêu dùng không đủ. Đấy là hậu quâ của cải cách công thương nghiệp tư bản mà di hại nó đến tận bây giờ. Mình không tạo ra được những doanh nhân biết làm ăn trong đời sống thị trường toàn cầu hóa hiện nay. Cay đắng vừa rồi ta nói hợp tác với Hàn Quốc. Một viên ốc nhỏ không phải là không làm được. Bộ trưởng Bộ Công Thương bảo lầm được. Nhưng với gía thành quá cao cho nên không thể đưa vào thị trường giao thương, buôn bán được. Như thế là vô ích. Làm được nhưng không sử dụng được, không bán được. Có nghĩa là không có hiệu quả. Đấy là thực tế về tác động của các cuộc cải tạo ấy. Là dư chấn đến nay vẫn còn tồn tại. 1955 là công hữu, 1955 là quốc doanh. Cái gì thiên hạ làm được thì mình muốn làm trái, ,làm ngược, làm một cách tụt hậu. thì làm sao nâng cao đòi sống, dân chủ thật sự được.
Hai cuộc cải cách lớn lao ấy đều thất bại. Thừa nhận thất bạ nên phải đổi mới. Đổi mới có nghĩa là bỏ đi các cuộc cải cách ấy. Không theo các cuộc cải cách ấy được nữa. mà phải đổi mới. Cải cách xã hội phải đi theo một tầm tư tưởng văn minh, khoa học, tiến bộ dẫn dắt thì mới có được những kết quả.
Đấy là những cái mà chúng tôi thấy phải rút ra những kết luận nên cải cách xã hội, nên nâng cao dân chủ, cải thiện đời sống. Đời sông hiện nay người ta thấy có khá hơn trước một chút, nhưng lại thua xa so với cấc dân tộc chung quanh. Đấy là vấn đề. Anh có nhích lên một chút, nhưng mà đời sống của anh vẫn thấp kém so với thiên hạ cùng trong một thời đại này
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, năm 1954, trong bức thư gửi đồng bào, ông Hồ Chí Minh nói là cần phải nâng cao dân chủ thật sự. Đúng là thời đó có nâng cao một tí thât. Lúc đó có phát động theo Trung Quôc là trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Nhưng hòa chưa kịp nở, tiếng chưa kịp đua thì đên năm 1956 là một vụ án thê tham Nhân văn – Giai phẩm. Rồi sau đó suốt cả máy chục năm dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, nước ta đâu có được các cái quyên mà ông đòi trong yêu sách dưới chế độ thực dân Pháp? Ông nghĩ sao về vấn đề này, thưa ông Nguyễn Khắc Mai?
NKM : Đây là một bi kịch lớn đó. Khi cụ Hồ nói được những điều tử tế thì cụ đang nghĩ với một đầu óc khác. Đang theo một định hướng khác. Khi bước vào hành động, đầu óc của cụ đã bị tẩy não rồi. Đã bị nhồi sọ rồi và bị lũng đoạn rồi. Người quan thầy của cụ, đàn anh của cụ ngồi ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa đã lệnh cho cụ không được làm theo cái ý nghĩ đúng của mình nữa và phải lái.
Năm 1960 tôi rất thú vị nghe ông Hồ đọc một bài phát biểu làTôi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lê-nin.
Lúc ấy tôi thấy có vẻ rất thú vị. Nhưng bây giò nhìn lại tôi thấy cụm từ Tôi từ chủ nghia yêu nước, phải hiểu theo nghĩa là Tôi đã từ bỏ chủ nghĩa yêu nước để sang chủ nghĩa Lê-nin.
Vì sao ông Hồ lại phải chơi chữ như vậy? Không phải đi từ đây để sang bên kia mà là tôi từ bỏ bên này để đi sang bên kia. Vì lúc này Lê Đức Thọ dâng ép ông, buộc ông phải đầu hàng, đầu thú. Ông phải viết cái bài như vậy. “Tôi từ chủ nghĩa yêu nước” tức là từ bỏ dân tộc sang quốc tế, sang giai cấp, sang Lê-nin. Chính cụ Hồ cũng đã từng hô hào trong một bài hô hào mà tôi bắt được quả tang là dáng toàn bộ linh hồn dân tộc mình cho Mạc Tư Khoa. Thử hỏi với những suy nghĩ như vậy làm sao cụ có được những việc làm tử tế, lợi ích đúng nghĩa với quốc giâ, dân tộc. Cho nên nhân vật lịch sử này phải xem xét lại chứ không phải chỉ tung hô coi thành thần, thành thánh như hiện nay đâu. Tôi gặp rất nhiều bà con họ rất ảo tưởng. Bời vì cái tuyên truyên của mình nó dối trá. Phải trả lại giá trị thật của nhân vật lịch sử này. Tôi cũng có một thòi ảo vọng nói như Dương Thu Hương Bây giờ tôi phải biết cay dắng, phaỉ biết bước.sang bên kia bờ ảo vọng, phải thấy sự thật. Nhân vật lịc sử này hết sức phức tạp, rất nhiều nghịch lý, rất nhiều mâu thuẫn. Nói vậy nhưng không phải vậy.
Đó là cách đánh giá của tôi. Đúng ông ấy là một nhà chính trị . Nhưng mà có nhiều điều lầm lỗi. Nếu gọi là lỗi lạc đúng là có người cho là lỗi lạc tức là rất giỏi, nhswng đối với cụ Hồ thì ngược lại vừa có lỗi vừa đi lạc đường. Ông đã dãn dân ta đi lạc đường,
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, các học trò của ông Hồ đang liên tục phát động học và làm theo Hồ Chí Minh. Vậy ông Hồ Chí Minh đã từ bỏ chủ nghía yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông đã lạc đã lầm và đã có lỗi. Vậy thì ngày nay chúng ta làm sao có thể học và làm theo tấm gương của ông ấy được? Ông bình luận như thế nào ạ?
NKM : Tôi nghĩ là đối với ông Hồ có 2 điều : Ông ấy có những lời nói hay như dân chủ có nghĩa là nhân dân làm chủ. Ông định nghĩa hết sức đơn giản như vậy. Hay là câu ta vừa trích :”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.” . Hay là ông nói rất hay độc lập rồi, thống nhất rồi nhưng dân không được hưởng tự do, hành phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì.. Trước khi chết ông nói cũng hay lắm. Khi về thăm đồng bào Hà Tây ông nói phải làm sao cho dân ta được nhiều quyền dân chủ. Dám nói, dám làm. Khi ông từ bên Pháp về, đồng bào Hải Phòng đón ông từ tàu thủy xuống, ông nói ngay làm sao biến dân tọc Việt Nam thành một dân tộc thông thái.
Những lời nói của ông Hồ là những lời nói của người thông minh.
Nhưng điều kiện làm dưới bất cứ chế độ chính trị xã hội nào, phương thức kinh tế nào. sinh hoạt xã hội như thế nào để thực hiện được điều ấy thì ông lạc lối, ông sai lầm, ông hỏng. Bời vậy những điều hay kia không thẻ xảy ra, không thể phát triển được và nó trở thành một điều dối trá.
Đó là điều tôi cho là thế hệ mới muốn trở thành chính khách phải suy nghĩ, phaỉ tìm tòi , phaỉ học. nếu không sẽ có ngày đi lạc đường..
Tôi đang nghĩ tới vấn đề phải tạo dựng một thời kỳ hậu cộng sản..
Nhân nói tới 60 năm, nói tói cụ Hồ. Tôi nghĩ là cụ Hồ có đánh thức được cái tâm thức dân tộc yêu nước.cho nhiều người. Tôi thừa nhận.
Nhưng mà đưa đến con đường xã hội chủ nghĩa là không đúng. Bây giò phài tỉnh táo để gõ nó ra, Phải quay đầu trở lại, từ bỏ cái định hướng đó đi. và tim lại dân tộc hướng về dân quyền, hướng về nhân dân, hướng về hạnh phúc thật sự của nhân dân để mà thực hiện, để mà tổ chức.
TQT : Cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
NKM : Chào anh Thành. Cảm ơn anh. Chúc anh mạnh khỏe.
http://anhbasam.wordpress.com/2014/10/09/3020-loi-hua-cua-ho-chi-minh-60-nam-ay-bay-gio-ra-sao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét