Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

HAI LẦN BÊNH BỌN THAM NHŨNG

  Lớn | Vừa | Nhỏ  

Ông Nguyễn Phú Trọng TBT hai

lần bênh vực quan chức

tham nhũng

Phùng Hoài Ngọc
 Lần 1: Ông Trọng tố cáo nhà Phật tham nhũng để bênh vực…

Chiều 7/12/2013, đoàn Đại biểu thành phố Hà Nội tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII. Trước những ý kiến gay gắt của cử tri về tình hình tham nhũng ở nước ta, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, tham nhũng, lãng phí là những vấn đề rất nhức nhối. Tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ. “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. 
Nào, chúng ta giở sách Tây Du ký của Ngô Thừa Ân đọc lại xem sao. 
Tây du ký viết “Khi A Nan và Ca Diếp  đòi “ít nhiều lễ vật” để giao kinh, thầy trò Đường Tăng nói chưa có sắm được lễ vật. Hai vị tôn giả cười nói “Giao kinh công không thế này người sau đến chết đói mất”. Rồi giao bộ kinh không có chữ. Sau thầy trò Đường tăng đến khiếu nại với phật tổ Như Lai. Phật Tổ cười nói “Nha ngươi chớ nói ồn lên. Chuyện hai người đó đòi lễ vật ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể cho không được. Trước đây các tỳ kheo thánh tăng xuống núi cũng đem bộ kinh này đọc hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giữ cho nhà ấy người sống an toàn, người chết siêu thoát, chỉ nhận được của nhà ấy ba đấu ba thăng vàng cốm đem về. Ta vẫn báo bọn họ bán rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà sử dụng. Các người ngày nay tay không đến cầu cho nên họ mới đưa quyển trắng …”. Nói xong ra lệnh cho đem các bộ kinh có chữ giao cho thầy trò. Hai tôn giả vẫn đòi đưa tiền lễ. Tam Tạng phải bảo Sa Tăng lấy cái bát tộ bằng vàng tía hai tay dâng lên”.
 Trên đây là nguyên văn trích trong Hồi thứ 98 Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. 
Đời sau đọc hiểu câu chuyện trên như thế nào ? Có phải đó là chuyện nhà Phật đòi hối lộ ? Có hai vấn đề cần chú ý khi phân tích. 
Giáo trình văn học TQ biên soạn và giảng dạy theo quan điểm Mác- Lê- Mao, những trí thức vô thần, luôn luôn tìm mọi cách đả kích tôn giáo  và Phật giáo luôn cả chế độ phong kiến, đã vội kết tội nhà Phật tiêu cực. Giáo trình đó được biên dịch qua tiếng Việt cũng giữ tinh thần y chang (các giáo sư Việt Nam như Trương Chính, Lương Duy Thứ, Lê Huy Tiêu, Lê Đức Niệm, Nguyễn Khắc Phi chủ trì biên dịch và giảng dạy ở đại học Hà Nội không hề tự chủ độc lập nghiên cứu, cứ thế dịch ra và truyền dạy). Cựu sinh viên Nguyễn Phú Trọng học môn này từ trường đại học tổng hợp HN (nay là Trường ĐHKHXH-NV Hà Nội) cũng không thể khá hơn các giáo sư phụ, đọc hiểu tác phẩm thiếu tinh thần duy vật- biện chứng. 
Nhà chùa Lôi âm tự ở Tây Trúc làm thế nào để có tiền mua giấy chép kinh ? Mua mực chép kinh? Ai trả công cho người chép tay ?  Số lượng kinh chép tay phân phát cho người đời nhiều lần, ắt phải tổn phí tiền bạc (duy vật đây nhá). Nhà chùa giao kinh và đòi tiền bạc của thầy trò Đường Tăng để tái sản xuất, phục vụ cho nhiều người khác nữa. Rõ ràng như thế là công bằng hợp lý. Các nhà làm phim Tây Du cũng cố tình theo quan điểm đả kích tôn giáo mà bôi bác nhà Phật (thử so sánh: các nhà tuyên huấn Maoist và Việt Nam từng in nhiều sách chính trị bán rẻ hoặc phát không, sẵn có tiền ngân sách nhà nước bù lỗ (do chúng sinh lao động đóng thuế mà nên), vậy thì Cộng sản có gì tốt hơn nhà Phật ? 
Vấn đề thứ hai: thầy trò Đường Tăng tiếc rẻ cái bát tộ bằng vàng do vua Đường tặng cho khi lên đường, dùng khất thực. Nay thầy trò đã thành chính quả thì còn tiếc gì vàng bạc? Nhà văn tạo tình huống này để giúp 4 thầy trò bàn giao cái bát tộ vàng, cắt đứt thói tham sân si phàm tục trước khi chuyển hóa họ thành Phật. Nhà văn thực là khéo léo và tinh tế. Thầy trò khoa Văn đại học tổng hợp HN những năm 60 thế kỷ trước đã không hiểu được ý tứ của nhà văn Ngô Thừa Ân, là vì thầy trò khoa Văn nghiên cứu học hành chưa đắc đạo. Cho đến tận cuối năm 2013 cựu SVGSTS.Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ nhận thức mê lầm về văn học cổ điển Trung Hoa. Bởi vậy, ông Trọng trổ tài uyên bác nói với cử tri Hà Nội của ông “Chiều 7/12/2013, đoàn Đại biểu thành phố Hà Nội tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII. Trước những ý kiến gay gắt của cử tri về tình hình tham nhũng ở nước ta, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, tham nhũng, lãng phí là những vấn đề rất nhức nhối. Tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ. “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. Xin quý bạn cho biết những phân tích của tôi và ý kiến của ông Trọng thì ai là người “khoa học và biện chứng”?
 Lần 2 “Ném chuột cần phải giữ bình hoa” 
Theo VNN đưa tin, trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc Hội, ngày 10-6.2014, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhận được rất nhiều kiến nghị liên quan chống tham nhũng và tiêu cực. Ông nói:
Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”.
 Xin hỏi ông Trọng: đám chuột tham nhũng nó ăn hết lương thực, người dân bị đói, ai cần giữ cái “bình hoa” để làm gì?
Biết rằng ông Trọng thích ví von. Tuy nhiên ông cần tìm kỹ thuật diệt chuột giữ lấy bình hoa mới là TBT được chứ.
 Điều thứ hai, ông Trọng chưa nói rõ muốn “giữ được ổn định” cho ai? Thiên hạ bàn luận rằng, ông Trọng chỉ muốn giữ ổn định cho Đảng. Nếu kiên quyết diệt hết bọn quan chức tham nhũng thì lý gì lại làm “xã hội mất ổn định”?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét