Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

CÁCH ĐẶT TÊN TỰ CỦA NGƯỜI XƯA

Cách đặt tên tự của người xưa

Published on July 8, 2014   ·   No Comments
Thường Kiệt (Lý Thường Kiệt) có phải biến âm Hán tự của từ “thằng cặc” như cách suy diễn của ông Tạ Chí Đại Trường hay không ?
© Copyright 2013 CorbisCorporation
Khảo bia Thần phả Lý Thường Kiệt do Nhữ Bá Sĩ (1787 – 1867) soạn thì được biết Lý Thường Kiệt vốn có tên thật là Tuấn, tên tự là Thường Kiệt. Cách đặt tên tự ở Việt Nam cũng giống như ở Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản là cách đặt tên của tầng lớp trí thức, thượng tầng theo truyền thống văn hóa chữ Hán. Người xưa ngoài tên thật (名 / danh), đến tuổi trưởng thành (20 tuổi) được đặt thêm một tên mới gọi là tên tự (表字 / biểu tự). Lúc này, tên thật chỉ có bản thân tự xưng, hoặc người thân lớn tuổi gọi ; giữa bạn bè cùng lứa, xã giao, cần sự tôn trọng thì sử dụng tên tự.

Tên tự thường có hai chữ và có liên hệ về mặt ý nghĩa với tên chính, có thể là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Ví dụ, Bá Ngưu (ngưu : con trâu), tự là Tử Canh (canh : cày), Gia Cát Lượng (lượng : sáng), tự là Khổng Minh (minh : sáng), Hàn Dũ (dũ : đi lên) có tên tự là Thoái Chi (thoái : đi lùi)… Mà ở đây, Quách Tuấn có tên tự là Thường Kiệt (tuấn kiệt), sau khi được ban quốc tính thì đổi thành họ Lý, gọi là Lý Thường Kiệt. Trường hợp gọi tên tự thành quen, mà quên đi hẳn tên chính còn phải kể đến Nguyễn Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Phi Khanh (phi : bay) vốn là tên tự, tên thật của ông là Nguyễn Ứng Long (long : rồng). Ngoài ra :
– Chu Văn An (an : yên lặng), tự Linh Triệt (linh : trong vắt, triệt : nước trong).
– Mạc Đĩnh Chi (đĩnh : ngay thẳng), tự Tiết Phu (tiết : đốt tre, tiết tháo).
– Lê Quý Đôn, tự Doãn Hậu. (đôn – hậu).
– Nguyễn Đình Chiểu (chiểu : cái ao), tự Mạnh Trạch (trạch : cái đầm).
– Tùng Thiện vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm (thẩm : tra xét), tự Thận Minh (thận : cẩn trọng, minh : sáng rõ).
– Nguyễn Cao, tự Trác Phong (trác : cao tột, phong : ngọn núi).
– Cao Bá Quát, tự Chu Thần (bề tôi nhà Chu). Sách Luận ngữ có chép lời của Khổng Tử : “Tám kẻ sĩ nhà Chu đều làm quan cho nhà Ngu, gồm Bá Đạt, Bá Quát, Trọng Đột, Trọng Hốt…“.
– Bùi Kỷ, tự Ưu Thiên (lo trời). Sách Liệt tử chép : “Nước Kỷ có người lo trời sập đất lở, thân mình không có chỗ nương tựa, đâm ra mất ăn mất ngủ“.
Rõ ràng đã có một sự đứt gãy về mặt nhận thức giữa trí thức Việt trước và sau khi phế bỏ văn tự Hán Nôm diễn ra vào nửa đầu thế kỷ XX. Gia chi chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng bài Tàu (giải Hoa) đã tạo thành rào cản đối với nhiều người Việt trong việc tiếp cận, lý giải văn hóa, lịch sử Việt Nam giai đoạn trung đại. Đặc biệt, nhiều học giả hiện nay có xu hướng suy diễn lịch sử, văn hóa với giác độ, tư duy hiện đại mà trường hợp Thường Kiệt – Thằng Cặc của ông Trường là một ví dụ điển hình.

■ Thoát Trung

■ Một điểm nhìn – hai thái độ

■ Những tự sự kiểu “nạn nhân” đậm tính dân tộc chủ nghĩa ở Trung Hoa và Việt Nam

■ Truyền thuyết Hồng Bàng và khát vọng độc lập tự cường của người Việt Nam

■ Những khám phá khảo cổ học về Thánh Kinh Do Thái và sự liên hệ với truyền thuyết Hồng Bàng thị

■ Một số vấn đề căn bản để việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam mang tính hiện đại

■ Sử Việt theo cách mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét