Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

DÂN CHỦ, ĐỘC TÀI VÀ TỰ DO

 Dân chủ, độc tài và tự do

Posted by adminbasam on 29/07/2015
Tác giả: Aeon J. Skoble
Dịch giả: Ku Búa
27-07-2015
H1Dân chủ khuyến khích tự do?

Dân chủ có khuyến khích tự do hay không? Theo Giáo Sư Aeon Skoble, việc dân chủ khuyến khích tự do hoàn toàn khả thi, nhung không bảo đảm. Lý do là vì những thiếu sót hoặc sai lầm trong một hệ thống dân chủ:
  1. Những gì số đông tin không có nghĩa điều đó là sự thật.
  2. Số đông vẫn có quyền hành động một cách độc tài.
  3. Dựa theo lịch sử, các nền dân chủ đã bầu chọn những lãnh đạo độc tài.
Nếu tự do là một giá trị chính của một xã hội, dân chủ có thể được dùng chỉ khi nó có giới hạn về quy trình dân chủ để bảo vệ quyền lợi cá nhân.
Dân chủ là tự do?
Chúng ta thường nói về tự do và dân chủ như hai thứ là một. Nhưng thật ra chúng ta không chắc chắn rằng dân chủ sẽ dẫn đến những kết quả thân tự do. Đôi lúc có, đôi lúc không. Cái lý tưởng rằng chúng ta được quyền quyết định định mệnh cá nhân của chúng ta luôn có ích hơn việc một nhà độc tại quyết định mọi thứ cho mọi người. Nhưng cấu trúc dân chủ cũng có thể phản lại lý tưởng tự do.
Số đông luôn đúng?
Cấu trúc dân chủ có thể làm hại những thiểu số. Cấu trúc dân chủ có thể làm cho sự quyết định của số đông trông là điều đúng cho dù có đôi lúc thì không phải vậy. Suy cho cùng, việc đa số người đồng ý về một thứ gì đó không đồng nghĩa rằng điều đó là sự thật. Nên không có một lý do gì để nghĩ rằng việc đa số người đồng ý về một chính sách có nghĩa là chính sách đó đúng.
Có một thời khi đại đa số người Mỹ nghĩ rằng phụ nữ không được quyền bầu cử. Hoặc người da đên không nên có quyền lợi như người da trắng. Bây giờ thì chúng ta đều nghĩ rằng những giá trị đó đều sai. Nhưng không phải vì số người nghĩ điều đó là sai nên biến nó thành điều sai.
Sự độc tài của số đông
Sự thật là hệ thống bầu cử dân chủ là một cách để biết được đa số người suy nghĩ gì. Nhưng không đồng nghĩa với việc phân tích rằng điều đó có đúng hay không. Nên khi số đông trong một quá trình dân chủ quyết định thông qua một bộ luật xâm phạm hoặc giảm bớt tự do cá nhân, thì điều đó hoàn toàn không đúng, dù số đồng áp đảo thiểu số.
Nếu mục đích cao nhất là tự do, thì các cấu trúc dân chủ cũng phải có những giới hạn và quy định để bảo vệ tự do cá nhân từ một thứ John Stuart Mill gọi là “sự độc tài của số đông.”
Số đông cũng có thể trở thành độc tài như các ông vua. Thậm chí nhà triết học Hy Lạp, Plato đã cho rằng ngoài sự lo ngại về sự độc tài của số đông thì vẫn có một vấn đề về cấu trúc của nên dân chủ. Chính cấu trúc dân chủ cũng có thể trở thành độc tài. Nghĩa là, qua việc con người thảo luận và tranh luận cũng như sự thiếu vắng lãnh đạo, họ sẽ kêu gọi nên có sự lãnh đạo mới và yêu cầu một người độc tài được bầu lên và trao quyền lực.
Đó là quá trình từ lịch sử cho thấy một nền dân chủ qua quá trình dân chủ có thể và đã bình chọn các nhà độc tài và giao họ quyền lực. Hãy nhớ đến việc Napoleon đã lên cầm quyền như thế nào. Hãy nghĩ đến việc Hitler đã lên cầm quyền ra sao. Đó là những ví dụ của những nhà độc tài từ lịch sử đã được đưa giao cho quyền lực từ quá trình và cấu trúc dân chủ, chứ không phải vì sự thiếu vắng của dân chủ.
Cho nên nếu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ tự do, dân chỉ ó thể là một thứ gì đó có thể giúp chúng ta làm điều đó. Nhưng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo sự tồn tại của giới hạn của qua trình dân chủ để bảo vệ những quyền lợi của cá nhân.
Đó mới là điều chúng ta nên hướng đến. Vì dân chủ cũng chỉ là tự độc tài của 51% áp đặt lên 49% còn lại. Điều chúng ta muốn hướng tới là tự do.
”Dân chủ là 2 con sói và 1 con cừu bình chọn ai sẽ bị làm thịt’.” – Khuyết danh
”Thiểu số nhỏ nhất chính là cá nhân.” – Ayn Rand
Xin lỗi, hiện không được phép viết phản hồi.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét