Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

TỰ ỨNG CỬ CHỦ TỊCH NƯỚC, THỦ TƯỚNG

Tự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng

Published on September 27, 2015   ·   No Comments
tongthong-vietnam

BẬT MÍ: Ai sẽ là TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất


Không cần đảng viên, hễ đại biểu quốc hội là có quyền ứng cử Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng.
Tại phiên họp chiều qua 24/9/2015 của Uỷ ban thường vụ quốc hội bàn về qui trình bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao có những điểm đáng chú ý sau:
– Ngoài danh sách do Uỷ ban thường vụ QH đề nghị, cá nhân mỗi đại biểu QH có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước.
– Trình tự bầu Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao: Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để QH bầu Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao. Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, cá nhân mỗi đại biểu QH có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh trên.
Như vậy, các chức danh từ Chủ tịch đến Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao đã mở cửa cho phép tự ứng cử, chứ không chỉ đóng khung trong danh sách giới thiệu của Uỷ ban thường vụ QH hay Bộ Chính trị. Người tự ứng cử không nhất thiết phải là đảng viên hoặc trung ương uỷ viên hay Uỷ viên Bộ Chính trị, chỉ có một điều kiện bắt buộc: là đại biểu QH.
Đó là tự ứng cử. Còn nếu giới thiệu thì đại biểu QH có quyền giới thiệu bất cứ một ứng viên nào kể cả họ không phải là đại biểu QH.
Không thấy bàn sửa về qui trình bầu Bộ trưởng và các chức danh tương đương khác. Trước đây, người đầu tiên tự ứng cử vào chức danh Bộ trưởng Văn Thể Du là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Tuy nhiên khi đó đơn tự ứng của ông đã không được chấp thuận bởi lý do “chưa có qui định cho phép tự ứng cử chức Bộ trưởng”.
Nay, với qui định như dự thảo được Uỷ ban thường vụ QH nói đến trong phiên họp chiều qua 24/9 thì các đại biểu QH đã có quyền tự ứng cử.
Tất nhiên, tôi không ngây ngô đến mức không biết đến cái gọi là “nguyên tắc lãnh đạo toàn diện của đảng”. Nhưng đảng không được trên quốc hội. Đấy là hiến định. Giờ đây, qui chế bầu của QH cũng rõ ràng không buộc các ứng viên phải đảng điếc chi hết. Chỉ cần là đại biểu (đại biểu giờ không ít người ngoài đảng) là có quyền tự ứng cử làm Chủ tịch, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao.
Ai, đại biểu nào dũng cảm xung phong đột phá trong cuộc thử nghiệm thú vị này? Biết đâu lại có được một vị Chủ tịch ngoài đảng như cụ Huỳnh Thúc Kháng thời “dân chủ cộng hoà”. Hoặc một đảng viên khác, thậm chí một nhân vật ngoài đảng thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hoặc một luật sư, một tiến sĩ luật hay một vị đại biểu QH ngoài đảng nào đó ngồi ghế Chánh toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao?
Làm chính trị là biết tạo thời cơ. Có những cuộc thử biết thua vẫn phải thử. Không thành không thắng, nhưng sẽ tạo nên một tiền lệ tốt cho tiến trình dân chủ. Nó nhắc nhở cảnh báo đảng rằng đấy là việc của QH, không phải của Bộ Chính trị. Rằng đảng là việc của đảng, không được quyền thò nhúng vào việc của QH. Là đại biểu QH, anh phải nhận thức cái quyền của mình được như vậy. Các đại biểu ngoài đảng càng phải ý thức điều này rõ hơn. Ý thức được và đòi cho được cái quyền của mình. Đừng cúi đầu tự bịt mồm che mắt để các thế hệ cháu con X cứ thế độc quyền biên diễn.
Đã có đại biểu QH dám đứng lên chỉ tay yêu cầu Thủ tướng từ chức. Nhưng sao chưa có đại biểu nào dám đứng lên ứng tranh?
Qui chế trong đảng sao tôi không biết. Mà có thì cũng là để áp cho việc bầu Tổng Bí thư hay những chức chi chi đó trong đảng. Còn qui chế bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh toà tối cao, Viện trưởng VKS tối cao như vậy rõ ràng không cần đảng, không nói chi đến đảng.
Vậy hà cớ gì cứ để đảng độc diễn?
Liệu có ai, hay rồi lại vẫn những cuộc bầu bán với duy nhất một ứng viên chọn một? Chẳng lẽ trong số trên dưới 500 đại biểu QH một nhiệm kỳ, không ai đủ tự tin?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét