PHẢN BIỆN XÃ HỘI
Thưa nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề phản biện xã hội nói chung qua các kênh báo chí, tôi muốn được hỏi ông đôi điều về vấn đề này. Ông đồng ý không?
- Khiếp! Bạn làm câu chuyện của chúng ta hóa ra to tát quá. Tôi là cái mõ làng, ai mà chả gõ được. Xin bạn cứ việc gõ thoải mái!
- Xin cám ơn ông. Trước hết, theo ông, phản biện xã hội có vai trò gì đối sự phát triển đất nước?
- Phản biện bao bao giờ cũng rất cần thiết. Nó có vai trò vô hạn quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Đối với nhiều vấn đề thuộc mọi lĩnh vực, vụ việc, quyết sách..., nếu có phản biện, chúng ta sẽ có cái nhìn khoa học hơn, tỉnh táo hơn. Từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn và chính xác.
- Khiếp! Bạn làm câu chuyện của chúng ta hóa ra to tát quá. Tôi là cái mõ làng, ai mà chả gõ được. Xin bạn cứ việc gõ thoải mái!
- Xin cám ơn ông. Trước hết, theo ông, phản biện xã hội có vai trò gì đối sự phát triển đất nước?
- Phản biện bao bao giờ cũng rất cần thiết. Nó có vai trò vô hạn quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Đối với nhiều vấn đề thuộc mọi lĩnh vực, vụ việc, quyết sách..., nếu có phản biện, chúng ta sẽ có cái nhìn khoa học hơn, tỉnh táo hơn. Từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn và chính xác.
Tôi rất chú ý đến một ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt nói rằng, cái để xác định trí thức hay không phải trí thức chính là khả năng phản biện của họ. Ai có khả năng phản biện thì người đó mới là trí thức. Trí thức không phải là những anh a dua, gió chiều nào, xoay chiều ấy như những ngọn cỏ hoang. Phải có tư duy phản biện, phương páp phản biện, cái nhìn phản biện thì mới thực sự là một trí thức.
Phản biện xã hội là một việc bình thường, nhưng ở Việt Nam, có hơi phức tạp một chút. Bởi có người không thiện chí, lợi dụng phản biện để xuyên tạc sự thật, làm ô nhiễm bầu khí quyển trong lành của xã hội, đẩy sự việc rối mù lên. Họ làm ảnh hưởng đến phản biện. Nhiều nhà quản lý dị ứng với phản biện, ngại phản biện cũng vì thế. Thực chất, phàn biện không phải là chống đối hay phá rối. Phản biện là một tư duy khoa học, cái nhìn khoa học để lật đi lật lại một vấn đề được đưa ra với một cái nhìn không xuôi chiều để tìm ra chân lý. Người phản biện thực sự bao giờ cũng thiện chí, có ý thức xây dựng, chứ không phải phá rối, hay chống đối. Cái hay thì ủng hộ, cái không ổn thì phản đối, và dù ủng hộ hay phản đối cũng phải có những lý lẽ giàu sức thuyết phục với cái nhìn tỉnh táo và tư duy khoa học. Nhất là với xã hội ta hiện nay, cần tránh sự a dua, nói để được lòng cấp trên, hoặc đơn giả hóa mọi chuyện, chỉ thấy mặt sáng mà không thấy mặt tối hoặc ngược lại. Rất nguy hiểm.
- Theo quan sát của ông, ở Việt Nam, phản biện xã hội thường chú ý đến vấn đề gì? Tại sao?
- Tất cả mọi vấn đề, đặc biệt những vấn đề lớn của đất nước. Ví dụ như vấn đề làm đường sắt cao tốc, xây dựng tàu điện ngầm, xây dựng những công trình xa xỉ ở những tỉnh nghèo ...
Chẳng hạn, như chuyện làm đường sắt cao tốc. Muốn phát triển đất nước rất cần hệ thống giao thông hiện đại, trong đó có đường sắt cao tốc. Ví như ở nước Đức phát triển, đi hàng nghìn kilomet chỉ mất mấy tiếng đồng hồ, rất nhẹ nhàng, thoải mái. Ở Việt Nam, muốn đất nước phát triển cũng phải có đường sắt cao tốc. Điều đó là rất đúng. Nhưng có điều, cái đúng ở các nước khác, đem về Việt Nam đã phù hợp chưa? Đó là cả một vấn đề. Trong khi các tuyến đường sắt ở Việt Nam rất cũ kỹ. Tầu chạy như rùa bò mà còn bao nhiêu tai nạn xảy ra liên tiếp. Nếu đường sắt cao tốc sẽ như thế nào? Chỉ tính tai nạn đường sắt mới đây ở thừa thiên Huế, nếu là tầu cao tốc, sẽ có hàng ngàn người chết, chứ không phải chỉ ông lái tầu. Sẽ là một thảm họa kinh hoàng. Đường sắt cao tốc vẫn phải có. Đó là cái đích phải đến, không khác được. Nhưng việc đó, con cháu chúng ta sẽ làm, khi chúng ta có điều kiện hơn và dân trí cao hơn. Các nhà lãnh đạo đất nước đã nghe ý kiến phản biện mà dừng việc làm đường sắt cao tốc là rất đúng đắn và sáng suốt. Hay như nói làm tàu điện ngầm ở nước ta. Cách đây hơn chục năm, có một tổng công trình sư người Việt ở Mỹ về Việt Nam. Ông ngồi bên tôi trong chuyến bay, biết ông có nhã ý muốn giúp đất nước làm tàu điện ngầm, tôi có nói với ông rằng, việc làm của anh là rất hay. Nếu ý tưởng của anh thành hiện thực, chức chắn vấn nạn tắc đường sẽ được giải quyết triệt để. Bây giờ, với công nghệ ép đất, rất hiện đại, anh chỉ mất 5 năm là xong toàn bộ công trình tàu điện ngầm ở các thành phố lớn. Nhưng anh sẽ phải mất 50 năm để đào tạo người đi tàu điện ngầm, rồi duy tu, bảo trì nó. Nếu ta làm được tàu điện ngầm như ở Nga thì tuyệt vời. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh nước ta đã thích hợp chưa khi mà ta rất khác Nga. Tôi ở Nga 7 năm trời chưa từng nghe thấy tiếng sấm. Mưa ở đó không dữ dội, chỉ cần một chiếc ô là thoát được cơn mưa. Còn ở ta, mưa đi kèm gió, mặc áo mưa bó vào mà vẫn ướt sũng. Ngay như Hà Nội, một trận mưa to có thể biến phố xá thành sông, hồ. Nếu làm tàu điện ngầm ở Việt Nam, không khéo, đường hầm thành hố chứa nước. Hơn nữa, nạn trộm cắp như ranh. Công trình nào cũng bị rút rỗng ruột. Chất lượng đường xá trên mặt đất vừa bàn giao tháng trước, tháng sau đã xuống cấp nghiêm trong. Vài mét đường nửa ngầm nửa nổi ở khu phố Kim Liên cũng bị rỉ nước, rồi úng lụt khi mưa, phải sửa đi sửa lại, huống hồ hàng trăm cây số công trình dưới lòng đất, mắt không nhìn thấy, chỉ một trận mưa, hay mất điện, hoặc sập hầm là có thể chôn sống hàng ngàn người. Cho nên, những tiếng nói phản biện là rất cần thiết, giúp chúng ta tỉnh lại trong những cơn say phát triển nóng, mà không nhìn vào thực tiễn. Nguy hiểm vô cùng. Ngay gần đây nhất là chuyện công an đi tuần bằng xe đạp. Việc làm này bắt đầu từ cơ sở, nhiều người khen hay, hiện đang thí điểm để nhân rộng ra cả nước. Nhiều báo chí khen. Đài truyền hình cũng khen hết lời. Nhưng tôi lại thấy không ổn. Rất không ổn. Bởi nó chỉ mang tính hình thức. Không ít người lập luận công an tuần tra, đi xe đạp rất thân thiện với dân. Tôi rất ngạc nhiên. Công an thân thiện hay không là ở thái độ giao tiếp với dân, cách ứng xử với dân, hay cách xử lý công việc liên quan đến người dân chứ đâu phải ở việc đi xe đạp. Bây giờ, người dân nghèo cũng đã có xe máy. Khá hơn thì xe sang, nghèo thì xe Tầu, xe bãi rác. Hãy nhìn trên đường phố mà xem. Toàn xe máy cả. Thi thoảng mới có mấy chiếc xe đạp. Người đi xe máy cũng đâu phải người giàu. Vậy thì sao chúng ta lại bắt anh em cảnh sát, một đội ngũ ưu tú nhất, cần phải cơ động nhất, lại đi xe đạp. Công an đi làm nhiệm vụ chứ có phải đi tập thể dục dưỡng sinh đâu. Đi tuần bằng xe đạp mà gặp cướp thì sao. Bọn cướp thường đi xe phân khối lớn. Công an dùng xe đạp đuổi cướp ư? Một Trưởng công an Phường nói trên tivi: “Đi xe đạp rất thân thiện. Nếu gặp cướp, chúng tôi sẽ điện báo cho các đồng chí trực chiến”. Trời đất! Ngay có xe máy, đuổi bắt tên cướp cũng rất vất vả rồi. Lúc ấy mà còn báo cho người trực chiến thì tên cướp đã tẩu thoát. Mà tẩu thoát rất nhẹ nhàng. Phải công nhận công an ta rất giỏi. Nhiều vụ án dù lớn nhỏ thế nào, đơn giản hay phức tạp, chỉ có họ cho qua thì qua thôi, chứ quyết làm là ra hết. Nhiều vụ phức tạp nhưng phá án rất nhanh, như mới đây, vụ án giết người ở Bình Phươc hay ở Nghệ An. Phải nói là rất tài. Chúng ta cần tạo điều kiện tốt nhất để công an thực thi nhiệm vụ của mình. Không phải bắt họ đi xe đạp, mà phải cung cấp cho họ những xe máy có phân khối lớn nhất và hiện đại nhất. Làm sao để cơ động thuận tiện. Khi có tiếng kêu cứu của dân thì xuất hiện ngay. Đó mới đúng là thân thiện với dân. Và hàng ngày họ hòa vào dân bằng chính những chiếc xe máy ấy. Chứ lạc lõng với dân, chơi trò hình thức với dân, đâu phải là thân thiện. Tôi có nói điều đó với một cảnh sát hình sự. Anh bảo tôi: “Em cũng nghĩ như anh. Nhưng đây chỉ là thí điểm. Khi thấy không phù hợp, họ sẽ loại bỏ thôi”. Và anh cũng tin, trước sau việc làm đó cũng sẽ bị loại bỏ, vì nó không phù hợp với thực tiễn. Tôi bảo, ông thấy không phù hợp thì phải nói ngay chứ, vì ông là người trong cuộc. Chúng tôi nói, dẫu sao vẫn là kẻ bên ngoài. Khi hàng triệu chiếc xa đạp, mà chắc không phải đồ rẻ tiền phát cho các chiến sĩ cảnh sát mà rồi lại loại bỏ vì thấy không phù hợp thì có phải là lãng phí không?
- Nhiều nghiên cứu cho rằng, phản biện xã hội muốn có hiệu quả, cần phải có một xã hội dân chủ. Theo ông, điều kiện này ở Việt Nam đã có chưa và như thế nào?
- Tất nhiên phải có xã hội dân chủ thì mới có phản biện tốt. Ở Việt Nam ta đang có dân chủ. Thậm chí rất dân chủ. Đại hội Hội Nhà văn vừa rồi là dân chủ chứ còn gì. Có sự áp đặt nào đâu. Nhiều vấn đề khác cũng thế. Bản thân tôi nói về nhiều vấn đề trên báo chí, cũng như trên truyền hình rất thoải mái, đúng như bụng tôi nghĩ mà có bị dị nghị hay nhìn bằng con mắt không thiện chí đâu. Chỉ có điều, cần phân biệt rất rõ sự thiện chí và sự lợi dụng dân chủ. Nếu lợi dụng dân chủ thì không còn là dân chủ nữa. Việc phê phán cũng phải rất thiện chí và phải có trách nhiệm cao với đất nước, với xã hội. Cũng cần đặt mình vào vị trí của người bị phê phán rồi mình hãy phê phấn. Như thế bao giờ cũng khách quan hơn và người nghe cũng dễ tiếp thu. Mặt khác, đối với người đưa những vấn đề để bàn bạc, cũng cần nghe tiếng nói trái chiều, nghe với thái độ cầu thị, thiện chí. Nếu có gì đúng thì tiếp thu. Nếu sai thì nói lại, nghĩa là phản biện sự phản biện. Như thế sẽ rất hay. Và chân lý sẽ sáng tỏ. Nghĩa là phải dân chủ thực sự, chứ không phải chỉ chơi trò hình thức. Đặc biệt không đảy người người phản biện mình về phía kẻ thù hay biến họ thành kẻ thoái hóa biến chất. Như thế sẽ không bao giờ nghe được lời nói thật, và cũng sẽ không bao giờ có được sự phản biện đúng nghĩa...
(Còn nữa)
XUÂN THÂN ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét