Nữ ‘trung tá’ Sơn Quỳnh…
* Xin lỗi em "trung tá"... Sơn Quỳnh
Em: Sơn Quỳnh. Em: Thiếu úy. Em:Xinh.
Gã kính nể em khi em đã khổ luyện nhiều tháng trời để trở thành cô lính đi đẹp nhất trong hàng quân... gái. Gã thích khi em nói với ba em một người cũng là lính rằng, ba ơi con sẽ quyết không làm ba hổ thẹn.
Nhưng...
Nếu gã là ba của em thì gã sẽ cúi mặt xuống vì hổ thẹn đấy Sơn Quỳnh ơi, vì cô con gái cưng đáng yêu nhất của mình đã có thể rất vô tình, có thể rất ngây ngô bị biến thành kẻ dối trá, thành kẻ hám danh, hám chức tước khi không thẳng thừng bác bỏ cái quân hàm trung tá mà ai đó đã đưa cho mình để được là chính mình dù là binh nhì hay binh nhất.
Cái lon trung tá đó đã làm khuôn mặt thánh thiện của em trở nên bi hài trước thiên hạ.
Em không thể nói rằng em không có lỗi khi em đã 22 tuổi, cái tuổi thường trực sự nhậy cảm trong chuyện trai gái, tình duyên luôn cảnh giác trước muôn trùng sự đường mật của dối trá và thừa biết cái giá trị nhất của một con người chính là sự trung thực.
Còn em sẽ bảo rằng duyệt binh cũng là màn trình diễn như các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu, như đánh trận giả ấy mà. Có nghệ sĩ được phân vai vua, còn em được phân vai trung tá quân y. Thế thôi.
Nếu vậy thì gã thành thực xin lỗi em, vì xưa nay gã cứ ngây thơ tin rằng duyệt binh trong ngày lễ Độc lập quốc gia là biểu dương sức mạnh quân đội một dân tộc, là cảnh báo cho những kẻ đang nhăm nhe xâm chiếm biên cương: Hãy liệu hồn!
Mà sức mạnh ấy chỉ có thể có được khi những người lính của quân đội ấy là những con người trước khi trung với nước, trung với tổ tiên, trung với dân tộc phải là trung thực với chính mình.
Vì, hơn ai hết họ biết máu mình nếu đổ ra cho tổ quốc là máu thật của mình và nước mắt của mẹ mình đổ ra khi biết tin mình ngã xuống không bao giờ là nước mắt của trận giả, của sân khấu, của phim...
Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em.
Hình như đó là lời một bài hát... sến.
3.9.2015
Lưu Trọng Văn/(FB Lưu Trọng Văn)
--------------
* Trung tướng Võ Văn Tuấn lý giải quân hàm trung tá của nữ thiếu úy xinh đẹp
Về việc Thiếu uý Phạm Trúc Sơn Quỳnh đeo quân hàm Trung tá khi tham gia diễu binh, Trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay việc này đã được quy định rõ.
Buổi lễ kỷ niệm 70 Quốc khánh 2.9 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Nằm trong đội hình diễu binh tại Quảng trường Ba Đình, Khối nữ chiến sĩ quân y được khán giả xem truyền hình cả nước chú ý bởi những động tác điều lệnh nhanh, mạnh, dứt khoát, vừa toát lên vẻ hùng dũng của đội hình khối, vừa giữ nguyên vẻ duyên dáng, mềm mại.
Nữ Khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Một trong những người được nhiều người và cư dân mạng chú ý chính là Nữ khối trưởng của khối nữ chiến sỹ quân y – Thiếu úy, Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Trúc Sơn Quỳnh.
Bên cạnh đó, có một số ý kiến thắc mắc về quân hàm do Thiếu uý Phạm Trúc Sơn Quỳnh đeo khi tham gia diễu binh là quân hàm của một Trung tá.
Sáng 3.9, trao đổi với Một Thế giới về vấn đề này, Trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay: Theo quy định về lực lượng diễu binh, ở các đơn vị đều lấy một cấp quân hàm nhất định và cấp chỉ huy thì đeo quân hàm gì cho thống nhất.
Theo Trung tướng Tuấn, việc chọn lựa người chỉ huy khối tham gia diễu binh phụ thuộc vào dáng dấp, tác phong, động tác chuẩn để chỉ huy đơn vị.
Về trường hợp của chị Quỳnh, Trung tướng Tuấn cho hay: Đây không phải quân hàm công tác của các đồng chí đó mà đeo quân hàm như thế cho thống nhất.
“Người chỉ huy khối diễu binh của cấp đơn vị như khối quân chủng có thể là Thượng tá nhưng cấp đơn vị thì người chỉ huy đeo quân hàm Trung tá hoặc Thiếu tá. Việc đeo quân hàm như vậy là để thống nhất”, ông Tuấn nói.
Trước đó, trả lời báo Quân đội Nhân dân, Trung tá Phạm Ngọc Tư, Chính trị viên Khối nữ quân y cho biết: Khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh có động tác điều lệnh đẹp mắt, đáp ứng được niềm tin của ban chỉ huy dành cho ngay từ ngày đầu huấn luyện.
Anh Tư cho hay thêm: Ngay từ buổi huấn luyện đầu tiên (11-5-2015), nhìn vóc dáng và động tác của Sơn Quỳnh, ban chỉ huy đơn vị đã nhận thấy cô có khả năng làm khối trưởng. Sơn Quỳnh là cô gái trẻ nhưng ý chí rèn luyện rất cao. Sau mỗi buổi tập, chỉ huy đơn vị rút kinh nghiệm, góp ý cho từng người những động tác chưa đúng, chưa đẹp thì Sơn Quỳnh ghi nhớ, buổi tối tranh thủ tập thêm để sửa sai ngay.
(Kênh 13.me)
-------------
Nhưng nếu 'quân hàm thật' thì mấy bà 'lính cái' đã lên trung tá, mấy con rồi, Sồ Thị Tuyết Sề, còn làm 'Trưởng khối nữ' xinh đẹp, trẻ trung sao được?
Tôi cũng nhất trí như LLK, nếu cho mấy mụ Sề (đúng cấp bậc quân hàm) đi diễu binh chắc...tôi trốn. Cho nên, diễu binh, biểu diễn ngày Lễ đóng vai cho đúng kịch bản là chuyện thường. Mấy em sinh viên, thanh niên Hà thành trắng trẻo mặc áo nông dân ai cũng đẹp, ra dáng cả, thì sao? Theo 'cái thằng tui', chuyện nào ra chuyện ấy, việc nào ra việc đó, đừng suy diễn.
5 diễn viên chỉ thuộc diện "cà là tằng" đóng vai Bác Hồ (Tiến Hợi, Bùi Bái Bình, Trần Lực, Minh Hải, Mạnh Trường) thì sao?
Chỉ có điều, đây chỉ là biểu diễn cho diễu binh thêm đều, thêm đẹp.
Qua đây, chuyện đáng nói là những nơi cần rất nghiêm túc, chuẩn mực, chính xác, không được gian, không được diễn, nhưng con số báo cáo, đánh giá, thống kê, nhận định kinh tế xã hội của đất nước tại đại hội đảng, phát biểu tại quốc hội...mà cũng 'DIỄN' !! He...he...
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.
Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào.
Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân.
Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói.
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu."
Alan Phan.
một đảng chuyên bịp bợm lừa đảo thì sinh ra một chế độ chuyên đóng kịch
Toàn là lũ diễn viên "đại tài" làm ảo thuật, xảo thuật, quỷ thuật.
Với đảng cs không có gì là thật, chỉ có ngu dốt, dối trá, lưu manh lừa đảo, ai tin chúng làm theo lời chúng nói là chỉ tự hại mình để làm lợi cho chúng.
Buồn cho một bà Trung tá nào đó dù có công trạng, anh hùng nhưng không dược xinh đẹp nên không bào giờ đuoc '' đưa'' ra trước công chúng.
Lắm chuyện! Tôi tán thành như comt của Mạc Quế Phong: "chuyện nào ra chuyện ấy, việc nào ra việc đó, đừng suy diễn"... .
Thế nữ trung tá nhà ta có dám thẳng tiến Hoàng Sa không nhỉ? Tiến lên, nữ đồng chí!
("Ơ, cái ông này dở hơi à? Tôi có hẹn, phải đi ăn bánh tôm Hồ Tây ngay sau lễ duyệt binh đấy nhớ!")
Tớ, 43 tuổi mới có hàm trung tá, suýt chết 2 lần ở chiến trường,(học chính quy hơn 6 năm, khi ra trường , thiếu uý) . Người lính bị xúc phạm.Họ ngu vì dối trá, dối trá quá hoá ngu.
Ở đây dối trá đã lên đỉnh điểm.
DỐI TRÁ ĐƯỢC ... QUẢNG CÁO
(cầu vai học viên, phù hiệu binh chủng , hãy làm như thế , nếu còn diễu binh)
À, hôm qua tôi nghe từ chính HTV(HCMC) đây: "Đội thanh niên CM (của Việt Minh) được Nhật cho phép thành lập". Có xấu hổ không?!
Hôm nay thấy các em chân dài non trẻ mang đến quân hàm trung tá ngực nở đầy huân chương mà bậc cha ông này cứ phải đắm đuối ngậm ngùi. Sự đắm đuối này không phải vì cái tuổi xuân vốn đầy sức sống của các em. Bậc cha ông này ngậm ngùi là với bộ quân hàm và huân chương lấp lánh kia mà cuộc đời của người trực tiếp tham gia chiến trận vào sống ra chết lại không bao giờ có được... Nhưng ngược lại giờ đây những thứ đó lại rất hào phóng dành cho lớp người chẵng biết đến hòn tên mủi đạn là gì. Bỗng nhiên nhớ đến bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Tam nguyên Yên đỗ Nguyễn Khuyết. Kính trước vong linh cụ bài thơ của cụ đến nay vẩn cứ nguyên giá trị:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!".
Về trường hợp của chị Quỳnh, Trung tướng Tuấn cho hay: Đây không phải quân hàm công tác của các đồng chí đó mà đeo quân hàm như thế cho thống nhất.
"Người chỉ huy khối diễu binh của cấp đơn vị như khối quân chủng có thể là Thượng tá nhưng cấp đơn vị thì người chỉ huy đeo quân hàm Trung tá hoặc Thiếu tá. Việc đeo quân hàm như vậy là để thống nhất", ông Tuấn nói.
Bạn đã từng chán ngấy cảnh thê lương.
Xin hãy bền gan chờ nhà viết kịch.
Một hồi sau kết thúc tấn tuồng!
trong cái xã hội này cái gì mà chẳng làm được! Đau đời!