Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

GIÁO SƯ LÀ GÌ? AI LÀ GIÁO SƯ

Giáo sư là gì, ai là giáo sư?

Những thảo luận chung quanh việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trương bổ nhiệm giáo sư dẫn đến tranh luận về ý nghĩa của chữ “giáo sư”. Nhưng hình như chưa có ai lí giải thế nào là một giáo sư. Lí giải được câu hỏi này sẽ giúp cho sự hiểu biết về chức danh giáo sư tốt hơn. Trong bài này, tôi sẽ "ôn cố tri tân" để giải thích những thành tố nào làm nên một giáo sư. Bài này lấy ý tưởng từ một bài của Philip Knox và trang Wikipedia viết về sự nghiệp của Socrates, và tôi diễn giải lại theo ý nghĩa hiện đại của chức danh "giáo sư".


Socrates, hình vẽ bằng tay theo mô tả của học trò ông. 

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

BÀI 5. ĐẠI HỘI XII

Bài số 5 . ĐỂ ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XII TỪ CƠ HỘI LỚN TRỞ THÀNH HIỆN THỰC LỚN

Trần Thanh Tùng

MỤC TIÊU LÀ KIẾN THIẾT QUỐC GIA VĂN HÓA, THAY VÌ  XÂY DỰNG TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA       

 
 
 Trần Thanh Tùng: "Phải chăng giữa phát biểu nói việc gửi tài liệu nghiên cứu để đóng góp cho Đảng là “Thiếu văn hóa” của vị Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW này với tuyên bố ở Vĩnh Phúc cho rằng các ý kiến khác biệt góp ý với Đảng là “Suy thoái” của Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương có điểm tương đồng? Và cách tiếp cận thực tiễn kiểu “chống Khác biệt” như thế đang làm đất nước suy thoái? " 

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG KINH THÀNH HUẾ

Công Cuộc Xây Dựng Kinh Thành Huế

ln_100

"HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000 THỜI BIẾN ĐỔI GIEN"

Bùi Ngọc Tấn
1
Vốn bị giám sát chặt chẽ nhiều thập kỷ, giờ đây căn buồng tôi ở càng bị giám sát chặt chẽ hơn không chỉ vì những bức thư. “Tù ta” đồng nghĩa với thứ người “mạt hạng xấu xa, đáng muôn đời phỉ nhổ.” Tôi dùng từ tù ta bởi đã nghe Phạm Xuân Nguyên kể chuyện anh được mời đi dự một cuộc họp của quân đội bàn thảo về nghệ thuật. Một sĩ quan xem danh sách thấy tên anh, chất vấn ban tổ chức: Thằng này tù ta. Sao lại mời? ([1])

BIỆN CHỨNG HAY NGUỴ BIỆN

28/09/2015

Biện chứng hay nguỵ biện?

(Mênh mông thế sự 12)
Tương Lai
Thật ra, biện chứng cũng không “biện chứng” như người ta tưởng. Càng sính biện chứng khi không hiểu về nó lại càng dễ nguỵ biện. Cứ tưởng là biết nhưng lại không biết được rằng người đời thường biết nhiều hơn những cái họ hiểu. Và khi hiểu ra thì mới thấy là dốt ơi là dốt.
Cho nên với bài viết này, vì tự biết là mình dốt nên không dám mon men vào lĩnh vực lý luận để dông dài về nguồn gốc tiếng Hy Lạp cổ của từ biện chứng, rồi dần hình thành cái mà sau này gọi là phương pháp luận, khởi đầu từ những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Càng không dám so sánh phương pháp nguỵ biện với các nhà ngụy biện Hy Lạp cổ (Sophist) dạy cho các môn đệ sự dối trá, quanh co và những mẹo vặt trong hùng biện để giành phần thắng với mục đích rất thực dụng chứ không nhằm khai minh như Socrates hay Plato. Lại càng không liều mạng lạm bàn về phép biện chứng duy tâm từ Kant đến Hégel, rồi phép biện chứng duy vật với K. Marx và Engels. Là nói liều mạng na ná như “chúng tôi không cho rằng định hướng xã hội chủ nghĩa mâu thuẫn với kinh tế thị trường. Trái lại, đó là sự kết hợp biện chứng, cần thiết, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.*

TAI NẠN KINH HOÀNG TRÊN CAO TỐC TRUNG LƯƠNG

Tai nạn kinh hoàng trên cao tốc Trung Lương


Vụ tai nạn đầu tiên xảy ra khoảng 3h30 ngày 28/9 tại km 26 cao tốc TP HCM - Trung Lương, đoạn qua huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
                                >>VDO - Tai nạn kinh hoàng…5 xe nát bét  

THƯ GÓP Ý

28/09/2015

THƯ GÓP Ý

Kính gửi Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, TP HCM
Hưởng ứng Thư của Ban Chấp hành Đảng Bộ TP HCM “chân thành mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm của nhân dân thành phố”, chúng tôi, một số cán bộ, đảng viên từng gửi thư đến BCHTƯvà toàn thể đảng viên ĐCSVN ngày 14.7.2014 và những người tán thành, hưởng ứng bức thư tâm huyết ấy gửi đến Đảng bộ Thành phố những ý kiến đóng góp vào “Dự thảo Báo cáo Chính trị” dưới đây.
Là những cán bộ đã về hưu, không có điều kiện theo dõi những hoạt động mọi mặt của thành phố, chúng tôi chỉ tập trung vào một số điều, mà theo nhận thức của chúng tôi, là những vấn đề cơ bản có ý nghĩa then chốt trong chủ trương, giải pháp đã đưa lại những thành tựu nổi bật nhất cũng như những yếu kém rõ rệt nhất của thành phố chúng ta.
Xin nêu 4 vấn đề như sau:

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

BIỂN ĐÔNG SẼ CĂNG THẲNG

Biển Đông sẽ căng thẳng hơn sau khi ông Tập thăm Mỹ?

Những tuyên bố của ông Tập Cận Bình và Barrack Obama
 sẽ khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng?
 Xung đột ở Biển Đông có nguy cơ gia tăng sau cuộc họp thượng đỉnh Trung - Mỹ của ông Tập và ông Obama.

TQ THÔN TÍNH VN...

TQ BẮT ĐẦU THÔN TÍNH VN TỪ
ĐÀ NẴNG RỒI CHẶT LÌA
BẮC - NAM?
Người nói tiếng Trung Quốc ồ ạt mua đất 

ven biển Đà Nẵng?
Tuổi Trẻ
26/09/2015 11:20 GMT+7

TT - Ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, vừa  lên tiếng cảnh báo hiện tượng người nước ngoài núp bóng người Việt mua  lại nhiều lô đất ven biển trên địa bàn.

Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá

CÁCH ĐẶT TÊN TỰ CỦA NGƯỜI XƯA

Cách đặt tên tự của người xưa

Published on July 8, 2014   ·   No Comments
Thường Kiệt (Lý Thường Kiệt) có phải biến âm Hán tự của từ “thằng cặc” như cách suy diễn của ông Tạ Chí Đại Trường hay không ?
© Copyright 2013 CorbisCorporation
Khảo bia Thần phả Lý Thường Kiệt do Nhữ Bá Sĩ (1787 – 1867) soạn thì được biết Lý Thường Kiệt vốn có tên thật là Tuấn, tên tự là Thường Kiệt. Cách đặt tên tự ở Việt Nam cũng giống như ở Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản là cách đặt tên của tầng lớp trí thức, thượng tầng theo truyền thống văn hóa chữ Hán. Người xưa ngoài tên thật (名 / danh), đến tuổi trưởng thành (20 tuổi) được đặt thêm một tên mới gọi là tên tự (表字 / biểu tự). Lúc này, tên thật chỉ có bản thân tự xưng, hoặc người thân lớn tuổi gọi ; giữa bạn bè cùng lứa, xã giao, cần sự tôn trọng thì sử dụng tên tự.

TỰ ỨNG CỬ CHỦ TỊCH NƯỚC, THỦ TƯỚNG

Tự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng

Published on September 27, 2015   ·   No Comments
tongthong-vietnam

BẬT MÍ: Ai sẽ là TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

HÃY THẲNG THẮN VỚI ÔNG TẬP CẬN BÌNH

Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình

Posted by adminbasam on 26/09/2015
BBC
TS Vũ Cao Phan
26-9-2015
Lãnh đạo Việt Nam nên yêu cầu Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa nhân chuyến thăm dự kiến tới đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới VN, theo tác giả.
Lãnh đạo Việt Nam nên yêu cầu Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa nhân chuyến thăm dự kiến tới đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới VN, theo tác giả.

PHÂN TÍCH SƠ BỘ...

Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

Posted by adminbasam on 18/05/2015
18-05-2015
Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, ISEAS Perspective, No. 24, 2015.
Biên dịch: Trung Nhân
H1
Giới thiệu

MẤT CẢNH GIÁC

Mất cảnh giác

Posted by adminbasam on 26/09/2015
Nguyễn Hưng Quốc
26-9-2015
H1Một người bạn của tôi, từ Hà Nội sang, kể tôi nghe chuyện này: Cách đây mấy năm, Bộ Công an Việt Nam xây dựng trụ sở mới ở đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trụ sở rất đồ sộ và lộng lẫy do một nhà thầu Trung Quốc thiết kế và xây dựng. Đến lúc xây xong, người ta mới sực nhớ một chuyện: Có thể Trung Quốc cho gắn các thiết bị do thám trong toà nhà để ghi âm tất cả các cuộc đối thoại trong đó. Thế là người ta sợ. Nhưng không có cách gì lật tung cả toà nhà ra để tìm các thiết bị do thám ấy. Mà tìm chưa chắc đã thấy. Cuối cùng, người ta chọn giải pháp: cho các nhân viên cấp trung và cấp thấp vào làm việc trong trụ sở mới, còn giàn lãnh đạo cao cấp thì vẫn ở lại trụ sở cũ.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

NGUYÊN KHÍ - HOÀNG MINH TƯỜNG


  NGUYÊN KHÍ

Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường




                14. THÁI PHÓ ĐINH LIỆT


                 Dã kính hoang lương hành khách thiểu
                      Cô châu trấn nhật các sa miên

                    ( Đường vắng cô liêu người thưa bóng
                     Thuyền côi ghếch bến ngủ triền miên)

                  ( Trại đầu xuân độ - Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi)

Bấy giờ Thái phó Đinh Liệt cùng với Đại Đô đốc Nguyễn Xí, Nhập nội Kiểm hiệu Lê Thận đặc trách trông coi chính sự trong thời gian vua Lê Thái Tông đi kinh lý miền Đông.
Ngày đức Lê Thái Tổ lâm chung, người được nhà vua gọi riêng đến ký thác con côi Lê Nguyên Long, không ai khác là Đinh Liệt. Bởi về huyết thống, Đinh Liệt gọi nhà vua là cậu ruột. Ông là con nhà võ, nhưng thông hiểu chữ nghĩa, văn chương, tính tình điềm đạm khoan hoà. Lại nữa, từ ngày ông lấy được nàng Lương Minh Nguyệt, nữ lưu vùng Sơn Nam Hạ, nức tiếng có giọng hát Chầu văn, Ả đào mê hoặc lòng người, thì con người ông có nhiều đổi khác. Ở ông không có tính quá khích của dân xứ Thanh và máu công thần bè phái của Lam Sơn hội như bọn Lê Sát, Lê Ngân, Lê Vấn, Lê Thận, Lê Ê, Lê Hiệu... Cũng không có sự giảo hoạt, xu thời lựa thế của danh sĩ đất Bắc như bọn Phan Thiên Tước, Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Liễu…Ông cũng không quá ủng hộ Quốc vương Tư Tề như bọn Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Trãi… Nếu cho ông lựa chọn người kế vị, tất nhiên ông sẽ chọn Lê Tư Tề, vị hoàng trưởng tử, ngoài hai mươi tuổi đã kinh qua trăm trận, đã từng trực diện bang giao với quân Minh để dẫn tới hội thề Đông Quan, chấm dứt ách nô dịch ngoại bang, chứ không phải Lê Nguyên Long, một cậu bé 11 tuổi ham chơi, chưa hề ý thức gì về bản thân mình, chưa có ý niệm về giang sơn xã tắc. Nhưng khi đức vua Thái Tổ, trước lúc lâm chung, đã quyết chọn Lê Nguyên Long làm người kế vị, và chọn Đinh Liệt làm người thực hiện di mệnh, thì ông không thể làm khác. Thực tế chín năm qua đã cho thấy lòng trung thành tuyệt đối ở ông. Ông và vợ con ông có thể chết để bảo vệ đức vua, bảo vệ vương nghiệp.

CẦN ĐÀO THẢI NHỮNG GIÁO SƯ, TIẾN SỸ NẰM VÙNG

Cần đào thải những giáo sư,
tiến sỹ “nằm vùng”
Posted by adminbasam on 24/09/2015
GS Nguyễn Văn Tuấn
24-9-2015
H1Bài viết dưới đây của Gs Nguyễn Đức Dân (mà ông chỉ gọi là “Nhà giáo”) có thể đụng chạm đến rất nhiều người. Ông kêu gọi phải “đào thải” những người mà ông gọi là “giáo sư, tiến sĩ nằm vùng”, tức là những người có chức danh “giáo sư” do HĐCDNN phong mà không giảng dạy và không làm nghiên cứu. Như hôm trước tôi có đưa con số thống kê là từ 1976 đến nay, VN đã phong chức danh GS/PGS cho khoảng 11000 người; nhưng hiện nay số người giảng dạy và nghiên cứu trong các đại học và viện nghiên cứu chỉ 4100. Như vậy đa số của phần còn lại là “giáo sư nằm vùng”.

KHÁC BIỆT ĐỨC GIÁO HOÀNG VỚI KẺ GIÁO ĐIỀU

Khác biệt Đức Giáo hoàng với kẻ giáo điều

Tại sao chính phủ Mỹ chào đón Đức Giáo Hoàng 
thật long trọng mà thờ ơ với Tập Cận Bình?

TIÊU TIỀN CŨNG LÀ HÀNH VI VĂN HOÁ

25/09/2015

Tiêu tiền cũng là một hành vi văn hóa...

Mai Tú Ân
Khoe khoang biệt thự triệu đô, xe hơi hàng chục tỷ đồng, túi xách hàng tỷ đồng, quần áo hàng trặm triệu, những cuộc du hý nước ngoài, những đám cưới vung vãi tiền bạc, khoe thân thể, khoe người yêu, khoe con cái..., đó là mốt của những ca sĩ, diễn viên, chân dài, người nổi tiếng và cả me Tây, me đủ quốc tịch lúc này.
Và thật tức cười khi trò đua nhau khoe giàu sang đó lại tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng (chủ yếu là báo chí, truyền hình lề phải) cùng lúc với những phóng sự cập nhật trẻ em nghèo không có phương tiện đến trường, các cụ già còm cõi bán vé số, những bệnh nhân mắc chứng nan y chờ chết vì không có tiền chữa bệnh, những ngôi nhà như cái lều ổ chuột của bao người dân, trong đó có cả người mẹ nghèo tự tuẫn để lấy tiền phúng viếng đóng học phí cho con...

THƯ CÔNG KHAI - NGUYỄN KHẮC MAI

Thư công khai kính gửi: - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Khắc Mai
Trước hết, tôi xin gửi tới Chủ tịch và Thủ tướng lời chào trân trọng.
Là một công dân có tuổi và cũng có những trải nghiệm về cuộc đời, tôi xin trình bày với Chủ tịch và Thủ tướng một vài ý kiến.
Nhận thức rằng Đại Hôi XII của Đảng Cộng sản VN có tầm ảnh hưởng quan trọng tới bước phát triển mới của Dân, tới sự mất còn của Nước.
Mặc dầu, BCH TƯ của Đảng đã cho công bố Dự thảo Báo cáo chính trị và báo cáo Dự thảo Kế hoạch Kinh tế-Xã hội của ĐHXII, mà không hề có một lời thưa với quốc dân đồng bào (thua thái độ văn hóa của Thành ủy Sài Gòn còn có Thư mời gọi dân tham gia góp ý).
Hội đồng Lý luận Trung ương (Cơ quan bảo thủ nhất của TBT Nguyễn Phú Trọng) là nơi soạn thảo Văn kiện trình Đại hội XII. Không ngờ Phó Chủ tịch Hội đồng, GS.TS Vũ Văn Hiền, bỗng nhiên có 'phát biểu xanh rờn' rằng: "Việc gửi biếu tặng sách, tài liệu mà không được sự đồng ý trước của người nhận là hành vi thiếu văn hóa. Việc gửi các kết quả nghiên cứu cho Hội dồng Lý luận Trung ương mà không hỏi ý kiến trước là thiếu văn hóa(!?).

MẤT CẢNH GIÁC...

Mất cảnh giác an ninh quốc phòng sẽ dẫn tới nguy cơ tổn thất rất lớn

Posted by adminbasam on 25/09/2015

Góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng: Mất cảnh giác an ninh quốc phòng sẽ dẫn tới nguy cơ tổn thất rất lớn

25-9-2015
H1
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam).
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam – nêu quan điểm trong cuộc trao đổi với PV Dân trí xung quanh góp ý cho dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng.
Thiếu tướng Lê Mã Lương nói: “10 năm trở lại đây kinh tế của nước ta có những bước phát triển. Tác động của thế giới và khu vực đan xen thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nguy cơ ảnh hưởng, tác động đến việc giữ vững chủ quyền, độc lập tự do của Tổ quốc mà Nhà nước ta đã có những đầu tư khá mạnh cho các hoạt động của quốc phòng – an ninh, trong đó đặc biệt chú trọng đến hiện đại hóa của 5 lực lượng: phòng không – không quân, hải quân, điện tử, thông tin và cảnh sát biển. Trong những năm vừa qua các lực lượng này đã từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ đất nước rất có hiệu quả. Chúng ta mua sắm phương tiện vũ khí, trang thiết bị không phải để chạy đua vũ trang mà để phòng thủ đất nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phù hợp với cách đánh, vị trí chính trị của Việt Nam.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

MẤT ĐI MỘT CÔNG TRÌNH

Gửi thư    Bản in

Mất dấu một công trình văn hóa thời Pháp thuộc

(Viết nhân ngôi nhà 107 đường Trần Hưng Đạo vừa sập hôm 23/9/2015)

TS. Trần Thu Dung (từ Paris) - 23-09-2015 02:45:14 PM
Hè năm  2014, tôi mang cái ảnh về một ngôi nhà không có địa chỉ được in trên bưu ảnh đề “chi nhánh Hội Tam Điểm, Hà Nội” đi hỏi khắp nơi, nhưng không ai biết cái nhà này nằm đâu. Mấy tay lái taxi Hà Nội đều lắc đầu. Tôi gặp nhà báo Nguyễn Văn Ba hay viết về Hà Nội ông cũng chịu và đưa cho tôi cuốn về sách ảnh về phố phường Hà Nội, nhưng không có ảnh ngôi nhà này. Ông Ba khuyên tôi đi gặp cụ Hữu Ngọc giám đốc nhà xuất bản Thế giới may ra tìm được. Đến nhà xuất bản Thế giới, tôi kiên nhẫn ngồi chờ cụ Hữu Ngọc hơn một tiếng, vì biết cụ hơn 90 tuổi đi ra khỏi nhà phải phụ thuộc con cháu với hy vọng sẽ tìm được ngôi nhà này vì cụ ở Hà Nội khá lâu. Cụ bảo: “Thấy đâu đó, quen quen, nhưng tôi không nhớ”. Tưởng thất vọng, may thay tình cờ tôi gặp anh Nguyễn Lân Bình, cháu nội của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, đã nhiệt tình đưa tôi đến đó. Anh  Bình biết ngôi nhà này rất rõ vì ông cụ thân sinh ra anh đã chỉ cho anh nơi làm tang lễ cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ngôi nhà nằm ở số 107 đường Trần Hưng Đạo, ngay gần ga Hà Nội (trước gọi là ga Hàng Cỏ).
Ngôi nhà số 107 phố Trần Hưng Đạo chụp năm 2014

RẰM TRUNG THU VỊNH TIẾN SỸ GIẤY

  Lớn | Vừa | Nhỏ  

RẰM TRUNG THU, ĐỌC LẠI “VỊNH TIẾN SỸ GIẤY”

by nguoisantin

Vũ Hữu Sự
Vênh váo, kiêu ngạo là cách hành xử của những kẻ dốt nát, học giả, bằng giả, danh giả. Dốt nát, học giả, bằng giả, danh giả nên sinh tự ti. Càng tự ti bao nhiêu càng lu loa, càng “cũng” với người đời bấy nhiêu. Nói khác đi, tự ti và tự kiêu chính là hai mặt của những kẻ dốt nát, giả dối.

ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG

24/09/2015

ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG CỦA VIỆT NAM

Zachary Abuza

Lê quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Đàn áp bất đồng chính kiến của giới cai trị đất nước ngày càng thông minh và có mục tiêu hơn.
Vào ngày 19 tháng 9 (trong nguyên bản ghi nhầm là 19 tháng 7), Việt Nam trả tự do cho một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất, Tạ Phong Tần, người cựu sĩ quan công an đã thay đổi trở nên một blogger về pháp lý và trục xuất cô đến Hoa Kỳ.
Đây rõ ràng là một sự nhượng bộ trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào tháng 11/2015 và nêu bật tình trạng khó khăn ngày càng tăng về nhân quyền của Việt Nam.
Cuộc viếng thăm chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Washington DC và Tokyo là dấu hiệu rõ ràng rằng Hà Nội nhìn thấy cả phát triển kinh tế và an ninh đều gắn với phương Tây.
Hy vọng ngây thơ của phe muốn đi theo nước hàng xóm Xã hội chủ nghĩa anh em Trung Quốc, trong nỗ lực muốn thỏa mãn nỗi thèm muốn thống trị biển Đông của họ đã được Đảng cho yên nghỉ. Đảng đã cam kết một chính sách đối ngoại đa phương.
Nhưng sự hội nhập lớn hơn vào quốc tế sẽ đến với sự xét nét hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam.
Trên nhiều phương diện, việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam vẫn còn rất không thỏa đáng; đất nước này đứng hạng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á về các quyền tự do dân sự, chính trị, bảo vệ pháp lý, tự do tôn giáo và tự do lập hội.

QUYỀN LẬP HỘI

24/09/2015

Quyền lập hội: Trì hoãn đến chục năm hay… đã 70 năm?(1)

Việt Lâm thực hiện
Xã hội dân sự Việt Nam hình thành là điều không bàn cãi, vấn đề đặt ra là nó phải vững mạnh, phải là cơ sở để giải quyết tốt nhất các mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội Việt Nam. Một trong những yếu tố để xây dựng cơ sở nêu trên, chính là hiện thực hóa quyền lập Hội – một quyền được ghi nhận cách đây gần 70 năm trong Hiến pháp nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946). Tất nhiên, chính quyền Việt Nam có khả năng trì hoãn dự luật bằng việc dời [thời gian] cho ý kiến, hoặc sử dụng các điều khoản để "độc quyền" hội đoàn nhà nước, hay tìm cách "hành chính hóa" quy định quản lý về sự ra đời của Hội. Tuy nhiên, đúng như Luật sư Lã Khánh Tùng – thành viên của Đoàn luật sư Hà Nội cho biết trong một phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 22/09, thì điều đó sẽ khiến cho Nhà nước tiếp tục lúng túng trong giải quyết sự ra đời của các "hội đoàn gần đây", về tính hợp pháp hay không hợp pháp và thiếu một cơ sở pháp lý đủ lớn để "điều chỉnh" hành vi của của các tổ chức này, trong khi đó, bản thân sự công nhận các hội đoàn là cam kết thực tiễn của chính quyền Việt Nam đối với các công ước quốc tế đã ký kết.
Ngoài ra, vị Luật sư này cũng nhìn nhận sự "thủ tục hóa" trong cấp phép của Bộ Nội vụ thực chất thể hiện tính e dè trong lo ngại quyền lực dân sự xã hội của nhà nước, cái điều mà vừa qua, trên báo CAND đã tuyên bố thẳng rằng, "việc lập hội “chỉ cần ghi danh và công bố, không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước” … Đây là một sai lầm về chính trị và ấu trĩ nhận thức về QCN nói chung, về quyền lập hội nói riêng". Nhưng thực tế cho thấy, chính trong thực tiễn hoạt động trước đó 10 năm, "Liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật VN đã đưa ra một dự thảo độc lập có cách tiếp cận rất khác với dự thảo của Bộ Nội vụ là cơ quan soạn thảo lúc đó đưa ra", khi "chỉ cần đăng ký và thông báo thôi", LS Lã Khánh Tùng cho biết. Nói cách khác, sự "trì hoãn" của Luật về Hội chính là từ yếu tố phiến diện, đòi hành chính hóa "nhu cầu" của cộng đồng, và kiểm soát chặt chẽ nhu cầu đó.
Do vậy, Luật về Hội của Việt Nam phải được xem là cơ hội "Đổi mới xã hội" Việt Nam, tương tự như việc mở rộng đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ ĐH VI. Nói cách khác, như TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn, thì sự cởi bỏ các tư tưởng độc quyền chi phối xã hội qua việc thừa nhận không gian dân sự xã hội, chính nằm ở vấn đề tư duy. Tư duy cởi mở và đổi mới.
"Thực ra đây là vấn đề thay đổi tư duy. Chúng ta vẫn còn coi hội như một bóng mờ, một cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước", Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách cho biết.
Như vậy, trong tháng 10 này, Quốc hội Việt Nam sẽ thảo luận trong kỳ họp thứ 10, Khóa XIII, cụ thể là vào ngày 20/10/2015. Cần lắm sự "tiến hóa tư duy" của mỗi vị ĐBQH, phải xem đây là sự thảo luật mang tính "lịch sử", thay vì đến nghe và làm nghị gật. Bởi chính các vị là người làm nên dấu ấn của khóa Quốc hội XIII, khi Luật về Hội chính thức được hiện diện trên vũ đài chính trị - xã hội Việt Nam sau gần 70 năm thành lập chính quyền nhà nước.
clip_image001[1]
Quốc hội Việt Nam khóa XIII cần phải tỏ ra thực sự "hữu ích" trong thúc đẩy không gian dân sự Việt Nam qua Luật về Hội. Ảnh: Hà Nội mới
Hiến pháp 1946 ghi rõ quyền lập Hội của mọi công dân Việt Nam nhưng đã 70 năm rồi, hễ ai nói đến lập Hội là Nhà nước CS lập tức giật mình, cho ngay An ninh vây bủa, gán bằng được người có ý tưởng đẹp đẽ đó là… phản động, để rồi tìm cách bắt tống giam họ, hoặc bật đèn xanh cho côn đồ hành hung họ, cắt đặt chúng rình rập quanh nhà họ năm này sang tháng khác. Cũng vậy, vài năm trước chính quyền CS Việt Nam đầu đơn xin bằng được LHQ cho ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền quốc tế, nhưng khi đã là thành viên chính thức trong Hội đồng danh giá ấy rồi, thì trong nước chẳng những người dân vẫn không thể nào “sờ” được vào một chút các thứ quyền đã ghi rành rành ở Hiến pháp, dù là Hiến pháp 1946 hay Hiến pháp 2013 cũng vậy, mà vào đúng ngày kỷ niệm 80 năm bản Tuyên ngôn Nhân quyền ra mắt, công an còn rải ra khắp nơi mọi chốn để truy đuổi bất kỳ người Việt nào muốn tìm đến với nhau nâng ly bia chúc mừng bản Tuyên ngôn lừng tiếng khắp thế giới này, cũng như bày tỏ niềm tự hào đối với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nhà nước chúng ta.
Những mâu thuẫn đến là cắc cớ như nói ở trên làm cả thế giới cũng như trong nước phải vò đầu bứt tai, không hiểu nổi vì sao. Xin thưa: đó chính là bản chất chuyên chính của chủ nghĩa cộng sản. Để cho người dân tỉnh thức về quyền tối thiêng liêng được làm người thì còn gì gọi là quyền của tập thể độc tài ngự trị trên dân và “phân phối” lợi ích với nhau trên lưng dân chúng nữa? Nguy hiểm lắm. Bởi vậy, có thể tin tháng 10 tới đây Quốc hội sẽ thông qua được một đạo luật về quyền lập Hội đúng nghĩa làquyền tự do lập hội hay không?
Xin hãy chờ xem.
Bauxite Việt Nam

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

BÀI 2 ĐỔI MỠI - NGUYỄN MẠNH CAN

Bài số 2. ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚNG TA LÀ “ĐƯA NƯỚC TA THÀNH MỘT QUỐC GIA VĂN HÓA, CÓ NỀN KINH TẾ TIÊN TIẾN”


Ông Nguyễn Mạnh Can, Nguyên Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương: 
"Thực tiễn cho thấy, việc xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh, vay mượn tư tưởng và các nguồn lực bên ngoài đã không tạo được động lực mới, mà chỉ dẫn đất nước đến nguy cơ khủng hoảng toàn diện, từ niềm tin đến môi trường, kinh tế, xã hội. Bốn mươi năm qua chúng ta đã hết sức vá víu, “sửa lại” tình trạng này, song càng nỗ lực khoảng cách giữa Việt Nam với các nước càng xa vời. Thực tiễn 40 năm cũng chỉ rõ, chỉ Thay cũ, Đổi mới tức Đổi mới thực sự mới thoát được suy sụp."


Ông Nguyễn Mạnh Can (người đứng nói) khẳng định trong cuộc họp Thứ bẩy ngày 19/9/2015 do Diễn đàn Lý luận Phát triển Viện VIDS tổ chức rằng, mục tiêu giờ đây không phải là xây dựng Việt Nam thành một nước XHCN có Kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà phải đưa Tổ quốc Việt Nam thành một Quốc gia Văn hóa có nền Kinh tế tiên tiến.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

SẮP XẾP LẠI TƯƠNG LAI

Sắp xếp lại tương lai

Kính Hòa, phóng viên RFA 
clip_image002
Xin đừng quên các tấn bi kịch, các thảm hoạ dân tộc đã qua và hiện đang còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)

ĐẠI HỘI 12, LÊ THANH HẢI...

Đại hội 12: Ông Lê Thanh Hải sẽ ‘ra’ hay ‘về’?

Posted by adminbasam on 22/09/2015
Phạm Chí Dũng
22-9-2015
Ông Lê Thanh Hải - đương kim Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh - nhân vật còn được giới quan chức cấp quận huyện sở ngành tại thành phố này gọi bằng biệt danh ‘Anh Hai’.
Ông Lê Thanh Hải – đương kim Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh – nhân vật còn được giới quan chức cấp quận huyện sở ngành tại thành phố này gọi bằng biệt danh ‘Anh Hai’.

NGƯ DÂN LÝ SƠN TREO LƯỚI, ÚP TẦU

Ngư dân Lý Sơn treo lưới bỏ nghề vì Trung Quốc

Ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển Đông liên tục năm năm nay là chuyện nhức nhối đối với không riêng gì người dân huyện đảo này. Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở rộng ngành du lịch trên huyện đảo Lý Sơn và người dân Lý Sơn chuyển sang làm du lịch thay vì ra khơi đang là trào lưu ở huyện đảo này.
Tuy nhiên, không muốn ra khơi để tránh bị Trung Quốc tấn công, vào bờ, chưa chắc đã tránh được Trung Quốc vì người Trung Quốc đã có mặt ở Quảng Ngãi và đang bàn chuyện về xây dựng Lý Sơn với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.

MỸ CẦN XEM KỸ NHỮNG NGOẮC TAY

Mỹ cần xem kỹ những 'ngoắc tay' của Trung Quốc

Phá chiến lược“Xoay trục sang Châu Á”:
TRUNG QUỐC TÌM CÁCH ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN NGẦM ĐỂ 'ĐI ĐÊM' VỚI MỸ Ở BIỂN ĐÔNG
                     
   
* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
         Ngay trước trước khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới vào năm 2010, nhà nước Cộng sản Trung Hoa đã không hề giấu giếm tham vọng bành trướng, bá quyền của mình!  Tháng 5/2009, Trung Quốc trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc bản đồ “hình lưỡi bò”(còn gọi là bản đồ hình chữ U hoặc đường 9 đoạn) nuốt trọn trên 80% diện tích biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và tuyên bố đấy là “lãnh thổ nội thủy” của Trung Quốc.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

PHẢN BIỆN XÃ HỘI


PHẢN BIỆN XÃ HỘI
Thưa nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề phản biện xã hội nói chung qua các kênh báo chí, tôi muốn được hỏi ông đôi điều về vấn đề này. Ông đồng ý không?
- Khiếp! Bạn làm câu chuyện của chúng ta hóa ra to tát quá. Tôi là cái mõ làng, ai mà chả gõ được. Xin bạn cứ việc gõ thoải mái!
- Xin cám ơn ông. Trước hết, theo ông, phản biện xã hội có vai trò gì đối sự phát triển đất nước?
- Phản biện bao bao giờ cũng rất cần thiết. Nó có vai trò vô hạn quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Đối với nhiều vấn đề thuộc mọi lĩnh vực, vụ việc, quyết sách..., nếu có phản biện, chúng ta sẽ có cái nhìn khoa học hơn, tỉnh táo hơn. Từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn và chính xác. 

TQ NÊN CHẤP NHẬN ĐÀM PHÁN

21/09/2015

“TQ nên chấp nhận đàm phán Hoàng Sa”

TS. Vũ Cao Phan Gửi cho BBC từ Hà Nội
19-09-2015
clip_image002
Image copyright EPA Image caption Tác giả kiến nghị lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận “đàm phán” về vấn đề Hoàng Sa với Việt Nam, một quần đảo mà TQ đã tấn chiếm năm 1974 từ tay chính quyền VNCH.

CHÚC THỌ VŨ KHIÊU

ĐƯƠNG ĐẠI QUỐC SƯ VŨ KHIÊU CÓ HAI LẦN 100 TUỔI

Lãnh đạo thành phố Hà Nội chúc thọ Giáo sư Vũ Khiêu

Tuổi trẻ Thủ đô

18/09/2015 16:00 

TTTĐ - Sáng 18/9, Thành ủy, HĐND – UBND, UB MTTQ Thành phố Hà Nội tổ chức chúc thọ Giáo sư (GS), Anh hùng Lao động, Công dân Thủ đô ưu tú Vũ Khiêu tròn 100 tuổi. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành TP đã tới dự.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

TỨ TRỤ...

“ Tứ trụ triều đình” sau Đại hội XII sẽ gồm những ai?


Lê Trọng Quân.
Lời Bà Đầm Xòe:  Bà Đầm Xòe dự đoán thế này: Đại hội lần thứ XII của ĐCSVN sẽ là một đại hội cướp quyền của nhóm lợi ích. Và như vậy quẻ Đảng đoàn kết thành một khối sẽ bị vỡ, xã hội vào cơn rối ren. Nhóm lợi ích vừa cướp được quyền sẽ buộc phải thiết quân luật, thực thi chế độ quân quản từ 3-5 năm để hình thành một xã hội dân sự.
Sẽ có nhiều người không tin dự đoán này.
Vì vậy, trong giai đoạn này, có rất người người trăn trở, nghe ngược ngóng xuôi, đoán gìa đoán non về 4 bị trí tứ trụ sau đại hội 12 sẽ là những mặt nào.
Bài viết của Lê Trọng Quân dưới đây là một trăn trở… như vậy.

TQ QUY HOẠCH ĐẢO LÝ SƠN LÀ TRÚNG ÂM MƯU CỦA NÓ

‘Không phân biệt nhà tư vấn quy hoạch Lý Sơn’

Posted by adminbasam on 18/09/2015
18-9-2015
H1Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi nói việc công ty tư vấn quy hoạch cho huyện đảo Lý Sơn có chủ quản là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc “không có gì phải băn khoăn”.
Trước đó, báo Thanh niên trước đó cho biết đại diện Tập đoàn CPG hôm 14/9 đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để “báo cáo những đề xuất về quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược” cho huyện đảo Lý Sơn.
Tập đoàn CPG, đóng tại Singapore, là đơn vị chuyên về tư vấn thiết kế và quy hoạch.