THEO ĐỀ NGHỊ CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC, HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ HỌP TĂNG CƯỜNG TRỪNG PHẠT BẮC HÀN
Thursday, February 25, 2016
Ngoại trưởng John Kerry chào đón Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đến thăm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 23-2-2016 và công bố báo chí về việc thỏa thuận Trừng phạt Bắc Hàn |
Hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD của Hoa Kỳ đạt tại Nam Hàn trong một cuộc thử nghiệm đánh chặn. |
VietPress USA (25-2-2016): Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn để họp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và bà Cố Vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice trong ngày Thứ Tư 24-2-2016 về vấn đề chế tài đối với Bắc Triều Tiên sau các vụ vi phạm quyết định của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Hàn thử bom nguyên tử và các loại tên lửa liên lục địa.
Sau cuộc họp nầy, hai vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp báo công bố rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc trong ngày Thứ Năm 25-3-2016 sẽ đệ trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một bản dự thảo về Nghị quyết mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn qua việc vừa mới đây vi phạm thử Bom nguyên tử và phóng thử các phi đạn liên lục địa,
Kim Jong-un lãnh tụ tối cao của quân đội Bắc Hàn đông nhất thế giới |
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ)Samantha Power cho hay sẽ đệ trình lên Hội Đồng Bảo an LHQ chấp thuận bản dự thảo Nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn để đáp trả các vụ thử nghiệm nguyên tử và tiếp theo đã phóng các tên lửa đạn đạo liên lục địa bị LHQ cấm. Điều nầy cũng đã được Giám đốc Báo chí Kurtis Cooper của LHQ cho hay trong một bản công bố.
"Chúng tôi đang chờ làm việc với Hội đồng Bảo an LHQ về một đáp trả mạnh mẽ và hữu hiệu để đối phó với Bắc Hàn qua những loạt thử nghiệm có tính toán về các chương trình cải tiến vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng", ông Kurtis Cooper nói..
Vào ngày Thứ Tư 24-2-2016 các nhà ngoại giao cho hay Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý bản dự thảo và hy vọng sẽ được 15 quốc gia trong phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ họp vào ngày Thứ Nam 25-2-2016.
Có 2 phiếu chống đối về nội dung bản văn đã được thương thuyết lại trong vài tuần lễ đã qua sau khi Bình Nhưỡng cho thử nghiệm lần thứ tư Bom Nguyên tử hôm 06-1-2016.
"Đó là một dự thảo đầy đủ, dài, cần thiết" theo sự mô tả của một nhà ngoại giao thuộc Hội đồng Bảo an.
"Bản dự thảo Nghị quyết hy vọng sẽ nhắm vào danh sách đen của một số cá nhân và tổ chức ở Bắc Hàn," theo tiết lộ của các nhà Ngoại giao không nêu tên và không cho biết thêm các chi tiết.
Bộ Nguyên tử Công nghiệp Năng lượng và Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia của Bắc Hàn gọi tắt là "NADA" chịu trách nhiệm cho các vụ thử Bom Nhiệt Hạch và phóng tên lửa vào tháng 2-2016 vừa qua."
"Cơ quan NADA nầy sẽ là một trong những đối tượng bị Trừng phạt năng nề vào các ngày sắp tới trong tháng 2-2016 nầy. Bắc Triều Tiên sẽ là một trong số các đối tượng bị xử phạt", thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin.
Cũng theo Thông tấn Yonhap thì Tổng cục Trinh sát Bắc Triều Tiên đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vào năm 2014 khi Bắc Hàn tấn công mạng của hãng sản xuất điện ảnh Sony Pictures, nay cũng bị ghi tên vào lần trừng phạt mới nầy.
Hội đồng Bảo an LHQ sẽ thảo luận vấn đề trừng phạt Bắc Triều Tiên vào hôm nay Thứ Năm 25-2-2016 vào lúc 3:00pm (20:00 GMT) theo tin tức của Văn phòng Báo chí LHQ cho biết.
Sau khi Bắc Hàn thử nghiệp Bom Nhiệt Hạch và liên tiếp bắn thử các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thì Hoa Kỳ đòi trừng phạt mạnh; nhưng Trung Quốc đã đặt vấn đề thương thảo qua đối thoại cũng như theo các bước của LHQ nhẹ nhàng hơn.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có quan điểm khác nhau về làm thế nào đẩy mạnh các phản ứng cần thiết đến Bắc Triều Tiên kể từ khi thử nghiệm tháng trước về bom Nhiệt hạch (Hydro-Bomb) của Bình Nhưỡng, Washington kêu gọi các biện pháp khắc nghiệt trừng phạt và Bắc Kinh nhấn mạnh đối thoại và các bước của Liên Hợp Quốc nhẹ hơn giới hạn không phổ biến.
Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju là Ca sĩ của ban nhạc Pochonbo Electronic Ensemble |
Các nhà ngoại giao phương Tây nói với Reuters rằng cấm Bắc Triều Tiên đến các Cảng quốc tế là một trong những biện pháp Washington đang đẩy Bắc Kinh phải chấp nhận. Nay biện pháp trừng phạt mới là cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu than đá và các loại khoáng sản khác, cấm nhập khẩu dầu lửa và hạn chế sự tiếp cận của Bắc Triều Tiên đối với các hải cảng quốc tế kể cả Cảng của Trung Quốc.
"Washington cũng muốn thắt chặt các hạn chế về tiếp cận ngân hàng Bắc Triều Tiên với hệ thống tài chính quốc tế," các nhà ngoại giao cho biết.
Các nhà quan sát Tây phương nói rằng biện pháp của Hoa Kỳ là cấm Bắc Hàn đến bất cứ Cảng hay Phi cảng Quốc tế nào là cách thúc giục Bắc Kinh phải áp dụng đối với chế độ Bình Nhưỡng. Hoa Thịnh Đốn cũng muốn cấm hệ thống Ngân hàng của Bắc Hàn liên lạc với bất cứ hệ thống Ngân hàng Quốc tế nào, theo tiết lộ của các giới chức Ngoại giao. Đây là hai điểm lâu nay có khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; nhưng nay đã được thỏa thuận.
Bắc Hàn đã bị trừng phạt của LHQ kể từ năm 2006 vì Bình Nhưỡng liên tục cho nổ thử Bom Nguyên tử và bắn thử các loại tên lửa. Bên cạnh các biện pháp cấm vận về vũ khí của LHQ áp dụng đối với chế độ Bình Nhưỡng, Bắc Hàn còn bị cấm nhập cảng hay xuất cảng các loại công nghệ kỹ thuật về Nguyên tử; và cấm nhập các loại hàng hóa cao cấp sang trọng.
Trong khi đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Ned Price, cho biết bà Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương đã đồng ý với nhau là phải có một sự đáp trả “mạnh mẽ và nhất trí” đối với những vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên, kể cả những biện pháp chế tài mới của Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên, ông Cho June Hyuck, ngày hôm nay Thứ Năm 25-2-2016 nói bản Dự thảo Nghị quyết này là “mạnh mẽ và toàn diện.” Ông thêm rằng "Dự thảo này có nhiều biện pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn so với tất cả những gì đã có trong quá khứ."
Ông Bong Young Shik, một chuyên gia về Đông Bắc Á của Viện Nghiên cứu Chính sách ASAN ở Seoul, cho rằng qua việc tán thành những biện pháp chế tài quốc tế mới, Bắc Kinh thừa nhận là cách tiếp cận có tính chất hòa hoãn của họ đối với Bình Nhưỡng đã không có tác dụng và cần phải thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn. Lập trường của Washington là áp đặt những biện pháp chế tài làm cho kinh tế của Bắc Triều Tiên bị suy sụp nhằm buộc ông Kim Jong Un từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
"Hiện nay Trung Quốc đang xem xét mối đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên với một thái độ nghiêm túc hơn trước đây rất nhiều."ông Bong Young Shik nói.
Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên cho biết các biện pháp chế tài mới sẽ nhắm vào Bộ Công nghiệp Nguyên tử năng và Cơ quan Phát triển Không gian Quốc gia của Bắc Triều Tiên. Cơ quan gọi tắt là NADA này đã thực hiện vụ phóng hoả tiễn hồi đầu tháng hai.
Các tên lửa của Bắc Hàn có thể mang đầu đạn nguyên tử phóng đến tận Hoa Kỳ |
Một số nhà phân tích cho rằng những biện pháp chế tài nhắm vào các cơ quan và quan chức Bắc Triều Tiên là không đủ mạnh để buộc Bắc Triều Tiên nhượng bộ. Ông Kim Kwang Jin, một nhà nghiên cứu của Viện Chiến lược An ninh Quốc gia ở Seoul cho biết rằng "Những chi tiết mà chúng tôi có được vào lúc này là không đầy đủ. Những biện pháp chế tài đó chưa đạt tới mức hữu hiệu và mạnh mẽ."
Truyền thông Trung Quốc và Nam Triều Tiên hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc đã ra lệnh ngưng mua bán than đá với Bắc Triều Tiên và một số ngân hàng Trung Quốc đã đóng băng các tài khoản của Bắc Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ không hay biết về những diễn tiến đó, nhưng các nhà phân tích cho rằng nhiều người ở Trung Quốc tán thành việc cắt đứt nguồn tài chánh của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Ông Woo Su Keun, giáo sư môn Quan hệ Quốc tế của Đại học Đông Hoa ở Thượng Hải, cho biết "Trong thời gian qua Trung Quốc đã bàn thảo rất nhiều trong nội bộ của họ về việc ngăn chận dòng chảy của dầu lửa và tiền bạc vào Bắc Triều Tiên."
Bắc Hàn có số quân chính quy hiện dịch trên 1.4 triệu binh sĩ các cấp và khoảng 9 triệu quân trừ bị từ 20 tuổi đến 45 tuổi đã được huấn luyện quân sự, được xem là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới. Ngân sách Quốc phòng Bắc Hàn khoảng 6 Tỷ USD.
Bắc Triều Tiên là quốc gia đồng minh duy nhất của Trung Quốc; nhưng sau khi Mỹ và Liên Âu đánh sụp nền kinh tế tài chánh của Nga thì Trung Quốc đang sợ bị đánh sụp tiếp theo. Vào ngày 29-6-2015, ngay khi Bắc Kinh công bố khai trương Ngân hàng AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank - Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á) với 47 quốc gia tham gia và có ý định dùng đồng tiền Nhân Dân Tệ của Trung Quốc để chống lại đồng Dollar của Mỹ, cạnh tranh với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, cạnh tranh với Ngân Hàng Thế giới World Bank và đối đầiu với Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB - Asian Development Bank) của Hoa Kỳ thì lập tức trong tuần lễ đầu tháng 7-2015 khối lượng tài chánh của Trung Quốc đã bị bốc hơi trên 4.000 Tỷ USD mà Trung Quốc ngẩn ngơ không biết vì sao! (http://www.vietpressusa.com/2015/08/trung-quoc-ang-bi-tan-ve-tai-chanh-va.html).
Tiếp theo những tháng cuối năm 2015 và đến tháng 2-2016, Thị trường Chứng Khoán của Trung Quốc suy sụp thảm hại nên Chủ tịch Tập Cận Bình vừa ra lệnh cất chức người lãnh đạo tài chính của Trung Quốc (http://www.vietpressusa.com/2015/07/thi-truong-chung-khoan-trung-quoc-lo.html).
Bắc Hàn phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tháng 2-2016 |
Nay nhân cơ hội Bắc Hàn đe dọa phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến Mỹ nên Mỹ có cớ để đưa các dàn Hỏa Tiển THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống Hỏa tiễn chống mọi loại tên tửa hữu hiệu nhất của Hoa Kỳ đến bố phòng tại Seoul thủ đô của Nam Hàn.
Nga và Trung Quốc đồng loạt phản đối Hoa Kỳ đặt các dàn hỏa tiển THAAD tại Nam Hàn vì sợ dễ dàng tấn công chống lại lực lượng quân sự của họ. Nhưng Hoa Kỳ nói rõ rằng vì Bắc Hàn công bố chống lại Hoa Kỳ và đồng minh Nam Hàn, Nhật Bản của Hoa Kỳ nên các dàn hỏa tiễn THAAD là biện pháp cần thiết bảo vệ an ninh.
Hồi đầu tuần này, Đại sứ Trung Quốc Khưu Quốc Hồng ở Nam Hàn đã đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ cắt đứt ngoại giao với Seoul nếu Nam Hàn để Hoa Kỳ bố trí hệ thống hỏa tiễn THAAD. Thứ trưởng Ngoại giao Nam Hàn là ông Kim Hong Kyun và các nhân vật lãnh đạo của đảngSaenuri đương quyền đã chỉ trích Đại sứ Khưu Quốc Hồng về việc tìm cách gây ảnh hưởng đối với vấn đề an ninh quốc gia của Nam Hàn. Đến nay thì Trung Quốc giữ im lặng.
Nay trước thế mạnh của Hoa Kỳ buộc Nga chấp thuận ký kết ngưng bắn tại Syria; đang làm suy giảm kinh tế tài chánh của Trung Quốc và cùng các Đồng Minh và Khối ASEAN họp Thượng đỉnh Sunnylands tại nam California hôn 15 và 16-2-2016 để chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông nên đã buộc Trung Quố phải nhắm mắt chấp thuận trừng phạt đồng minh duy nhất là Bắc Hàn.
Hạnh Dương
www.Vietpressusa.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét