Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

VIỆT NAM TIẾN TỚI 2035

  Lớn | Vừa | Nhỏ  

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa,
RFA 2016-02-24                  
  
000_Hkg10257027-622    
Hôm 23/2/2016, Ngân hàng Thế giới vừa công bố  bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035.
            AFP               
Your browser does not support the audio element. 
Hôm Thứ Ba, Ngân hàng Thế giới vừa công bố  bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những khuyến nghị cải cách qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Phải tăng trưởng 7% một năm

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Ba 23, Ngân hàng Thế giới vừa phổ biến một tập sách có tiêu đề là “Việt Nam 2035 – Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”. Đây là kết quả nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện từ giữa năm 2014 với sự tham gia của các chuyên viên quốc tế và Việt Nam nhằm đưa ra những khuyến cáo về đường hướng cải cách cho Việt Nam. Đã tham khảo báo cáo này cùng nhiều phúc trình trước đó của các định chế quốc té, ông nghĩ sao về những hướng cải cách đã được chính Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Jim Yong Kim nhấn mạnh khi cho công bố tập sách này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là về bối cảnh thì Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam thỏa thuận tiến hành dự án nghiên cứu hỗn hợp này từ Tháng Bảy năm 2014 do nguồn viện trợ của Chính phủ Úc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh, với phần đóng góp kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế, cán bộ Việt Nam cùng nhiều nhà tư vấn độc lập. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là giúp Việt Nam thực hiện một lộ trình cải cách để trong 20 năm nữa sẽ đưa Việt Nam vào tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình.
Một cách ngắn gọn cho dễ nhớ thì nếu cải cách, từ lợi tức bình quân của  một người dân hiện ở khoảng hai nghìn đô la một năm đến năm 2035 sẽ được  bảy nghìn đồng. Nếu không thì chỉ được tối đa là bốn nghìn rưỡi.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Một cách ngắn gọn cho dễ nhớ thì nếu cải cách, từ lợi tức bình quân của một người dân hiện ở khoảng hai nghìn đô la một năm đến năm 2035 sẽ được bảy nghìn đồng. Nếu không thì chỉ được tối đa là bốn nghìn rưỡi. Một cách chuyên môn hơn thì trong 20 năm tới kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng 7% một năm với phẩm chất cao hơn hiện tại mặc dù đà tăng trưởng chỉ có thể ở khoảng 3,5% đến 4% một năm thôi nếu tính theo mức tăng của năng suất lao động và nếu căn cứ trên ước lượng năm ngoái của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư của Hà Nội, đà trưởng của Việt Nam chỉ được có 5,88% trong giai đoạn của kế hoạch năm năm 2011-2015. Vài con số đơn giản ấy cho thấy yêu cầu 7% có phẩm chất thật ra là khá cao, được các chuyên gia phân giải vào ba lĩnh vực gọi là trụ cột với 12 hướng cải cách cụ thể.
Nguyên Lam: Thưa ông, đã đọc các khuyến nghị về đường hướng cải cách thì ông thấy điểm nào là đáng chú ý nhất cho một lộ trình phải tiến hành trong vòng 20 năm tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Bản phúc trình khéo mở đầu với Điều 3 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”.
Tức là cả trăm chuyên gia muốn giúp dân Việt thực hiện một khát vọng ghi trong Hiến pháp, mà muốn vậy thì trước tiên Việt Nam phải nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước, qua ba hướng là 1) phân định rõ vai trò và trách nhiệm trong hệ thống nhà nước và xây dựng bộ máy hành chính có thực tài - mà tôi còn nghĩ là thực quyền; 2) phân biệt rõ ràng vai trò của khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế, và nhà nước phải đóng vai trò hoạch định và xây dựng khung chính sách chứ không tham gia sản xuất; và 3) tăng cường sự tham gia của người dân và sự kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nguyên Lam: Hiểu như vậy thì nếu muốn hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, là những khát vọng ghi trong Hiến pháp mà chưa có trong thực tế của kinh tế và đời sống, chính là nhà nước Việt Nam phải cải cách để nâng cao năng lực và nhất là nâng cao trách nhiệm giải trình của mình. Thưa ông, phải chăng bài toán kinh tế của Việt Nam để bước vào tầng lớp quốc gia có thu nhập trung bình lại nằm trong lĩnh vực chính trị?

000_Hkg10257025-622.jpg  
Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các chuyên gia quốc tế và cả Việt Nam cũng đều biết kinh tế của các nước nghèo chỉ phát triển, chứ không chỉ gia tăng sản xuất là tăng trưởng, nếu vượt được nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất không thuộc về chuyên môn, kể cả trong các địa hạt xã hội như giáo dục, đào tạo và sáng tạo, mà nằm trong hệ thống chính trị.
Một vài quốc gia đã từ trình độ lợi tức thấp hay trung bình mà tiến vào tầng lớp giàu có thịnh vượng nhất chính là nhờ quyết tâm chính trị để có một bộ máy nhà nước tinh giản và hữu hiệu. Bộ máy ấy chỉ đạt tiêu chuẩn tiên tiến khi chịu trách nhiệm trước quốc dân, tức là phải tôn trọng quyền dân, phải giải trình công tác của mình và tôn trọng dân chủ.
Trong một tài liệu chuyên môn dù sao cũng mang đặc tính ngoại giao để khỏi làm quốc gia cầu viện phật ý, người ta chỉ nhắc khẽ là Việt Nam cần “tăng cường sự tham gia của người dân và sự kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Còn mọi người trong cuộc, kể cả trong đảng Cộng sản độc quyền, đều hiểu thực thi dân chủ là một điều kiện. Còn lại, các khuyến cáo chuyên môn hay kỹ thuật khác thì vẫn như thông lệ mà thôi.

Những thách thức

Nguyên Lam: Nhưng khi nêu ra khuyến cáo ấy thì công trình nghiên cứu hỗn hợp này cũng mặc nhiên cho thấy nhiều yếu kém hay bất cập của Việt Nam khiến xứ này khó tiến lên trình độ lợi tức trung bình nếu không chuyển đổi. Thưa ông, theo Ngân hàng Thế giới thì những yếu kém ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau khi ngợi ca thành tựu của “30 năm đổi mới”, phúc trình cho biết Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Việt Nam có thời cơ và thuận lợi rất lớn trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn, như việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, nhưng thách thức và khó khăn cũng rất lớn.
Thách thức đầu tiên là Việt Nam ít kinh nghiệm quốc tế về cải thiện năng suất vì vấn đề lại tùy thuộc vào cải cách chính trị. Thứ hai, các chương trình cải cách quy mô cần phương tiện tài chính, mà ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên phải có sự tham gia đầu tư nhiều hơn của tư nhân, cùng các biện pháp chuyên môn để nâng cao hiệu quả đầu tư của công quyền và mở rộng việc huy động thị trường vốn ở trong và ngoài nước. Thứ ba, thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với môi trường sinh sống lành mạnh và bền vững là điều Việt Nam chưa có mà lại bị ô nhiễm nặng và không thể ứng phó với nạn biến đổi khí hậu. Thứ tư, Việt Nam cũng chưa thể tìm ra thịnh vượng nhờ năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa thì nên trước tiên phát huy các thể chế thị trường thiết yếu, đặc biệt là quyền sở hữu tư nhân, và đẩy mạnh việc cải cách để tư nhân hóa hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Thứ năm, Việt Nam cần thúc đẩy công bằng và hội nhập các thành phần xã hội trong viễn ảnh lão hóa dân số, đô thị hóa hỗn độn và trong tình trạng bất công của các sắc tộc thiểu số và theo hướng này, Việt Nam còn phải cải thiện chế độ hộ khẩu cho khoảng năm triệu người hiện không có hộ khẩu ở nơi thường trú.
Do sự lãnh đạo của một đảng độc quyền, các định chế công lập đã bị  thương mại hóa, cát cứ, manh mún và thiếu sự giám sát của người dân nên  dẫn tới nhiều tệ đoan như tham nhũng và sự hoành hành của các nhóm lợi  ích.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Sau cùng, quan trọng nhất vẫn là khả năng quá yếu mà quyền hạn quá cao của một nhà nước không có trách nhiệm giải trình. Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do nhà nước còn thiếu hiệu quả. Do sự lãnh đạo của một đảng độc quyền, các định chế công lập đã bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún và thiếu sự giám sát của người dân nên dẫn tới nhiều tệ đoan như tham nhũng và sự hoành hành của các nhóm lợi ích.
Nguyên Lam: Thưa ông, sau khi lượng định như vậy rồi thì bản báo cáo này khuyến nghị những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngân hàng Thế giới vạch ra ba cột trụ cần xây dựng cho Việt Nam trong 20 năm tới, từ nay đến 2035. Đó là 1) phải tìm sự thịnh vượng kinh tế trong môi trường bền vững; 2) thúc đẩy công bằng và kết hợp xã hội để không loại bỏ thành phần nào; 3) tăng cường khả năng của nhà nước, với ngụ ý là nâng pháp quyền nhà nước trước sức mạnh của đảng, và nâng trách nhiệm giải trình của nhà nước với quốc dân, tức là phải thực thi dân chủ.
Nhằm xây dựng ba cột trụ ấy, các chuyên gia nêu ra 12 hướng cải cách cụ thể như sau. Cho yêu cầu thịnh vượng kinh tế thì phải 1) tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam; 2) đẩy mạnh việc học hỏi và cải tiến sáng tạo để xã hội có nhiều sáng kiến; 3) cải tổ cơ chế và chính sách đô thị hóa để phát triển các thành phố năng động. Cho mục tiêu công bằng và hòa nhập xã hội thì phải 1) phá bỏ rào cản và gia tăng cơ hội hòa nhập đồng bào thiếu số; 2) tạo điều kiện cho người bị khuyết tật dễ dàng tham gia vào sinh hoạt của xã hội; 3) tháo gỡ những ràng buộc vì chế độ hộ khẩu để mở ra cho mọi người cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội; 4) giảm thiểu những phân biệt vẫn còn về giới tính nam nữ. Quan trọng nhất, cho mục tiêu cải tiến bộ máy nhà nước thì 1) phải phân định vai trò và trách nhiệm của viên chức nhà nước và xây dựng bộ máy hành chính công quyền có thực tài; 2) phân biệt rõ ràng hai khu vực công và tư và nhà nước chỉ giữ vai trò kiến tạo khung chính sách chứ không tham gia hoạt động sản xuất và tay chân nhà nước lấn lướt tư doanh; 3) tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân trong một hệ thống tam quyền phân lập là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Then chốt ở đây là cột trụ thứ ba nằm tạo ra một cấu trúc nhà nước mạnh mẽ hơn và đảm bảo chế độ chức nghiệp có thực tài. Và khỏi nhắc đến phạm trù “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì các chuyên gia nhấn mạnh rằng nguyên tắc thị trường cần được áp dụng đầy đủ hơn trong việc hoạch định chính sách kinh tế trên cơ sở phân định hai lĩnh vực công cộng và tư nhân, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt là về đất đai, thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hoá sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế.
Nguyên Lam: Là một chuyên gia đã từng giữ chức vụ Thứ trưởng Tài chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, lại cũng được Ngân hàng Thế giới huấn luyện cách nay hơn 40 năm, ông kết luận thế nào về bản phúc trình cho Việt Nam trong 20 năm tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là do yếu tố lịch sử bi thảm, một định chế quốc tế đang phải khuyến cáo Việt Nam là nên hợp lý hóa sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế. Nghĩa là phải đi từ tắc nghẽn căn bản là minh định lại vai trò của nhà nước trước một đảng độc quyền. Sự mỉa mai ở đây là Việt Nam được ba nước Úc, Nhật và Nam Hàn viện trợ để thi hành điều mà các lân bang đã cố làm từ nhiều thập niên trước. Trong khi nhà nước đang xin viện trợ thì cán bộ của đảng là viên chức của nhà nước thì lại có cuộc sống xa hoa hoang phí trước sự bần cùng của đa số người dân. Mấy chục năm trước, tôi học được bài học cần kiệm và liêm chính của giới chức Nam Hàn và Đài Loan nên hiểu được vì sao hai nền kinh tế ấy trở thành loại giàu có tiên tiến trên một nền móng dân chủ và xã hội công bằng. Ngày nay, các chuyên gia Việt Nam cũng ý thức được điều ấy sau khi hợp tác nghiên cứu với quốc tế, nhưng lãnh đạo có thấy không và người dân có muốn thay đổi hay chăng thì chúng ta chưa biết được.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin cảm tạ ôngNguyễn Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn này.

1 nhận xét:

  1. ( tiếp
    Hãy:
    Hãy làm gì .?
    Nhìn vào :
    Năm mới,
    Mình,người, làng, nước.
    Dài một thời dùng từ “Anh hùng ”
    Ngạo mạn xưng oai ,
    Tốt,xấu, xác định thái độ ..?
    Trời chu, đát triệt ( Bính Thân )
    Học, hỏi, hiểu, hành,
    Biểu từ, danh từ .
    Nghĩa : bác Mao ?
    Thực tiễn là hòn đá tảng “ một chương của CN. Mác ”
    Thắng, thua, được, mất .
    Nguồn vốn tổ tông.
    Diệt vốn, giết trí , của công, chính chủ .
    Tề gia, trị Quốc.
    Tính tham, hám, bản chất ích kỷ.
    Còn nhiều vấn đề …
    Thưa quý ông, quý bà, nam phụ lão ấu . Thiết yếu của con người , giời cho có khoảnh, độc lập tự do , Tất cả của cải giời sinh giời giữ, Hỏi các bậc “đế vương” đầu đài đương thời, sự học cao “ hiểu sâu ” .? Một người lo bằng kho người làm thì ai .? Dân sáng hay tối. Dân dọa hay dọa dân. Ấu thơ phải biết lề , làng nước phải biết luật , Ai phá đất lề quê thói, Đã là con người nhận thẻ đảng viên CS. Sao còn tôn thờ dâng nhang cầu, nguyên là giả dội . Trong dân dã đang lẫn lộn giả vờ trong c.s., Các tiến sĩ không định nghĩa được chữ ( tốt lành ) Bắt trẻ con học nhiều để bòn rút xương tủy dân , biến dân như quân đội đó quái quỷ, Chữ quốc ngữ không chính thống Việt Tộc. Lệnh phá đền thờ miếu phủ kẻ nào nhận tội . ? Chịu để dân xây nhiều chùa cùng góp vốn có phải để kinh doanh không.? Định nghĩa thế nào là tôn sư trọng đạo, đạo nào?
    Nhìn con gái khoe Vú, Đùi , có phải kích dục không .? Cộng sản có biết tâm sinh lý của các động vật không ..? Tiền là tiên là phật, Là sức bật của thanh niên, có phải những mệnh đề tuyệt hảo của
    CNXH. Không..? Nô lệ nghĩa thật ra sao ..? Từ Chủ: nghĩa gì ..? Cả một bối bòng bong bọn nghĩ việc, cho trẻ con học để ngu dân những trí già có nhìn rõ không ..? Từ Đảng ( 黨 ) theo chính
    Thống nghĩa nho giáo là đểu đả không hơn không kém . ( Cộng là dồn vào một chỗ ô hợp, Sản là các loại của cải vật chất ) Ai làm chủ .?
    TỈNH ;
    Định nghĩa tỉnh là gì .?
    Làm cho tỉnh .
    Nhổ cây cải để trồng mới, héo ,
    Che nắng tưới cho tươi dần tỉnh .
    Say xưa quá rượu , quá lời, không tỉnh.
    Quá học phát điên mất tỉnh.
    Mê muội quá tin bất tỉnh.
    Ngủ say chợt tỉnh .
    Chốn vợ say gái sao tỉnh.
    Trông gà hóa cuốc mắt chẳng tinh tỉnh.
    Trò học thầy không giỏi bao giờ tỉnh.
    Chữ tác ( 作 ) bảo chữ tộ ( 阼 ) sao gọi tỉnh .
    Bệnh mê man biết chi tỉnh .
    Ông cha người Việt : Sơn răng chằng đít bịt đai đầu có phải không tỉnh ..?
    Thưa quý ông bà cùng anh chị em, Giời cho con người hơn các động vật : Có tiếng nói, óc suy luận, biết phải trái , đặc biệt còn cho cái chữ ( gọi chữ Thánh Hiền ) để ghi dấu mọi sự tích cho mình, đời sau, Cơ hội làm cho các tích tỉnh lại, dự đoán mưa thuận gió hòa trong làm ăn, Đột nhiên một áp đảo gọi là chủ nghĩa vô thần lừa đảo dân đen, dẫn cả dân tộc vào tội ác , không mấy người tỉnh, Thổi lên bằng ngụy biện “ oai , hùng” xóa toàn bộ nền văn hiến lâu đời, từ ăn, mặc, nhà, cửa, điền trạch, nếp sống tự nhiên, thổ canh, thổ cư, lễ tiết, mạo muội dùng những thành ngữ cổ nhân ;
    ( Tiên học lễ hậu học văn ) láo xược , ngu dân không hiểu thờ cúng trong gia đường, ngoài đền miếu đình chùa, không hiểu thắp lễ, dâng hương tùy tiện, Ảnh người đã khuất giăng la liệt ngoài cánh đồng, trong bàn thờ gia đường, Mồ mả đào bới bạt mạng xóa lề ( hung dài Táng tròn ) Dùng những từ vô nghĩa dạy dân, Viết thành chương bản chữ nho của Tàu, xuyên tạc truyện Kiều . ( Cụ Nguyễn cho nhân vật nào nói : xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. Mục đích gì .? ) .Đắc thắng xưng Hùng nhất thế giới , không hiểu nghĩa say, tỉnh .

    Trả lờiXóa