Lê Anh Hùng
“Không phải nguồn gốc của quyền lực, mà chính sự
hạn chế quyền lực mới ngăn nó khỏi trở nên độc đoán.”
(Friedrich Hayek, The Road to Serfdom
Nxb Routledge, London, 1944, trang 53)
Sửa đổi Hiến pháp 1992 là chủ đề hiện đang được rất nhiều người Việt Nam quan tâm, với vô số bài viết trên các báo trong và ngoài nước, một số cuộc hội thảo do các cơ quan hữu quan tổ chức, qua đó nhiều ý kiến thẳng thắn và xác đáng đã được đưa ra. Trong phạm vi của bài này, người viết muốn “mổ xẻ” một vấn đề mà nhiều người đã nêu lên khi bàn về bản Hiến pháp sắp tới của nước ta, đó là sự tập trung quyền lực Nhà nước vào tay Quốc hội và liệu quyền lực của Quốc hội có cần bị hạn chế hay không.
Láng giềng gần?
Hà Văn Thịnh
Trong mọi chuyện ưu ái theo cách “Yêu nhau cau sáu chẻ ba” thì, có lẽ, cái “tình” của một số người Việt đối với chủ nghĩa Đại Hán phải viết là Yêu, cau sáu sáu (năm) để nguyên/ Sợ nhau cau sáu dâng liền cả nương!. Quả thực, dù đã đọc không dưới vài ngàn cuốn sách, tôi vẫn không thể hiểu nổi cái “định hướng”, cái “mềm mỏng” cái gọi là môi hở răng lạnh có nghĩa là gì khi đất ta nó chiếm, vợ con cháu chắt ta (ngư dân) nó bắt, biển của ta nó đòi, hàng hóa - phương kế sinh nhai của ta nó chèn ép, lẽ sinh tồn của ta không biết trôi dạt về đâu mà cứ mãi hoài “hữu nghị”, run rẩy cả từng bước đi, đau đớn cả từng cái bắt tay, ê chề cả từng lời ăn, tiếng nói...?
Vì sao thiếu tướng Trung Quốc La Viện viết bài đăng trên Thời báo Hoàn cầu đòi đánh các nước lân bang trước khi nói đến chữ HÒA mà ta lại nhún nhường, thảm thê đến thế khi mở cả 3 kênh truyền hình nhằm nối cầu truyền hình (hay nối cầu cho kẻ cướp?) để bàn về cái lẽ láng giềng gần?
Nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014, nên chưa?
Trần Sơn Lâm
Nguyên Trưởng phòng Phân tích đồng vị - Địa niên biểu hạt nhân, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Viện Địa chất và Khoáng sản Bộ Công nghiệp
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hỏng nặng trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua
Dự án cảng 1 tỉ đô cho bôxít lại lỗi hẹn (*)
Nguyễn Văn
SGTT.VN - Cảng nước sâu Kê Gà (Bình Thuận) với vốn đầu tư dự kiến trên 1 tỉ USD nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hoá của các dự án bôxít, giải toả áp lực cho tuyến đường từ Lâm Đồng và Dăk Nông về cảng Gò Dầu, Đồng Nai.
Thế nhưng, đến nay dù đã ba lần tuyên bố “sẽ khởi công”, nhưng cảng biển nước sâu này vẫn chưa thực hiện được. Ông Lê Tiến Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận lý giải việc khởi công cảng nước sâu Kê Gà chưa thể thành hiện thực vì “chưa thu hồi được đất; công tác đền bù giải toả cũng đang gặp rất nhiều khó khăn”.
Việt Nam kêu gọi ngư dân bảo vệ đường ống dẫn khí
Liệu kinh tế Trung Quốc có sẽ rơi vào khủng hoảng?
Đoàn Hưng Quốc
Giữa lúc hai nền kinh tế Hoa Kỳ và Âu Châu còn đang chao đảo thì không ít các chuyên viên nhận định rằng mức phát triển tại Hoa Lục cũng sẽ chậm lại và sắp bị khủng hoảng.
Chỉ tiếc là đã có nhiều lời dự đoán tương tự từ 30 năm nay mà nền kinh tế Trung Quốc cứ tăng đều 10% bất chấp các biến động tại Đông-Á (1998), Hoa Kỳ (2001 và 2007-09), Âu Châu (2010-11).
Dĩ nhiên là “trù ẻo” mãi cũng phải có ngày đúng vì không nước nào có thể bền vững mãi mãi. Hoa Lục hiện cũng đang đối diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng: bong bóng địa ốc căng phồng; lạm phát tăng nhanh; nợ công và nợ khó đòi của các địa phương quá cao; khoảng cách giàu nghèo và nỗi bất mãn của quần chúng ngày càng sâu đậm. Thêm vào đó, họ bắt buộc phải chuyển đổi từ mô hình xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa vì sức mua từ Âu-Mỹ sẽ giảm do khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên theo người viết nhận xét, Bắc Kinh vẫn còn nhiều khả năng xoay xở để ngăn chận một cuộc khủng hoảng trong vòng 3-5 năm tới đây.
Người Hàn Quốc biểu tình phản đối TQ
Vụ va chạm trên Hoàng Hải đã thổi bùng tình cảm chống Trung Quốc của người dân Hàn Quốc
Tin về cuộc đối đầu giữa nông dân Quảng Đông và chính quyền
Nông dân Quảng Đông phản ứng dữ dội
Một cuộc đối đầu không lui bước giữa dân làng và giới chức vẫn đang tiếp diễn tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình mới đây bùng lên sau cái chết của một người dân làng bị giới chức giam giữ
Sự phản biện và vai trò không thể thiếu của nó
Quỳnh Chi, Phóng viên RFA, Bangkok
Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước dân chủ. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau
Người dân oan khiếu nại đất đai tố cáo tham nhũng. RFA file
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét