Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH: KẺ MỞ ĐƯỜNG THÂN TRUNG QUỐC; MỞ GIAI ĐOẠN "16 CHỮ VÀNG "...

Tướng Việt Nam kể chuyện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc

Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung qua hồi ức của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại Quân sự.

LTS: Loạt bài "Hành trình học để hiểu nhau giữa hai cựu thù" kể về tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hút được sự chú ý và hoan nghênh của đông đảo bạn đọc. Nói về hành trình Việt - Mỹ, không thể bỏ qua một sự kiện đối ngoại khác cũng có ý nghĩa trọng đại không kém và tác động qua lại phức tạp với tiến trình  Việt - Mỹ, đó là tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.
Để góp thêm một tư liệu tham khảo giúp bạn đọc có thêm thông tin về một thời kì lịch sử quan trọng, Tuần Việt  Nam giới thiệu trích đoạn bài viết của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Cục trưởng  Cục Đối ngoại Quân sự trong cuốn sách "Bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước", NXB Chính trị Quốc gia, 2007.

THƯ CỦA TT NGUYỄN VĂN THIỆU GỬI TT RICHARD NIXON VỀ BIẾN CỐ HOÀNG SA 1-1974


Lời mở đầu:

Trận hải chiến Hoàng Sa đã đi vào lịch sử nước Việt như là một trận chiến chống giặc ngoại xâm Trung Hoa đã ngang nhiên mang quân xâm chiếm cõi bờ thiêng liêng do cha ông chúng ta gìn giữ từ ngàn xưa truyền lại.
Trận hải chiến này đã làm chấn động các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và đã khiến dư luận khắp thế giới xôn xao. Ngoài ra cũng qua biến cố này sự rạn nứt giữa Trung Cộng và Nga Sô đã lộ rõ qua việc Nga Sô lên tiếng chỉ trích hành vi xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng
Giá trị lịch sử và tầm mức quan trọng của biến cố này còn được thể hiện qua sự kiện Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gởi thư riêng đến Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon để yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ “…hết lòng hỗ trợ về vật chất và chánh trị cần thiết…”
Bức thơ này đề ngày 22-1-1974 và do ông Kỳ, Phụ Tá Đặc Biệt Chánh Trị của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc mang đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trưa ngày 23 tháng 1 năm 1974 và đã được chuyển về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào lúc 6 giờ chiều.
Thay vì viết phúc thư trực tiếp đến Tổng Thống Thiệu, Tổng Thống Nixon đã gởi điện văn cho Đại Sứ Martin khoảng 3 tuần sau đó và chỉ thị ông đến gặp thẳng Tổng Thống Thiệu để diễn đạt lại nội dung của bản phúc đáp.
Dưới đây là bản dịch từ điện thư mật mang số 1035 của Đại Sứ Martin gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.


Kính gởi : Ngài Richard Nixon Tổng Thống Koa-Kỳ
Tòa Bạch Ốc, Washington, D.C.

Kính thưa Tổng Thống,
Tôi mong Tổng Thống lưu tâm đến tình trạng nghiêm trọng hiện nay gây nên bởi hành động quân sự của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong vùng quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Trung phần Việt Nam.
Việc tôi tiếp xúc trực tiếp với Tổng Thống trong cách thức khẩn cấp này phản ảnh sự quan tâm lớn lao của tôi trước những biến chuyển gần đây ở nơi ấy.
Tôi tin Tổng Thống nhận thức rõ những hành động chiến tranh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã gây ra ở quần đảo Hoàng Sa là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của VNCH. Chủ quyền của quốc gia chúng tôi trên những hòn đảo này được dựa trên lịch sử, điạ lý và những căn bản pháp lý cũng như dựa trên sự kiện VNCH từ lâu đã thực thi việc cai quản một cách hữu hiệu trên những đảo này.
Ngày 11 tháng 1 năm 1974 Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đưa ra bản tuyên cáo đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo này, và Bộ Ngoại Giao của chúng tôi đã lập tức bác bỏ luận điệu vô căn cứ của họ.

THIẾT LẬP BANG GIAO MỸ-VIỆT: CON ĐƯỜNG GẬP GHỀNH...

HÀ NỘI (NV) - Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện thì bị lờ đi vì nước Mỹ có những tính toán khác.
 
Cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn Lê Văn Bàng. (Hình: Tuần Việt Nam )
 
Ðây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của ký giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.
Lỡ quá nhiều dịp vì các tính toán sai lầm của đám lãnh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phán từ sau khi chiến tranh chấm dứt, mãi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.
Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn.

TIN THÊM VỀ VỤ CỜ TRUNG QUỐC 6 SAO TRONG BUỔI ĐÓN ÔNG TẬP CẬN BÌNH


Phamvietdao.net: Một blogger đã gửi cho chủ blog comment dưới đây; xét thấy đây là một thông tin nhạy cảm cần được kiểm chứng từ phía các cơ quan chức năng...Để rộng đường dư luận, xin đưa comment của blogger Anh Hùng này lên:
 Anh Hung nói...
Ai đã chủ mưu in ấn và đưa lá cờ này đi tiếp đón ông Tập Cận Bình ?" Theo nguồn tin mà blogger Kami tiết lộ :"phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà nội đã đề nghị Vụ Đông Bắc Á Bộ Ngoại giao cho phép sử dụng lá cờ Trung Quốc (do ĐSQ Trung Quốc tại Hà nội cung cấp) với biểu tượng 6 ngôi sao với lý do coi như là sự bày tỏ cảm tình thắm thiết biết ơn về sự ủng hộ của Trung Quốc trong mối quan hệ với Trung Quốc mang tính vĩnh hằng và đời đời bền vững. Việc này Vụ Đông Bắc Á Bộ Ngoại giao đã báo cáo cho một thứ trưởng lãnh đạo và đồng báo cáo Ban Đối ngoại trung ương đảng CSVN để xin ý kiến chỉ thị và đã được chấp thuận.Trong việc này Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao cũng như Đài truyền hình Việt Nam (VTV) trước đây chỉ là đơn vị thừa hành theo chỉ thị của cấp trên, hoàn toàn không phải là như nội dung bản tin của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và chắc chắn sẽ không có ai sẽ bị kỷ luật như nội dung bản tin công bố.". http://www.rfavietnam.com/node/965 Như vậy đại sứ quán TC đã thừa lệnh của giới lãnh đạo Bắc Kinh yêu cầu giới lãnh đạo Hà nội đón tiếp "hoàng đế tương lai" Tập Cận Bình bằng lá cờ "6 sao" chứ không phải bằng lá quốc kỳ của mình. Điều này giải thích cho mọi người thấy thái độ của TCB cùng đoàn tùy tùng rất vui vẻ trước "sự cố kỹ thuật về quốc kỳ" như vậy. Mặt khác cờ 6 sao đã được " báo cáo Ban Đối ngoại trung ương đảng CSVN để xin ý kiến chỉ thị và đã được chấp thuận." Như vậy ai phụ trách Ban Đối ngoại TW đảng cộng sản VN? Sao không đứng ra giải thích lý do "chấp thuận" lời đề nghị của phía TC mà đá cho bộ Ngoại giao bào chữa vụng về "sự cố kỹ thuật"?.

BAO GIỜ VIỆT NAM LÀM NHƯ MIẾN ĐIỆN

Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn biến?

Lý Thái Hùng
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ

Cập nhật: 11:04 GMT - chủ nhật, 25 tháng 12, 2011
Chính quyền Miến Điện do Tổng thống U Thein Sein (phải) đứng đầu được cho là đang thay đổi đúng lúc.
Các diễn biến chính trị tại Miến Điện trong những tháng vừa qua phải nói là rất bất ngờ và ngoạn mục.
Từ một hình ảnh độc tài quân phiệt bị thế giới lên án và cô lập trong suốt 20 năm qua, bỗng chốc chính quyền Tổng thống U Thein Sein đã được thế giới ca ngợi là biết thay đổi đúng lúc khi trả tự do cho khoảng 200 tù nhân chính trị trong số 2000 ngàn tù nhân chính trị đang bị giam giữ; nới rộng kiểm soát báo chí, công nhận đảng đối lập Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ và mở đường cho bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử dân biểu quốc hội bổ khuyết tại Rangoon.
Những thay đổi nói trên có vẻ nằm trong sự chủ động của phía chính quyền Miến Điện. Nói cách khác, người ta không thấy những cuộc xuống đường rầm rộ xảy ra ngay trước đó như những diễn biến dân chủ hóa tại Đông Âu, hay Trung Á và Bắc Phi, khởi động bằng các áp lực đấu tranh của quần chúng trên đường phố với hình ảnh xuống đường biểu tình của hàng trăm ngàn người.
Tại Miến Điện, những hình ảnh xuống đường biểu tình rầm rộ của quần chúng có xảy ra nhưng từ nhiều năm trước như cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên tại Rangoon vào năm 1988, hay cuộc xuống đường của Tăng Ni năm 2007; cả hai cuộc biểu tình đòi dân chủ đều bị đàn áp đẫm máu và bị công luận thế giới lên án nặng nề.
"Việc Tổng thống U Thein Sein tiến hành một số bước dân chủ hóa như hiện nay phản ảnh khuynh hướng thay đổi của tập đoàn tuớng lãnh, chứ không chỉ riêng gì Thein Sein, và đến từ hai áp lực chính"
Nếu diễn biến dân chủ hóa xảy ra ở Đông Âu, Trung Á và Bắc Phi là do những áp lực quần chúng hạ tầng, thì diễn biến dân chủ hóa tại Miến Điện vừa qua đã xảy ra từ những tháo gỡ ở thượng tầng.
Nhiều bài viết đã phân tích một số nguyên do như chính quyền Miến Điến muốn giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc nên phải thay đổi để tiếp cận với khối ASEAN và Phương Tây, hay chấp nhận đối thoại với bà Aung San Suu Kyi và lực lượng đối kháng để qua đó giải tỏa cấm vận kinh tế của thế giới nhằm cải tổ tình hình suy thoái trầm trọng hiện nay.
Những nguyên do nói trên, thật sự không phải là những đe dọa sinh tử đối với nhóm quân phiệt Miến Điện. Nói cách khác, thiểu số tướng lãnh và thân nhân của họ trong chính quyền Miến sẵn sàng dập tắt mọi chống đối của quần chúng và dựa vào Trung Quốc để thao túng quyền lực độc tôn.
Việc Tổng thống U Thein Sein tiến hành một số bước dân chủ hóa như hiện nay phản ảnh khuynh hướng thay đổi của tập đoàn tuớng lãnh, chứ không chỉ riêng gì Thein Sein, và đến từ hai áp lực chính, đó là đòn cấm vận của Hoa Kỳ và Âu Châu, và phong trào dân chủ hóa đang trổi dậy khắp nơi từ đầu năm 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét