Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Thời đại đen tối

GS TS Đỗ Đăng, Cựu Giám Đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris-Sud, Pháp
[Mới viết có bốn chữ đó thôi, nhưng tôi chắc là có những kẻ có ác ý đã nghĩ ngay là tôi sẽ bàn về thời đại hiện nay trong nước ta. Thưa không, tôi đâu có ý định đó, vì các vấn đề chính trị, xã hội là chuyện to lớn, để cho các quan lớn làm, còn tôi chỉ là một Việt Kiều, một phó thường dân như người ta thường nói, đâu dám mở miệng nói càn.]
Chuyện tôi muốn nói ở đây là thời đại đen tối, kéo dài hơn 1000 năm ở châu Âu, từ thế kỷ thứ 5 tới thế kỷ thứ 15. Vốn là, sau khi chế độ La Mã sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo, dựa trên uy tín lấy được trong việc làm sụp đổ chế độ này đã lợi dụng sự hoang mang của dân chúng đang không biết dựa vào đâu, để thực tế nắm hết tất cả mọi quyền hành. Không phải là quyền hành chính của các vua chúa, nhưng là quyền hướng dẫn tư tưởng.

Chất vấn công khai trong Đảng Cộng sản Việt Nam (*)


Nguyễn Quang A
image Trong thế giới hội nhập này, hội nhập về mặt thông tin cũng hết sức quan trọng. Tuy còn hạn chế, nhưng người dân Việt Nam qua TV, qua Internet cũng có thể chứng kiến những tranh luận, chất vấn công khai hết sức sôi nổi của các đảng chính trị, dẫu cầm quyền hay đối lập, ở nhiều nước trên thế giới.
Các đảng chính trị hoạt động lành mạnh là một nhân tố tối quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước. Chính vì thế hoạt động của các đảng chính trị, các cuộc hội nghị, tranh luận và chất vấn của các đảng nhằm làm rõ đường lối, các chủ trương và chính sách của các đảng phải công khai cho đảng viên của đảng và dân chúng biết. Nếu không làm vậy thì cơ hội cử tri bỏ phiếu cho họ không còn. Vì sự tồn tại của chính mình mà các đảng phải công khai như vậy tại các nước dân chủ.
Ở Việt Nam, từ hơn 25 năm nay chỉ có một đảng chính trị duy nhất hoạt động. Và có lẽ do vẫn quen với hoạt động trong thời kỳ bí mật, khi chưa nắm chính quyền, hay trong thời kỳ chiến tranh, nên các tranh luận chất vấn trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chưa được công khai. Nhưng khi đã là đảng cầm quyền và không còn chiến tranh hay không còn phải hoạt động bí mật nữa, và nhất là theo tôn chỉ thì ĐCSVN nói mình phục vụ lợi ích toàn dân, lợi ích dân tộc, thì nhu cầu công khai các cuộc họp, các tranh luận, chất vấn của ĐCSVN càng trở nên cấp bách. Không chỉ phải công khai trước các đảng viên ĐCSVN mà còn phải công khai trước toàn dân.

Võ dọa bố

Phương Bích
Cùng chia sẻ - Đọc bài Võ dọa bố mà mấy lần nghẹn ngào. Hai cha con nhà chị này thật hạnh phúc! Hai cha con có một cái mẫu số chung nghĩ gì làm gì để đi tới hạnh phúc, cái mẫu số chung được người cha gần 90 tuổi nói ra: “Bố không nói con sai, nhưng đối đầu với chính quyền khó lắm con ơi. Họ không bắt con, nhưng họ thiếu gì cách…
Rất có thể, cùng vào giờ khắc ấy, có cha con nhà khác cũng sụt sùi với nhau, mẫu số chung cũng là nghĩ gì làm gì để đi tới hạnh phúc, nhưng nội dung lại là những âm mưu: làm gì để chuyển hết tiền vào một cái danh nghĩa nào đó, làm gì để cha cài cắm con vào một cấp bậc nào đó, làm gì để đề phòng … Ta cứ phòng bị gậy, con ạ! Chớ có tin cái bọn nhân dân mà có lúc khốn đấy!
Trên đời này, có những cặp cha con hoàn toàn khác nhau. Gọi đó là đa dạng sinh học xã hội!
Phạm Toàn

Hốt Tất Liệt không ngu như bò

Huỳnh Ngọc Chênh
clip_image001
Ngoại sử Mông Cổ kể rằng sau khi đạp đổ Trung Hoa dưới vó ngựa chinh phạt của mình, Hốt Tất Liệt nghĩ ngay đến chủ trương “toàn súc” nên phán rằng: “Đất đai nơi này rộng lớn và tươi tốt, khí hậu ôn hòa nhưng dân Hán đông quá, sống chật hết đất. Nay ta lệnh giết hết dân Hán để lấy chỗ chăn nuôi súc vật”. Một trí thức Hán đang làm thông ngôn cho quân Mông Cổ nghe vậy hoảng hốt nghĩ thầm: “Thằng rợ du mục này quả là ngu, ta phải khai hóa cái đầu bò tối tăm của hắn để cứu Hán tộc” rồi quỳ mọp xuống thưa: “Thưa đức Đại Đế anh minh, nuôi người Hán có lợi hơn nuôi súc vật”. Các tướng Mông Cổ tức giận quát nạt: “Vô lý! Vô lý! Nuôi người Hán mà lợi hơn nuôi súc vật à? Người Hán chúng mày có làm ra sữa ra thịt như cừu, ngựa của chúng tao không?”.
Hốt Tất Liệt phán: “Ngươi giải thích cho thông, không thì tao chém đầu”. Trí thức Hán thưa: “Dạ để cho người Hán sống không phải nuôi, cho chúng tự do làm ăn, của cải chúng làm ra bắt đóng thuế thì lợi gấp trăm lần nuôi súc vật”.

“Tái cấu trúc” là thế này đây!

Lê Anh Hùng
image Chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus, người làm việc cho Chương trình Việt Nam của Harvard Kennedy School và là Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM, vừa có bài viết đăng trên trang mạng của tờ Financial Times (Anh) ngày 2/12/2011, đánh giá về nỗ lực tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam, trong đó ông đưa ra nhận định: “Những người khác nhau thì nhận thức về tái cấu trúc nền kinh tế theo những cách khác nhau. Cách diễn giải triệt để nhất – và là cách mà các nhà ngoại giao nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Hà Nội ủng hộ – dựa trên việc tái định nghĩa vai trò của nhà nước, chủ yếu thông qua hình thức bán các công ty nhà nước… Tái cấu trúc thực chất sẽ chỉ diễn ra khi những cân nhắc về kinh tế thế chỗ cho toan tính chính trị như là cơ sở để ngân hàng mở hầu bao của mình. Làm thế nào để đạt được sự thay đổi đó vẫn là vấn đề cơ bản của việc tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam.”1

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Ai gánh nợ cho các tập đoàn?

Viết Lê Quân
clip_image001(VEF.VN) - "Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị". Và câu hỏi tiếp theo: tiền và quyền lực sẽ thuộc về ai sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; và nợ của doanh nghiệp sẽ do ai gánh chịu?
Một "dự cảm"
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân  nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị" - một nhận định mang tính "dự cảm" đáng chú ý của Jonathan Pincus, kinh tế gia làm việc cho Chương trình Việt Nam, Havard Kennedy School và cũng là hiệu trưởng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM, mới đây đăng trên tờ Financial Times.
Tại Việt Nam, tái cấu trúc DNNN là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các bộ ngành, đã được Đảng và Quốc hội thông qua về chủ trương và định hướng.

Chúng ta sắp nổi tiếng thế giới đến nơi rồi!

Nguyễn Quang Lập
clip_image001Mình vào Sài Gòn đã hơn một năm, chẳng biết Hội Nhà văn thành phố ở chỗ mô, mà Hội Nhà văn Thành phố cũng chẳng biết mình là thằng nào, nên cái hội thảo “30 năm phát triển văn học TP.HCM” đọc báo mình mới biết.  Có lẽ mình thuộc diện “chạy lòng vòng bên ngoài” như  bác Trần Thanh Đạm đã nói trong tham luận “Chung một bóng cờ” 15 trang cực oách của bác.
Không được nghe cả bản tham luận của bác Đạm, chỉ đọc phần lược trích đăng trên báo SGTT thôi cũng đã phục bác quá trời luôn. Đến thế kỉ 21 rôi mà bác Đạm còn say sưa đả phá văn học vị nghệ thuật và cổ xúy cho văn học vị nhân sinh, thật là vui. Bác nói: “Một xu hướng tiêu cực của sáng tác văn nghệ ở trên thế giới cũng như ở nước ta trong thế kỷ trước và thế kỷ này là ngày càng tăng xu hướng nghệ thuật vì nghệ thuật”. Sau khi lòng vòng hết  chủ  nghĩa thoát ly, chủ nghĩa tự kỷ đến chủ nghĩa Narcisisme (chủ nghĩa tự si*), bác Đạm khẳng định: “Đó là một trong những nguyên nhân làm cho “văn học lâm nguy” và hội chứng này từ văn học lây sang các ngành nghệ thuật khác. Có thể gọi hội chứng này trong văn học nghệ thuật là hội chứng “sợ sự thật, sợ chân lý, sợ tri thức” một hội chứng của bệnh lười biếng của trí tuệ và tâm hồn trong văn học nghệ thuật, có người gọi đó là chủ nghĩa ngu dân (obicurentisme), nghệ thuật của bóng tối trong khi sứ mệnh của văn học nghệ thuật qua mọi thời đại đều là sứ mệnh khai sáng (khai minh), sứ mệnh của thần Prometheus mang lửa của thần linh đến soi sáng cho nhân loại”.

XAYABURI: CON CỜ DOMINO TRONG CHUỖI ĐẬP Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG

(Đài RFA 4/12)
Nếu không trì hoán được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài trên toàn hệ thống sinh thái của sông Mê Công và đồng bằng sông Cửu long là không thể lường trước được.
Lịch sử chuỗi đập ở hạ lưu sông Mê Công
Từ những năm 1940, các nhà xây đập Mỹ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mê Công. Năm 1957, giữa thời kỳ Chiến tranh lạnh, với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, một Ủy ban sông Mê Công thành lập bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam với văn phòng thường trực đặt tại Băng Cốc. Ủy ban sông Mê Công thời đó đã có một kế hoạch vĩ mô phát triển toàn diện nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực, trong đó phải kể tới chuỗi những con đập thủy điện trên vùng hạ lưu sông Mê Công. Cho dù có một nửa chiều dài sông Mê công chảy qua Vân Nam nhưng Trung Quốc lúc đó còn là một quốc gia khép kín và đã không được nhắc tới.

Ba nhà đấu tranh cho nữ quyền nhận giải thưởng Nobel Hòa bình

Tại thủ đô Na Uy, Chủ tịch Ủy ban Nobel khai mạc lễ trao giải thưởng Hòa bình cho ba phụ nữ: Tổng thống Libéria, Ellen Johnson Sirleaf, đồng hương của bà Leymah Gbowee và nhà báo Yemen, Tawakkol Karman. Các giải Nobel khác cũng được trao trong cùng ngày hôm nay 10/12/2011.
clip_image001
Lễ trao giải Nobel Hoà bình tại Oslo 10/12/2011 (Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét