Ông Nguyễn Bá Thanh bệnh
tật hay…
Đăng bởi Eric hwang vào Chủ Nhật, ngày 05 tháng 10 năm 2014 | 5.10.14
Thảo Vy
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
Đầu giờ chiều ngày 2-10, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Đà Nẵng, ông Huỳnh Nghĩa thông báo, “Thư ký của anh Nguyễn Bá Thanh đã gọi điện cho tôi báo tin anh xin phép vắng mặt trong đợt tiếp xúc cử tri lần này”.
Cho đến nay, việc vì sao ĐBQH Nguyễn Bá Thanh vắng mặt cả trên nghị trường lẫn trong thực hiện trách nhiệm dân cử, chưa hề có một thông báo chính thức nào từ Đoàn ĐBQH Đà Nẵng, cũng như từ Ban Nội chính Trung ương (trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), nơi ĐBQH Nguyễn Bá Thanh giữ cương vị là người đứng đầu.
Ông Nguyễn Bá Thanh còn là phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị.
Bệnh tật hay…
Luật Tổ chức Quốc hội 2001, tại Điều 51 buộc ĐBQH phải “liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan”.
Cử tri còn có quyền trực tiếp yêu cầu đại biểu báo cáo công tác, và nhận xét khen chê đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Theo ghi nhận của báo chí, trước đó do trong thông báo lịch tiếp xúc cử tri chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII có tên ông Thanh khiến người dân Đà Nẵng quan tâm, vì vậy nhiều cử tri muốn đến dự tiếp xúc cử tri để biết thêm tin tức về vị đại biểu này sau thời gian có đồn đoán về việc ông Thanh đi Mỹ chữa bệnh.
Do ông Thanh vắng mặt nên buổi tiếp xúc cử tri sáng 3-10 tại nhà hát Trưng Vương chỉ có 5 vị đại biểu gồm ông Lê Văn Hoàng (Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng), Nguyễn Thị Kim Thúy (Ủy viên chuyên trách Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội), Huỳnh Ngọc Sơn (phó chủ tịch Quốc hội), Huỳnh Nghĩa (phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng), Thân Đức Nam (phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
Cho đến nay, ở tất cả các nơi ông Nguyễn Bá Thanh đang giữ trọng trách, đều im lặng về việc vì sao ông Thanh không xuất hiện trước công chúng. Thông tin về ông Thanh chữa bệnh tại Mỹ cũng không được văn phòng Đoàn ĐBQH Đà Nẵng xác nhận. Ngay cả ông Nguyễn Bá Cảnh, đương kim bí thư Thành Đoàn TNCS TP. Đà Nẵng, con trai của ông Thanh, cũng chỉ được báo Thanh Niên dẫn lời, là ông Thanh chữa trị tại Mỹ.
Tính đến tối ngày 2-10, cử tri Đà Nẵng vẫn bán tín – bán nghi về đồn đoán rằng ĐBQH Nguyễn Bá Thanh hiện có mặt ở quê nhà, vì nếu “chưa về kịp”, thì phải thông báo trước chứ không thể đợi đến đầu giờ chiều 2-10 mới cho thư ký “a-lô” đầy khó hiểu và mang vẻ trịch thượng như vậy với cử tri Đà Nẵng.
“Thanh trừng”?
“Thông tin là ổng bị ung thư máu, ung thư tủy rồi qua Mỹ để lọc tủy, rồi sau đó về nằm nghỉ ở bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, nghe nói là vợ ổng có cổ phần trong bệnh viện ung bướu Đà Nẵng”.
“Cũng nghe ngóng cũng đồn lên đồn xuống gì đó, nghe nói là bị tụy hay tủy gì đó nhưng anh em bác sĩ ở Đà Nẵng thì nói là trình độ ở Việt Nam thì bất lực, giai đoạn cuối rồi nên phải qua bên kia. Mấy anh em, bà con của ông Thanh ở Hòa Vang, quê ông Thanh rất sốc, khóc lóc… Nhưng không biết sau đó chỉ thị thế nào mà ông Cảnh trả lời trên các báo… Kế tiếp là mọi sự im lặng, một sự im lặng rất đáng sợ…, rồi ông Thanh có điện thoại về làm việc ở Hà Nội, nhưng mà cơ sở nào chữa ở Mỹ thì cũng không ai cho biết rõ…”.
Đó là những lời bàn ra tán vào hiện tại ở Đà Nẵng. Cánh nhà báo nội chính cho rằng sở dĩ người dân quan tâm đến ông Thanh nhiều như vậy, không phải vì ông Thanh hoàn toàn tốt và cũng không hẳn vì ông Thanh là một lãnh đạo thanh liêm, chỉ biết nghĩ đến nhân dân. “Ông Nguyễn Bá Thanh được đánh giá dám nói, dám làm và đầy... ngang tàng”.
Một đồng nghiệp vốn là “bạn nối khố” với ông Thanh, chia sẻ với người viết: “Có thể Nguyễn Bá Thanh còn tham nhũng nặng tay hơn những lãnh đạo khác. Vấn đề là ông ta tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Điều này đã giúp Đà Nẵng từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí bỗng chốc vươn mình, trở thành con rồng miền Trung. Và đó là đặc điểm rất riêng của Nguyễn Bá Thanh so với nhiều lãnh đạo khác ở Việt Nam”.
Từng nổi đình nổi đám với những tuyên bố được ghi nhận là dám nói, dám làm… nên giờ đây với sự im lặng đầy khó hiểu của ông Nguyễn Bá Thanh, dư luận được quyền đặt thắc mắc phải chăng như đồn đoán, nếu Nguyễn Bá Thanh lên làm Thủ tướng, hoặc Chủ tịch nước hay Tổng bí thư thì Việt Nam sẽ có một sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, và đương nhiên không ngoại trừ vấn đề nhân quyền, đa nguyên?
Tuy nhiên, hậu trường chính trị dường chừng lại không như người dân nhầm tưởng. Trong một trả lời phỏng vấn của Đài BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130512_prof_tuonglai_plenum7.shtml), giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Triết học, tiết lộ: “Tôi nghe không biết có đúng không: ông Nguyễn Bá Thanh tự nhận định rằng, theo luận điểm dân chủ thì có khi mất nước, mất đảng. Còn nếu đi với Trung Quốc thì dù bây giờ có những cái gì đấy đi chăng nữa, thì họ vẫn là cùng chung ý thức hệ. Điều đó là nguyên cớ để người ta bỏ phiếu loại bỏ ông Nguyễn Bá Thanh ra khỏi kế hoạch của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn bổ sung ông Nguyễn Bá Thanh để củng cố cho quan điểm chính trị mà mình theo đuổi”.
Là một chính khách được nhiều người dân ủng hộ, sự im lặng đầy khó hiểu suốt mấy tháng qua của ông Nguyễn Bá Thanh càng dấy lên ngờ vực về câu chuyện “thanh trừng nội bộ”, khi sắp tới sẽ có hàng loạt “cơ cấu nhân sự” cho bộ máy cầm quyền nhiệm kỳ mới.
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
Đầu giờ chiều ngày 2-10, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Đà Nẵng, ông Huỳnh Nghĩa thông báo, “Thư ký của anh Nguyễn Bá Thanh đã gọi điện cho tôi báo tin anh xin phép vắng mặt trong đợt tiếp xúc cử tri lần này”.
Cho đến nay, việc vì sao ĐBQH Nguyễn Bá Thanh vắng mặt cả trên nghị trường lẫn trong thực hiện trách nhiệm dân cử, chưa hề có một thông báo chính thức nào từ Đoàn ĐBQH Đà Nẵng, cũng như từ Ban Nội chính Trung ương (trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), nơi ĐBQH Nguyễn Bá Thanh giữ cương vị là người đứng đầu.
Ông Nguyễn Bá Thanh còn là phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị.
Bệnh tật hay…
Luật Tổ chức Quốc hội 2001, tại Điều 51 buộc ĐBQH phải “liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan”.
Cử tri còn có quyền trực tiếp yêu cầu đại biểu báo cáo công tác, và nhận xét khen chê đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Theo ghi nhận của báo chí, trước đó do trong thông báo lịch tiếp xúc cử tri chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII có tên ông Thanh khiến người dân Đà Nẵng quan tâm, vì vậy nhiều cử tri muốn đến dự tiếp xúc cử tri để biết thêm tin tức về vị đại biểu này sau thời gian có đồn đoán về việc ông Thanh đi Mỹ chữa bệnh.
Do ông Thanh vắng mặt nên buổi tiếp xúc cử tri sáng 3-10 tại nhà hát Trưng Vương chỉ có 5 vị đại biểu gồm ông Lê Văn Hoàng (Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng), Nguyễn Thị Kim Thúy (Ủy viên chuyên trách Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội), Huỳnh Ngọc Sơn (phó chủ tịch Quốc hội), Huỳnh Nghĩa (phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng), Thân Đức Nam (phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
Cho đến nay, ở tất cả các nơi ông Nguyễn Bá Thanh đang giữ trọng trách, đều im lặng về việc vì sao ông Thanh không xuất hiện trước công chúng. Thông tin về ông Thanh chữa bệnh tại Mỹ cũng không được văn phòng Đoàn ĐBQH Đà Nẵng xác nhận. Ngay cả ông Nguyễn Bá Cảnh, đương kim bí thư Thành Đoàn TNCS TP. Đà Nẵng, con trai của ông Thanh, cũng chỉ được báo Thanh Niên dẫn lời, là ông Thanh chữa trị tại Mỹ.
Tính đến tối ngày 2-10, cử tri Đà Nẵng vẫn bán tín – bán nghi về đồn đoán rằng ĐBQH Nguyễn Bá Thanh hiện có mặt ở quê nhà, vì nếu “chưa về kịp”, thì phải thông báo trước chứ không thể đợi đến đầu giờ chiều 2-10 mới cho thư ký “a-lô” đầy khó hiểu và mang vẻ trịch thượng như vậy với cử tri Đà Nẵng.
“Thanh trừng”?
“Thông tin là ổng bị ung thư máu, ung thư tủy rồi qua Mỹ để lọc tủy, rồi sau đó về nằm nghỉ ở bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, nghe nói là vợ ổng có cổ phần trong bệnh viện ung bướu Đà Nẵng”.
“Cũng nghe ngóng cũng đồn lên đồn xuống gì đó, nghe nói là bị tụy hay tủy gì đó nhưng anh em bác sĩ ở Đà Nẵng thì nói là trình độ ở Việt Nam thì bất lực, giai đoạn cuối rồi nên phải qua bên kia. Mấy anh em, bà con của ông Thanh ở Hòa Vang, quê ông Thanh rất sốc, khóc lóc… Nhưng không biết sau đó chỉ thị thế nào mà ông Cảnh trả lời trên các báo… Kế tiếp là mọi sự im lặng, một sự im lặng rất đáng sợ…, rồi ông Thanh có điện thoại về làm việc ở Hà Nội, nhưng mà cơ sở nào chữa ở Mỹ thì cũng không ai cho biết rõ…”.
Đó là những lời bàn ra tán vào hiện tại ở Đà Nẵng. Cánh nhà báo nội chính cho rằng sở dĩ người dân quan tâm đến ông Thanh nhiều như vậy, không phải vì ông Thanh hoàn toàn tốt và cũng không hẳn vì ông Thanh là một lãnh đạo thanh liêm, chỉ biết nghĩ đến nhân dân. “Ông Nguyễn Bá Thanh được đánh giá dám nói, dám làm và đầy... ngang tàng”.
Một đồng nghiệp vốn là “bạn nối khố” với ông Thanh, chia sẻ với người viết: “Có thể Nguyễn Bá Thanh còn tham nhũng nặng tay hơn những lãnh đạo khác. Vấn đề là ông ta tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Điều này đã giúp Đà Nẵng từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí bỗng chốc vươn mình, trở thành con rồng miền Trung. Và đó là đặc điểm rất riêng của Nguyễn Bá Thanh so với nhiều lãnh đạo khác ở Việt Nam”.
Từng nổi đình nổi đám với những tuyên bố được ghi nhận là dám nói, dám làm… nên giờ đây với sự im lặng đầy khó hiểu của ông Nguyễn Bá Thanh, dư luận được quyền đặt thắc mắc phải chăng như đồn đoán, nếu Nguyễn Bá Thanh lên làm Thủ tướng, hoặc Chủ tịch nước hay Tổng bí thư thì Việt Nam sẽ có một sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, và đương nhiên không ngoại trừ vấn đề nhân quyền, đa nguyên?
Tuy nhiên, hậu trường chính trị dường chừng lại không như người dân nhầm tưởng. Trong một trả lời phỏng vấn của Đài BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130512_prof_tuonglai_plenum7.shtml), giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Triết học, tiết lộ: “Tôi nghe không biết có đúng không: ông Nguyễn Bá Thanh tự nhận định rằng, theo luận điểm dân chủ thì có khi mất nước, mất đảng. Còn nếu đi với Trung Quốc thì dù bây giờ có những cái gì đấy đi chăng nữa, thì họ vẫn là cùng chung ý thức hệ. Điều đó là nguyên cớ để người ta bỏ phiếu loại bỏ ông Nguyễn Bá Thanh ra khỏi kế hoạch của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn bổ sung ông Nguyễn Bá Thanh để củng cố cho quan điểm chính trị mà mình theo đuổi”.
Là một chính khách được nhiều người dân ủng hộ, sự im lặng đầy khó hiểu suốt mấy tháng qua của ông Nguyễn Bá Thanh càng dấy lên ngờ vực về câu chuyện “thanh trừng nội bộ”, khi sắp tới sẽ có hàng loạt “cơ cấu nhân sự” cho bộ máy cầm quyền nhiệm kỳ mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét