Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

PHẠM HÙNG VỸ - ĐẠI HỘI 12

Toan tính của ông Trọng không
lại với trời.

Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 24 tháng 1 năm 2016

     
Tôi dự định không viết gì thêm về đại hội 12 nhưng trước dư luận về vấn đề Nhân Sự, mà hậu của Nhân sự là chính sách, là cuộc sống của hàng triệu con người, cao cả hơn chút là vận nước, nên tôi xin phép đưa ra góc nhìn của mình về những toan tính của ông Trọng.

http://gdb.voanews.com/B4E08F5D-3AD6-45D7-9E7D-101AAAE25A99_w640_r1_s_cx0_cy1_cw0.jpg

Chúng ta sẽ trở lại những kỳ họp trung ương cuối cùng của đại hội 10 khi ấy ông Nông Đức Mạnh sau 2 khóa sẽ phải nghỉ, nổi lên cuộc canh tranh quyết liệt giữa ông Sang và ông Dũng cho vị trí Tổng Bí Thư. Ông Sang đã dùng con bài Vinashin và báo chí kể cả giới bất đồng chính kiến ( như bô xít và nhóm Trần Huỳnh Duy Thức) để tấn công ông Dũng. Ông Dũng có cao vọng phát triển nóng mà thiếu nghiên cứu/dự báo thì cũng phản ánh tâm lý đại bộ phận đảng cầm quyền khi đó, nên thất bại Vinashin là thất bại chính sách - mô hình của đảng cầm quyền.

Ông Dũng tìm được tiếng nói chung trong đảng với các ông Nông Đức Mạnh (để con ông Mạnh là Nông Quốc Tuấn vào Trung ương và đồng ý phương án ông Nguyễn Phú Trọng lên tổng bí thư), Nguyễn Văn Chi (để con ông Chi là Nguyễn Xuân Anh vào trung ương) và Nguyễn Sinh Hùng (để ông Hùng tái cử dù còn ít tháng là quá tuổi) để đóng "hồ sơ Vinashin" qua đó cũng xác định tứ trụ khóa 11.

Thật không ngờ sau khi đã là tứ trụ khóa 11 các ông Sang - Hùng vẫn không muốn đoàn kết một khối để xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Họ kích ông Trọng như "cứu tinh của chế độ" bằng quyền lực tổng bí thư và phương pháp "đấu tranh nội bộ" để diệt tham nhũng và nhóm lợi ích, thực tế là nhằm ông Dũng. Ông Trọng dù là tổng bí thư nhưng không có lực lượng, nên trước đó diễn vai trung dung để thăng tiến nay có phe Thanh - Nghệ, phần còn lại của nhóm ông Kiệt và nhóm "lý luận truyền thống" bảo trợ, bắt đầu lên chiến lược "phê - đấu".

Đầu tiên là Nghị quyết trung ương 4, thực hiện "phê - đấu" trong toàn quốc bất chấp đời sống kinh tế - xã hội của cả nước hết sức khó khăn khi ấy, Trung Quốc thì không giấu diếm với kế hoạch "thành phố Tam Sa". Kết quả của nghị quyết trung ương 4 là cả nước mất đoàn kết, tin đồn đoán khắp nơi, với hội nghị trung ương 6 và đề nghị "một hình thức kỷ luật cho tập thể bộ chính trị và kỷ luật với một đồng chí ủy viên Bộ chính trị".

Tuy ông Dũng yêu cầu phải đưa ra trung ương thảo luận để thực hiện đúng nguyên tắc đảng và ông Dũng được trung ương tín nhiệm dù phải công khai xin lỗi ở Quốc hội. Thì ông Trọng và hai đồng minh Sang - Hùng đã thành công khi gieo vào xã hội những mặc định như: tham nhũng hay các thất bại về kinh tế - xã hội đều do phe ông Dũng gây ra, hay phe ông Dũng muốn thay đổi chế độ để thiết lập độc tài cá nhân, rồi thì, trong đảng đang hình thành lực lượng chống tham nhũng - độc tài xong thành công cần sự ủng hộ sâu rộng từ xã hội.

Ngay đến hiểm họa "Tam Sa" khi ông Dũng, là nhà lãnh đạo cao cấp đầu tiên của chế độ, lên tiếng về chủ quyền và tố cáo Trung Quốc xâm lược ở Quốc Hội cũng bị họ qui chụp là "mị dân" để chống đỡ nguy cơ bị hạ bệ trong đảng. Rồi thì nhóm Trọng - Sang - Hùng tái lập ban kinh tế trung ương, ban nội chính trung ương để thể hiện quyền lực của đảng. Dù đến nay, ngoài chuyện làm phình to hơn bộ máy, thêm ghế thêm vây cánh, chưa thấy 2 nơi này có kết quả gì cụ thể.

Trong khi đó, bất chấp dư luận và đòn thù từ nội bộ, ông Dũng và ê kíp tập trung vào hành động thiết thực như: tìm lời giải về vốn và phương thức để đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hạ tầng, các tuyến đường cao tốc được đưa vào sử dụng, các bến cảng được mở rộng, vận tải hàng không phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà máy điện/nước được đưa vào sử dụng giải quyết chuyện thiếu điện kinh niên ...

Từ nền tảng đó cộng chính sách thu hút một số hạt nhân FDI trong giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế đã hút Việt Nam thu hút mạnh mẽ FDI, giải quyết bài toán việc làm cấp bách, giải quyết nạn nhập siêu kinh niên khiến vĩ mô bất ổn.

Kinh tế dần hồi phục, mặt bằng lãi suất giảm dần không còn những cú sốc hay đầu cơ vàng, ngoại tệ, người dân có cơ hội tăng thu nhập, gia tăng mua sắm, du lịch và ngày càng chủ động thảo luận về các vấn đề của đất nước.

Còn 3 ông Trọng - Hùng - Sang thì vẫn lá bài "tham nhũng - nhóm lợi ích" sử dụng bất kể bối cảnh, thời điểm. Khi họ giới thiệu ra trung ương để cài hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào bộ chính trị tiếp tục thất bại, họ bắt đầu nghiên cứu lại "lộ trình nhân sự trong đảng để ban hành quyết định 244 về qui chế bầu cử trong đảng. Tức, họ chỉ cần dùng con bài "cơ hội thăng tiến và tái cử" với các ủy viên bộ chính trị đương nhiệm thì sẽ hình thành một bộ chính trị thống nhất, để loại ông Dũng.

Họ nhanh chóng thu hút vào phe mình các ông Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc và ra sức chiêu dụ ông Trần Đại Quang cùng phe Ninh Bình, biến ông Quang thành kẻ đắc lợi nhất và có quyền ảnh hưởng tương quan lực lượng.

Với quyền lực xây dựng chính sách và điều chuyển, qui hoạch, cơ cấu nhân sự của bộ chính trị, họ đưa ra chuyện bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội để gia tăng thanh thế nhưng khi thấy bỏ phiếu 20 vị chóp bu trong đảng không có lợi cho mình thì ỉm đi không công khai như tuyên bố rầm rộ trước đó về bỏ phiếu tín nhiệm.

Họ thực hiện điều chuyển, qui hoạch, cơ cấu nhân sự về các địa phương/ngành để tạo ra một "tiền trung ương 12" trước khi làm nhân sự khóa 12 và đại hội 12 diễn ra. Nên từ đầu năm 2015 ban tổ chức trung ương đã đưa ra "qui hoạch nhân sự trung ương, bộ chính trị, ban bí thư" sau đó là hàng loạt địa phương thay bí thư tỉnh ủy, đa phần bí thư đương nhiệm được điều về ban đảng, ngồi chờ tương lai.

Có thể nhận định phe ông Dũng đã nhận ra sức mạnh và ý đồ của quyết định 244, nhưng lực lượng trong bộ chính trị của ông Dũng là tiểu số, do đó, không thể loại trừ quyết định này từ trứng nước.

Vậy phe ông Dũng làm gì? Câu trả lời đã được thực tế chứng minh cụ thể là: ông Dũng và ê kíp tập trung làm tốt chức phận của mình để kinh tế hồi phục tốt, đối tác quốc tế đánh giá cao và nắm chặt về kinh tế. Về nhân sự, không đôi co với bộ chính trị về quyết định 244 để ông Trọng ngày càng tự tin cao độ, như vậy xã hội và nội bộ đảng sẽ tự nhìn rõ tham vọng quyền lực cũng như muốn độc quyền "nhóm lợi ích" thực sự là ai?

Ê kíp của ông Dũng vẫn có nhiều đề cử cho các vị trí trong bộ chính trị khóa 12. Còn cá nhân ông Dũng xin "Không Tái Cử" là nước cờ cao để buộc các đối thủ có tham vọng khác trong bộ chính trị như: Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, Nguyễn Phú Trọng phải cùng nghỉ. Nhưng ê kíp của ông Dũng cũng dự báo được ông Trọng sẽ lật kèo các đồng minh để ngồi tiếp ở ghế Tổng bằng quyết định 244, như vậy, đại hội mới thay đổi được ý đồ đó của ông Trọng.

Điều này lý giải, tại sao ở trung ương 14 có nhiều cuộc bỏ phiếu vậy? Đó là phản ứng ko hài lòng với phương án tự đề cử mình của ông Trọng. Chúng ta nhìn qua phương án tứ trụ đó thì thấy ông Trọng dùng các chức danh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và cả kỳ vọng sẽ được thay ông ta ở vị trí tổng bí thư để các vị Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân và đàn em, sẽ ủng hộ ông ta hết sức ở đại hội. Nhưng xem ra, ông Trọng vẫn chưa tự tin nên phải liên tục cho đàn em phát ngôn về chủ đề nhân sự để định hướng dư luận và đại hội.

Nhưng trên hết, xã hội và nội bộ đảng cầm quyền đã quá rõ ý đồ "đấu đá để cầm quyền" của ông Trọng, cũng quá biết, nếu loại ông Dũng thì chỉ còn một nhóm lợi ích độc quyền về cả kinh tế và chính trị, mà nhóm đó bất tài.

Hãy chờ xem, Việt Nam có đổi vận?

Phạm Hùng Vỹ

* Bài viết của tác giả gửi đến TTHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét