Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đã nhiều lần là yếu tố quyết định vận mạng ngôi vị TBT

Posted by adminbasam on 13/01/2016
“Chính phủ của ông Dũng đã không làm bất kỳ động thái nào, có hiệu quả lâu dài, để đối phó với những hành vi bành trướng của TQ. Nếu ông Dũng có lòng vì đất nước, thì bất chấp những cản trở của BCT, ông phải làm các việc này. Ở VN hiện nay, chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng là có tư cách để làm. Ông không làm, thì ai làm?”
___
12-1-2016
Lê Khả Phiêu bị lật đổ tại Đại hội IX vào tháng 4 năm 2001 với lý do “bán đất nhượng biển” cho Trung Quốc. Nhiệm kỳ TBT của Lê Khả Phiêu chưa tới hạn (lên TBT ngày 26-12-1997, trên lý thuyết hết hạn ngày 26-12- 2002). Hai hiệp ước về biên giới được ký kết dưới thời Lê Khả Phiêu: Hiệp định phân định biên giới trên đất liền (ngày 30 tháng 12 năm 1999) và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (ngày 25 tháng 12 năm 2000). Hai hiệp ước này kết liễu sự nghiệp chính trị của LKP.
Cũng trong Đại hội IX Nông Đức Mạnh được bầu làm TBT. Lý do bầu ông Mạnh cũng (có lẽ) liên quan đến vấn đề “lãnh thổ”.
Ông Mạnh vốn người dân tộc Nùng mà vùng biên giới Việt-Trung là địa bàn sinh hoạt của dân tộc này. Theo một số tài liệu đã được phía VN công bố, sau chiến tranh 1979, phía TQ đã sử dụng những chính sách ưu đãi để chiêu dụ những dân tộc Tày, Nùng… trở về TQ. Điều cần biết là dân tộc Tày, Nùng có cùng nguồn gốc với dân tộc Choang ở Quảng Tây. Quảng Tây và Quảng Đông là vùng “tự trị” của TQ (Lưỡng quảng tự trị quốc). Nếu việc này thành công, một số vùng lãnh thổ của VN (thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn…) sẽ thuộc về TQ. Vì vậy ông Nông Đức Mạnh được chọn làm TBT, với mục tiêu hóa giải chính sách chiêu dụ của TQ. Việc này thành công. Ngoài vùng đất mang tên Trình Tường (thuộc tỉnh Quảng Ninh), của VN theo các Công uớc Pháp-Thanh (1887-1895) về biên giới, bị nhượng cho TQ. Các vùng khác thì được bảo toàn.
Trong vụ “tuyển chọn” TBT kỳ này (Hội nghị XII), vấn đề chủ quyền biển đảo (lý ra) cũng là yếu tố quyết định. Nhân vật đáng lẽ dành được nước “thượng phong” là Nguyễn Tấn Dũng, thì ông này đã bỏ qua nhiều dịp may hãn hữu để lập công trạng.
Là người đứng đầu nhà nước, ông Dũng là người có thẩm quyền để đưa ra những quyết định có giá trị pháp lý. Dịp may lần thứ nhứt bỏ qua:
Tháng 5 năm 2014, lúc TQ đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào thềm lục địa của VN, việc này đã mở ra cho VN một thời cơ hiếm có để VN có thể giải quyết những vấn đề tranh chấp biển đảo với TQ. Nhứt là vấn đề HS đã đông lạnh từ 1974 đến nay. Tôi có viết thư đề nghị Nguyễn Tấn Dũng lập hồ sơ kiện TQ ra Tòa CIJ. Nếu việc này xúc tiến, VN có thể đã hâm nóng lại vấn đề tranh chấp chủ quyền tại HS (buộc TQ nhìn nhận HS là lãnh thổ tranh chấp). Nhân việc này, VN có thể làm “đông lạnh” những hoạt động của TQ tại các bãi đá chiếm năm 1988. Tức là VN đã tránh được hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” hôm nay là phi trường trên đảo (nhân tạo) Chữ Thập được TQ đưa vào sử dụng.
Chính phủ do ông Dũng cầm đầu đã bỏ qua thời cơ này. Mà thời cơ qua đi thì không trở lại. Bây giờ nếu muốn vác đơn đi kiện cũng không biết phải kiện điều gì để đơn không bị bác và có cơ may để thắng.
Dịp may thứ hai, tôi cũng đã từng đề cập tới. VN noi gương Mã Lai kiện Singapour, trong vụ Singapour bồi đắp khu vực eo biển Johor, vào năm 2003 tại Tòa Án về Luật Biển.
VN đáng lẽ phải kiện TQ tại Tòa án về Luật Biển về các hoạt động hút, bồi tại đá Chữ Thập và đá Châu Viên (Cuarteron). Vì hai hoạt động này của TQ trục tiếp gây thiệt hại cho quyền thuộc chủ quyền của VN, cũng như phá hoại môi trường biển. Nếu chính phủ do ông Dũng cầm đầu làm việc này thì chắc chắn đã không có tình trạng khó xử hôm nay. Bởi vì trong vụ kiện Mã Lai-Singapour, Tòa ra phán quyết nhanh chóng là yêu cầu phia Singapour ngưng mọi hoạt động có thể gây thiệt hại cho Mã Lai (và môi trường biển).
Chính phủ của ông Dũng đã không làm bất kỳ động thái nào, có hiệu quả lâu dài, để đối phó với những hành vi bành trướng của TQ.
Nếu ông Dũng có lòng vì đất nước, thì bất chấp những cản trở của BCT, ông phải làm các việc này. Ở VN hiện nay, chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng là có tư cách để làm. Ông không làm, thì ai làm?
Vì vậy, ý kiến này tôi viết ra hôm nay, không phải để bênh vực ai hay đả phá ai, mà có mục đích cho mọi người thấy sự thật những vấn đề của đất nước.
Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách.
Tôi là người đầu tiên (và duy nhứt) đã vào văn khố Pháp để lục lọi hồ sơ về biên giới Việt-Trung. Tôi đã công bố những tài liệu nhằm cảnh báo những sai lầm của VN, nếu không điều chỉnh sẽ đưa lại việc mất đất cho TQ.
Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, đến nay tôi cũng chỉ là người duy nhứt lập được một hồ sơ pháp lý (coi được) về Biển Đông. Và tôi cũng là người duy nhứt đề nghị nhà nước VN những kế sách khả thi để bảo toàn quyền và lợi ích của VN nhằm chống lại sự bành trướng của TQ.
Với tư cách một kẻ “thất phu”, những việc tôi làm là tận sức lực rồi. Trái banh trong chân những người lãnh đạo, không phải ở nhân dân.
Mất nước, mất biển, mất đảo… vì vậy là do những người lãnh đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét