Chu Mộng Long: Cafe Chủ nhật - LỒW LUẬN
Pô Yan Dari
Cafe chủ nhật: Lồw luận
Chu Mộng Long
Lời dẫn của Chu Mộng Long: Đang viết tiếp Quỳ luận thì bỗng hút vào Lồw luận nên dừng lại viết Lồw luận cái đã. Số là hậu 8.3, chia sẻ trực tiếp từ Cà phê Thứ Bảy cuộc đàm luận về Lồw do diễn giả Đinh Hồng Hải trình bày gây không ít tranh cãi.
Câu chuyện bắt đầu từ thành ngữ “vắng như chùa bà Đanh”. Tiến sĩ Đinh Hồng Hải giải thích gốc bà Đanh là bà Banh, lại cho rằng cái bà Banh ấy có gốc Chàm, tiếng Phạn đọc là Pô Yan Dari. Coi như bà này được nhập khẩu từ Chàm gốc Ấn được thờ cúng phổ biến ở Đại Việt dưới triều Lý – Trần và bị cấm vào triều Lê khi Nho giáo thịnh hành. Đó là lý do có câu “vắng như chùa bà Đanh”.
Tôi khen đề tài thú vị, nhưng sau đó mất hứng vì Lồw luận mà ông Hải né tránh không luận về Lồw. Ông luận một hồi thính giả nhầm tưởng đang trịnh trọng luận về cái miệng… của ông quan chức nào đó.
Theo tôi, ông Hải chỉ luận đúng một nửa. Rằng tín ngưỡng phồn thực ở xứ Việt bị cấm chính thức bởi Nho giáo Đại Việt. Nhưng thưa ông, Phật giáo Bắc Kỳ gốc Đại thừa càng cấm dục triệt để hơn Nho giáo. Và tôi dám chắc với ông, Lồw là cái Vật tổ (totem) đầu tiên của loài người và ở đâu cũng có chứ không cần gốc Chàm hay gốc Ấn. Sách phân tâm học phương Tây, của Freud, của Bachelard, đã chỉ ra cái Lồw bị biến dạng, bị kiểm duyệt, biên tập và dịch chuyển sang cái khác do cấm kỵ của thể chế phụ quyền và tôn giáo hiện đại. Chẳng hạn, do cấm kỵ, các bộ tộc nguyên thủy dịch chuyển cái Lồw sang cho một con vật đại diện, tượng trưng cho bộ tộc mẫu hệ – phụ quyền (lưu ý là mẫu hệ nhưng phụ quyền chứ không có chuyện mẫu quyền). Đó cũng là lý do khi mơ về Lồw, người ta thường thấy các hình ảnh tương tự như cái ao, cái hố, miệng núi lửa… Người Ấn do Ấn Độ giáo không bị các tôn giáo khác tàn phá cho nên đã giữ nguyên vẹn chứ không phải là cái gốc để các dân tộc khác kế thừa. Tất nhiên, cũng vì ý thức hệ phụ quyền mà chính người Ấn đã lật ngược cái Lồw từ trên xuống dưới và biên tập thành cặp biểu trưng Linga – Yoni. Người Việt trải qua bao thăng trầm vẫn giữ Đạo Mẫu, lẽ nào đi copy Lồw mẹ người khác thành Lồw mẹ mình? Bà Banh là bà mẹ của ta, người Việt tạc tượng cái Lồw mẹ ta banh ra để tôn vinh cái sinh ra dân ta đấy! “Vắng như chùa bà Banh” chẳng qua chỉ vì cấm kỵ, từ khi ý thức hệ phụ quyền hình thành, đặc biệt là các tôn giáo và nền chính trị độc tài xuất hiện đã làm cho cái Lồw mất thiêng, điều ấy cũng đồng nghĩa con người đã phản bội lại cội nguồn của mình và rơi vào vô minh của sự tôn thờ quyền lực.
Chu Mộng Long
Lời dẫn của Chu Mộng Long: Đang viết tiếp Quỳ luận thì bỗng hút vào Lồw luận nên dừng lại viết Lồw luận cái đã. Số là hậu 8.3, chia sẻ trực tiếp từ Cà phê Thứ Bảy cuộc đàm luận về Lồw do diễn giả Đinh Hồng Hải trình bày gây không ít tranh cãi.
Câu chuyện bắt đầu từ thành ngữ “vắng như chùa bà Đanh”. Tiến sĩ Đinh Hồng Hải giải thích gốc bà Đanh là bà Banh, lại cho rằng cái bà Banh ấy có gốc Chàm, tiếng Phạn đọc là Pô Yan Dari. Coi như bà này được nhập khẩu từ Chàm gốc Ấn được thờ cúng phổ biến ở Đại Việt dưới triều Lý – Trần và bị cấm vào triều Lê khi Nho giáo thịnh hành. Đó là lý do có câu “vắng như chùa bà Đanh”.
Tôi khen đề tài thú vị, nhưng sau đó mất hứng vì Lồw luận mà ông Hải né tránh không luận về Lồw. Ông luận một hồi thính giả nhầm tưởng đang trịnh trọng luận về cái miệng… của ông quan chức nào đó.
Theo tôi, ông Hải chỉ luận đúng một nửa. Rằng tín ngưỡng phồn thực ở xứ Việt bị cấm chính thức bởi Nho giáo Đại Việt. Nhưng thưa ông, Phật giáo Bắc Kỳ gốc Đại thừa càng cấm dục triệt để hơn Nho giáo. Và tôi dám chắc với ông, Lồw là cái Vật tổ (totem) đầu tiên của loài người và ở đâu cũng có chứ không cần gốc Chàm hay gốc Ấn. Sách phân tâm học phương Tây, của Freud, của Bachelard, đã chỉ ra cái Lồw bị biến dạng, bị kiểm duyệt, biên tập và dịch chuyển sang cái khác do cấm kỵ của thể chế phụ quyền và tôn giáo hiện đại. Chẳng hạn, do cấm kỵ, các bộ tộc nguyên thủy dịch chuyển cái Lồw sang cho một con vật đại diện, tượng trưng cho bộ tộc mẫu hệ – phụ quyền (lưu ý là mẫu hệ nhưng phụ quyền chứ không có chuyện mẫu quyền). Đó cũng là lý do khi mơ về Lồw, người ta thường thấy các hình ảnh tương tự như cái ao, cái hố, miệng núi lửa… Người Ấn do Ấn Độ giáo không bị các tôn giáo khác tàn phá cho nên đã giữ nguyên vẹn chứ không phải là cái gốc để các dân tộc khác kế thừa. Tất nhiên, cũng vì ý thức hệ phụ quyền mà chính người Ấn đã lật ngược cái Lồw từ trên xuống dưới và biên tập thành cặp biểu trưng Linga – Yoni. Người Việt trải qua bao thăng trầm vẫn giữ Đạo Mẫu, lẽ nào đi copy Lồw mẹ người khác thành Lồw mẹ mình? Bà Banh là bà mẹ của ta, người Việt tạc tượng cái Lồw mẹ ta banh ra để tôn vinh cái sinh ra dân ta đấy! “Vắng như chùa bà Banh” chẳng qua chỉ vì cấm kỵ, từ khi ý thức hệ phụ quyền hình thành, đặc biệt là các tôn giáo và nền chính trị độc tài xuất hiện đã làm cho cái Lồw mất thiêng, điều ấy cũng đồng nghĩa con người đã phản bội lại cội nguồn của mình và rơi vào vô minh của sự tôn thờ quyền lực.
Tự hình chữ Giao và nguồn gốc Linga-Yoni và thần linh Ấn Độ giáo
Người Hán có câu “Lồw Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng” để tôn vinh bà tổ của mình. Chữ Nữ 女 tự hình gốc là cái Lồw, một kí hiệu mang tính đại diện cho người Mẹ của cả thiên hạ. Chữ Giao 交 tự hình gốc vẽ người đàn bà banh háng ra ở trên và vật có khấc ở dưới chọc vào. Điều này trong một bài viết về ngôn ngữ, tôi đã chỉ ra hình ảnh cái Linga – Yoni ban đầu của người Ấn chính là tư thế này trước khi thể chế phụ quyền lật ngược lại. Thử tưởng tượng xem có giống tượng bà Banh không – một người đàn bà banh háng chuẩn bị cho tư thế giao hợp hay sinh nở? Bà Banh là kí hiệu có tính nhân loại phổ quát chứ không riêng dân tộc nào.
Thật thú vị khi giới nghiên cứu tình dục học phát hiện Tố Nữ kinh và Dịch Kinh có quan hệ như là máu thịt. Người ta luận về vũ trụ trên nền tảng luận về tính giao, mà câu chuyện tính giao với tất cả bí mật lại thuộc về Lồw. Xem Phục Hy luận: “Trời chuyển từ phải sang trái, đất chuyển từ trái sang phải. Nam nhân trong lúc giao hợp thuộc dương theo đó mà chuyển động sang trái, trong khi nữ nhân thuộc âm theo đó mà chuyển động sang phải. Nam nhân như trời ở trên phủ trùm xuống dưới. Nữ nhân như đất ở dưới nghinh tiếp lên trên. Vị thế cơ bản của phòng the giao hợp là vậy, hai bên chuyển động ngược chiều nhau, trên thúc xuống, dưới hẩy lên” (Tố Nữ kinh). Sau đó quan hệ này được khái quát trong Kinh Dịch: “Thiên địa nhân huân vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh vạn vật hóa sinh”.
Dù thời Tam hoàng Ngũ đế đã bước sang giai đoạn phụ quyền, nhưng kẻ biết luận vũ trụ vẫn được khẳng định là nữ, bởi vì người nữ nắm giữ bí mật trong hoạt động tính giao cũng là hoạt động vũ trụ. Bí mật ấy không nằm ở ông Kẹc mà nằm ở bà Lồw. Bằng chứng, trong Tố Nữ kinh, chính người đàn bà là Tố Nữ đã khai sáng cho Hoàng Đế, ông vua thống trị nhân loại nhưng lại ngu ngơ về tính dục. Mà đã ngu ngơ về tính dục ắt ngu ngơ về vũ trụ.
Lồw chính là Đạo nguyên thủy. Không có khái niệm Dương Đạo mà chỉ có khái niệm Dương Vật và Âm Đạo, tức trong Âm có Dương chứ không có chuyện ngược lại. Khái niệm Dương Vật chỉ ra sự phô trương cái bản tính ngu ngơ nhưng đầy hung hăng, bạo lực của đàn ông, trong khi Âm Đạo thì lại chứa đựng mọi ẩn mật của sự sống ở bên trong đàn bà. Không tin cứ nhìn vào bộ Linga-Yoni, sau khi lật ngược ông lên trên bà, cái của ông cứ ngó trời xanh. Mà ngó lên trời xanh thì thậm vô lý và có tích sự gì?
—————–
Bài liên quan: Hủy-Tạo: Từ “giao hoan” và câu chuyện ngôn ngữ
.
Nhưng có người nói rằng chùa bà Đanh ở Hà Nam Phủ lý gì đó cơ mà,
nó chẳng liên quan gì đến cái sexy cả?