MỞ XEM SỔ TANG CỰU THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI
Lời dẫn: Mỗi dịp có đám tang, nhất là quốc tang, người dân lại ngó vào xem sổ tang, xem các nhân vật lớn, các lãnh đạo, chính khách, nhân sĩ trí thức viết gì trong đó về người quá cố.
Thường các lãnh đạo đến dự, viếng đều có thư ký, cận vệ đi cùng. Chính khi các lãnh đạo đi vào viếng, là lúc các anh thư ký ngồi vào bàn ghi sổ tang để ghi. Lãnh đạo viếng và an ủi tang quyến xong, trở ra là lời ghi đã xong, chỉ việc ngồi vào ký một chữ vào đó, thế là xong! Xong!
Chuyện này từ lâu đã thành lệ, kể cả khi các lãnh đạo đi thăm các di tích lịch sử văn hóa, đến dự các lễ lạt có ghi cảm tưởng thì đều như vậy.
Chuyện này từ lâu đã thành lệ, kể cả khi các lãnh đạo đi thăm các di tích lịch sử văn hóa, đến dự các lễ lạt có ghi cảm tưởng thì đều như vậy.
Người dân, xem thấy lời ghi của các lãnh đạo, cứ tấm tắc chữ ông nọ bà kia đẹp quá, hoặc bay bướm quá... Nhiều khi là khen cái chữ của anh thư ký mà thôi.
Đám tang Cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng vậy. Dưới đây là các bút tích của các lãnh đạo trong sổ tang, mà báo chí đã đăng tải:
Đám tang Cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng vậy. Dưới đây là các bút tích của các lãnh đạo trong sổ tang, mà báo chí đã đăng tải:
Đây được cho là chữ của Ông Nguyễn Phú Trọng. Và cư dân mạng nức nở khen chữ ông đẹp quá. Thực ra chỉ có chữ ký là đúng chữ ký của Ông Trọng. Trong một văn bản năm 1963, lúc ông 19 tuổi, ông đã ký chữ ký này.
Thực ra đây là chữ do người thư ký viết. Các nhà báo nhanh nhảu chụp được lúc anh thư ký vừa viết xong, mà ông Trọng còn chưa ra khỏi chỗ viếng để đến bàn ghi sổ tang để ký:
Tương tự Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cũng chỉ ký vào văn bản có người viết sẵn:
Đây là văn bản có chữ ký của Ông Tô Lâm:
Ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc Phòng cũng chỉ ký vào văn bản do người thư ký viết. Nhưng ông Lịch không tinh ý, dùng bút khác màu mực với chính văn để ký, thành ra hơi phô:
Lời ghi này, khả năng cao là của Ông Trần Đại Quang (cả phần viết và chữ ký):
.
Tương tự, lời ghi này, khả năng cao là của Ông Nguyễn Xuân Phúc
Và Bà Kim Ngân, bút pháp bay bướm, phóng khoáng quá mức đối với một lời ghi viếng tang. Dư luận mạng xã hội quan sát qua truyền hình trực tiếp thấy bà Kim Ngân chuẩn bị khăn lau tay lúc thả nắm đất xuống huyệt mộ Ông Phan Văn Khải và khi thả nắm đất xong, bà phủi phủi hay tay để rũ đất xuống huyệt mộ, được cho là không đẹp và mất đi sự trang nghiêm.
.Lời ghi của các ông cựu như Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn An, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Hùng đều là thủ bút và chữ ký của các ông. Có lẽ các ông không tiện mang theo thư ký.
Lời ghi của Ông Nguyễn Minh Triết như một lời nói với chính ông Phan Văn Khải.
Và ông không ghi chức vụ gì, ký một chữ rồi ghi Nguyễn Minh Triết, rồi (6 Phong). Lời ghi này cảm động tất cả những ai đọc được. Ông Khải chắc ưng nhất lời ghi này!
Dưới đây là lời ghi và chữ ký của Ông Nông Đức Mạnh. Hồi còn làm Tổng bí thư, chữ ký của ông chiếm dàn gần hết chiều ngang trang giấy. Nay, chữ ký ông thu gọn lại, và chữ "h" ở cuối cùng không vểnh lên một cách bất thường như xưa.
Một ông cựu khác, rất nổi tiếng là ông Nguyễn Tấn Dũng có ghi lời lưu bút và ký.
Có lẽ ông Dũng dùng 1 cái bút đã hết mực, nên viết được 2 dòng đã phải thay bút. Lời ghi của cũng không có gì đặc biệt, ngoài dăm lỗi chính tả và vài ba chỗ dập xóa.
Bà Tòng Thị Phóng để lại bút tích và chữ ký với nét chữ chỉn chu, dễ xem. Lời ghi của bà rất chân thành. Bà Phóng cũng được cư dân mạng khen, rằng mặc dù bà không phải người Kinh, nhưng khi bà thắp nhang viếng ông Khải và thả nắm đất xuống huyệt mộ rất kính cẩn và chân thành, cảm động, rõ ra là một người am hiểu lễ nghi.
Cuối cùng là lưu bút của Ông Võ Văn Thưởng, người trẻ nhất trong BCT. Có người khẳng định dưới đây là nét chữ và chữ ký của ông Thưởng, và khen là chữ đẹp và dễ đọc.
Ảnh: Lấy từ các báo chí.
CCB