LỒN VÀ BUỒI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM 2
LỒN VÀ BUỒI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học)
2.1. Về khái niệm sinh thực khí : Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên), sinh thực khí được định nghĩa là khí quan phồn thực của sinh vật (thường nói về của người). Một số dân tộc có tín ngưỡng thờ sinh thực khí (tr 1102).
Theo chúng tôi, sinh thực khí, thoạt kỳ thủy, có thể coi là một khái niệm thuộc chuyên ngành văn hóa dân gian. Theo đó, sinh nghĩa là đẻ, thực là này nở, khí là công cụ; sinh thực khí nghĩa là công cụ để tạo ra việc sinh đẻ nảy nở giống nòi và sự sống nói chung. Mà nói đến sinh thực khí thì đương nhiên người ta nghĩ nhiều đến chủ sở hữu là loài người bởi con người là trung tâm của thế giới, là sinh vật quan trọng nhất trong muôn loài.
Những từ ngữ để chỉ về hai bộ phận sinh thực khí của nam và nữ thì có nhiều, song điều đặc biệt hơn, nó là yếu tố từ vựng chỉ về bộ phận cơ thể đặc biệt quan trọng của con người (đối với nữ giới là bộ phận bất khả ly), một bộ phận có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc duy trì nòi giống, sự sinh tồn cho cả một xã hội. Bởi ý nghĩa tối quan trọng như vậy nên trong những tín ngưỡng dân gian, ta thấy rất phổ biến ở nhiều cộng đồng việc thờ cơ quan sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Có thể thấy điều này trong tín ngưỡng văn hóa của người Ấn Độ cũng như cư dân nhiều vùng trong khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều mặt trống đồng có hình nam nữ đang giao phối (chẳng hạn trống động Đào Thịnh), một số hình ảnh động vật giao phối cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình). Sinh thực khí cũng được tìm thấy qua việc khăc trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Sinh thực khí cũng được đưa vào trong nhiều lễ hội, chẳng hạn lễ hội rước sinh thực khí ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) vào ngày mùng 6 tháng giêng, hoặc lễ hội Linh Tinh Tình Phộc ở Lâm Thao (Phú Thọ). Nói như vậy để thấy sinh thực khí có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa của người Việt, phản ánh mong ước chung của các cư dân nông nghiệp về sự sinh sôi nảy nở phát triển của muôn loài.
2.2. Về sinh thực khí của đàn ông
Qua bảng ngữ liệu đã dẫn ra ở trên, chúng tôi nhận thấy có tất cả 9 định danh được sử dụng để diễn tả về bộ phận sinh thực khí của đàn ông, đó là: bòi, buồi, cặc, cò, cu, chim, dái, đồ, nõ. Tần số xuất hiện của các đơn vị trên trong các đơn vị thành ngữ tục ngữ ca dao cụ thể như sau:
.
Sinh thực khí nam
|
Tần số xuất hiện
|
Bòi
|
2
|
Buồi
|
26
|
Cặc
|
11
|
Cò
|
1
|
Cu
|
4
|
Chim
|
4
|
Dái
|
14
|
Đồ
|
2
|
Nõ
|
2
|
Như vậy, có thể thấy, trong lời ăn tiếng nói dân gian, buồi là định danh xuất hiện với tần số cao nhất( 26 lần), trong đó có thể xem “bòi” là một biến âm của buồi với 2 lần xuất hiện, cộng cả bòi và buồi ta có tổng số tần suất 28 lần; tiếp đến là dái (14 lần) và cặc (11 lần). Bên cạnh đa số các trường hợp những định danh trên nói về sinh thực khí nam, ta còn bắt gặp việc nói về sinh thực khí của các loài vật giống đực qua các câu: Chớ mó dái ngựa, Dài như cặc ngựa và Gà lấm lưng, chó sưng đồ. Một trường hợp đặc biệt khác, tư duy người Việt cho rằng ông trời cũng có cái đó, vì vậy mà có câu “xa như buồi giời”. Trong đời sống, thành ngữ này thường được sử dụng trong những ngữ cảnh như: “Ấy, cái thằng thế mà tài, việc xa như buồi giời mà nó cũng biết”. Có thể coi đây là một lối tư duy trực quan sinh động, rất hài hước, hóm hỉnh và ngộ nghĩnh của người Việt, thấp thoáng bóng dáng của cái nhìn vạn vật nhất thể, thể hiện sự hòa đồng ở mức độ cao của con người với thế giới tự nhiên cũng như xã hội. Cách nói “buồi giời” còn khiến chúng ta có thể nhớ về câu thơ của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương từng được Xuân Diệu khen hết lời, ở đó, ông trời được nữ sĩ coi như một đứa trẻ qua động từ tè: Đang cơn nắng cực chửa mưa tè(Tát nước). Các định danh về sinh thực khí nam còn cho ta thấy những đặc điểm nổi trội mang tính vùng miền qua các danh ngữ như cặc Hành Thiện hay cặc Hải Hưng. Bên cạnh đó, những đặc điểm riêng khác manh tính bổ nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước đã hình thành nên những đơn vị định danh không kém phần độc đáo như: buồi xe điếu (buồi nhỏ), buồi tông cán(buồi to), cặc dài (trai thích chè đặc gái thích cặc dài), cặc lõ (việc thì bỏ cặc lõ thì theo).
Sinh thực khí nam còn được sử dụng với tư cách ẩn dụ trong các biểu trưng ngữ nghĩa. Theo thống kê của chúng tôi, có khoảng một chục các biểu trưng ngữ nghĩa được thiết lập qua hình ảnh sinh thực khí nam, chủ yếu phê phán các thói hư tật xấu của xã hội. Có thể gọi đây là những biểu trưng tiêu cực, âm tính. Chẳng hạn phê phán cách ứng xử vô lễ, hỗn hào có những câu như: Cậy gần hàng nồi đút buồi vào niêu, Cậy gần hàng nồi đút buồi vào lọ, Dạ vâng trước mặt trật cặc sau lưng. Phê phán tính ki bo keo kiệt có câu: Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa; phê phán thói khôn lỏi, làm ăn tắc trách có câu: Chưa nặn Bụt đã nặn buồi; phê phán thói vô ơn bất nghĩa có câu: Qua sông đấm bòi vào sóng; phê phán những người yếu đuối, hèn kém, không thể hiện được sức mạnh và khả năng của một đấng nam nhi có câu: Chồng người vượt lạch rẽ ngòi/Chồng em xó bếp đầu bòi chấm gio. Bên cạnh ý nghĩa phê phán còn có ý nghĩa chê bai trong một loạt những câu như: Tự tay bóp dái (chê những kẻ tự gây tai họa cho mình), Buồi lắm lông mà đòi đóng khố lượt (chê những kẻ đòi hỏi cái họ không xứng đáng), Đầu buồi cuốn giẻ(chê những kẻ vô tích sự, không có năng lực), Già dái non hột (chê những kẻ nội dung không tương xứng với hình thức). Hàm ý coi thường được bộc lộ qua những câu như: Dân ngu cu đen, ăn cơm không biết trở đầu đũa. Những ý nghĩa âm tính khác liên quan đến sinh thực khí nam được bộc lộ qua những câu như: Chồng ướt dái vợ sái răng hàm (chỉ sự lao động cực nhọc, khổ sở, vất vả của người chồng), Đánh đĩ gặp năm toi buồi (chỉ công việc không gặp may mắn, không thuận lợi), Chơi với làng Bái dái có ngày mất, Nghĩ lại thì dái chẳng còn (chỉ sự thiệt hại mà người ta phải gánh chịu). Chỉ có duy nhất một trường hợp sinh thực khí nam gắn với ý nghĩa ẩn dụ mang tính tích cực, dương tính, có sắc thái khen ngợi qua câu: To đầu mà dại nhỏ dái mà khôn.
Vẫn qua sinh thực khí nam, những lời khuyên về ứng xử từ môi trường gia đình đến môi trường xã hội đã được cha ông ta gửi gắm như những đúc kết của bao đời, chẳng hạn: Con mày con nuôi không bằng con buồi sinh ra (quan niệm con đẻ tốt hơn con nuôi), Giập dái rái cầu (lời khuyên phải thận trọng, cẩn thận đối với những sai lầm từng mắc phải), Giữ dao phải giữ lấy chuôi/Giữ chồng phải giữ cái buồi của anh; Mù u ba lá mù u/Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa (lời khuyên về ứng xử vợ chồng). Kinh nghiệm và kiến thức dân gian còn được thể hiện qua những câu như: Sướng con cu mù con mắt (bị đau mắt thì phải kiêng quan hệ nam nữ), Con trai đen dái, con gái đen đầu (dễ nuôi), Con trai sưng dái, con gái sa đì (bệnh thường gặp)
Trong một nhóm khác, sinh thực khí nam hiện lên như những miêu tả của đời sống sinh hoạt thường ngày với nhiều sắc màu. Có khi là chê bai như: Uống rượu ngồi dai dái mài xuống đất. Có khi miêu tả sự tương phản như: Cơm no cò đói. Có khi miêu tả sự thiếu thốn vất vả như: Mô phạm tiên sinh quần dính đít/Bù xu tiểu tử khố cong buồi. Có khi chỉ như một bức tranh biếm họa, gây chút hài hước nhẹ nhàng: Sáng trăng vằng vặc/Vác cặc đi chơi/Gặp đàn vịt trời/Giương cung anh bắn/Gặp cô yếm thắm/Đội gạo lên chùa/Thò tay bóp vú...Quan niệm ấu trĩ trọng nam khinh nữ của một thời còn để lại dấu vết qua câu: Một trăm con gái không bằng hòn dái con trai...
2.3. Về sinh thực khí của phụ nữ
Nếu như ở nam giới có 9 định danh diễn tả về sinh thực khí thì đối với phụ nữ, các đơn vị định danh khác nhau lên tới con số 14, đó là: âm hộ, bướm, đác, đách, đếch, đì, đoi, đồ, hĩm, ghe, lồn, nường, thè le, hạt chay. Tần số xuất hiện của những đơn vị định danh sinh thực khí nữ trong các câu thành ngữ tục ngữ ca dao cụ thể như sau:
.
Sinh thực khí nữ
|
Tần số xuất hiện
|
Âm hộ
|
3
|
Bướm
|
2
|
Đác
|
1
|
Đách
|
2
|
Đếch
|
4
|
Đì
|
1
|
Đoi
|
1
|
Đồ
|
4
|
Hĩm
|
1
|
Ghe
|
3
|
Lồn
|
124
|
Nường
|
2
|
Thè le
|
1
|
Hạt chay
|
1
|
.
Như vậy, nếu như BUỒI có thể xem là đơn vị định danh mang tính điển mẫu cho sinh thực khí nam bởi tần số xuất hiện nhiều nhất thì đối với sinh thực khí nữ, điển mẫu ắt hẳn phải là định danh LỒN với 124 lần xuất hiện. Các định danh còn lại không chênh lệch nhau nhiều lắm về tần số, tiếp đến là đồ, đếch, ghe, âm hộ, bướm, nường. Bảng đơn vị định danh của sinh thực khí nữ phong phú hơn hẳn bảng đơn vị định danh sinh thực khí nam, vì thế mà có khá nhiều câu chuyện thú vị ở đây. Trong các định danh trên, có một định danh vay mượn từ gốc Hán là âm hộ, xuất hiện trong những câu thành ngữ cũng vay mượn của người Hán: Tế yêu âm hộ đại (tạm dịch: eo nhỏ thì lồn to), Âm hộ vô mao bần chi tử (âm hộ không có lông thì đúng là tướng nghèo hèn). Thế nhưng người Việt chỉ vay mượn từ âm hộ ( sử dụng các câu thành ngữ có từ này va cũng tự tạo ra một câu có từ âm hộ nữa là: Tối như âm hộ) mà không hề vay mượn từ dương vật của người Hán để đưa vào các câu thành ngữ tục ngữ. Các định danh chỉ sinh thực khí nữ như: đách, đếch, đác, đì, đoi, hĩm, ghe nay đã trở thành những từ cổ, ít còn thấy sử dụng trong đời sống đương đại. Chữ ‘”nường” chỉ sinh thực khi nữ luôn đi kèm với chữ “nõ” chỉ sinh thực khí nam, không bao giờ thấy tách rời. Ngày nay, chữ “nõ nường” vẫn được sử dụng nhưng chỉ hạn chế trong môi trường nghiên cứu vễ văn hóa dân gian và lễ hội dân gian. Các định danh đách, đếch, đác theo chúng tôi là có cùng một gốc, chúng vốn là các từ biến âm của nhau. Công bằng mà nói, trong bảng định danh trên, những chữ như đách, đếch, đác, thè le, hột chay không chỉ toàn bộ sinh thực khí của người nữ mà chúng xuất phát điểm vốn mang ý nghĩa chỉ một bộ phận nằm trong cấu tạo sinh thực khí nữ, đó là âm vật của người nữ, còn có tên khác là mồng đốc. Từ chữ “đốc”, chúng ta thấy có các từ gần âm như đách, đếch và đác. Trong y khoa, tên khoa học của bộ phận này theo tiếng La tinh là Clitoris, được miêu tả đầu tiên bởi một nhà khảo cứu cơ thể người Ý năm 1559. Như vậy, người Việt trong nhiều trường hợp đã dùng bộ phận này để làm đại diện, chỉ cho toàn bộ sinh thực khí của người nữ. Trong ngôn ngữ học, có thể coi đây là một phép hoán dụ, dùng cái bộ phận làm đại diện cho cái toàn thể.
Có thể thấy, trong bảng ngữ liệu thành ngữ tục ngữ ca dao dẫn ra ở trên, số lượng những câu nói về sinh thực khí nữ áp đảo hơn hẳn những câu nói về sinh thực khí nam. Có tới 102 câu nói về sinh thực khí nữ, chiếm 61% trên tổng số 160 câu, trong khi chỉ có 42 câu nói về sinh thực khí nam, chiếm tỉ lệ 26%. Còn lại 21 câu vừa đồng thời nói về sinh thực khí của cả nam và nữ, chiếm tỉ lệ 13%. Chúng tôi tổng kết tỷ lệ này qua bảng biểu dưới đây:
.
Như vậy, nếu như BUỒI có thể xem là đơn vị định danh mang tính điển mẫu cho sinh thực khí nam bởi tần số xuất hiện nhiều nhất thì đối với sinh thực khí nữ, điển mẫu ắt hẳn phải là định danh LỒN với 124 lần xuất hiện. Các định danh còn lại không chênh lệch nhau nhiều lắm về tần số, tiếp đến là đồ, đếch, ghe, âm hộ, bướm, nường. Bảng đơn vị định danh của sinh thực khí nữ phong phú hơn hẳn bảng đơn vị định danh sinh thực khí nam, vì thế mà có khá nhiều câu chuyện thú vị ở đây. Trong các định danh trên, có một định danh vay mượn từ gốc Hán là âm hộ, xuất hiện trong những câu thành ngữ cũng vay mượn của người Hán: Tế yêu âm hộ đại (tạm dịch: eo nhỏ thì lồn to), Âm hộ vô mao bần chi tử (âm hộ không có lông thì đúng là tướng nghèo hèn). Thế nhưng người Việt chỉ vay mượn từ âm hộ ( sử dụng các câu thành ngữ có từ này va cũng tự tạo ra một câu có từ âm hộ nữa là: Tối như âm hộ) mà không hề vay mượn từ dương vật của người Hán để đưa vào các câu thành ngữ tục ngữ. Các định danh chỉ sinh thực khí nữ như: đách, đếch, đác, đì, đoi, hĩm, ghe nay đã trở thành những từ cổ, ít còn thấy sử dụng trong đời sống đương đại. Chữ ‘”nường” chỉ sinh thực khi nữ luôn đi kèm với chữ “nõ” chỉ sinh thực khí nam, không bao giờ thấy tách rời. Ngày nay, chữ “nõ nường” vẫn được sử dụng nhưng chỉ hạn chế trong môi trường nghiên cứu vễ văn hóa dân gian và lễ hội dân gian. Các định danh đách, đếch, đác theo chúng tôi là có cùng một gốc, chúng vốn là các từ biến âm của nhau. Công bằng mà nói, trong bảng định danh trên, những chữ như đách, đếch, đác, thè le, hột chay không chỉ toàn bộ sinh thực khí của người nữ mà chúng xuất phát điểm vốn mang ý nghĩa chỉ một bộ phận nằm trong cấu tạo sinh thực khí nữ, đó là âm vật của người nữ, còn có tên khác là mồng đốc. Từ chữ “đốc”, chúng ta thấy có các từ gần âm như đách, đếch và đác. Trong y khoa, tên khoa học của bộ phận này theo tiếng La tinh là Clitoris, được miêu tả đầu tiên bởi một nhà khảo cứu cơ thể người Ý năm 1559. Như vậy, người Việt trong nhiều trường hợp đã dùng bộ phận này để làm đại diện, chỉ cho toàn bộ sinh thực khí của người nữ. Trong ngôn ngữ học, có thể coi đây là một phép hoán dụ, dùng cái bộ phận làm đại diện cho cái toàn thể.
Có thể thấy, trong bảng ngữ liệu thành ngữ tục ngữ ca dao dẫn ra ở trên, số lượng những câu nói về sinh thực khí nữ áp đảo hơn hẳn những câu nói về sinh thực khí nam. Có tới 102 câu nói về sinh thực khí nữ, chiếm 61% trên tổng số 160 câu, trong khi chỉ có 42 câu nói về sinh thực khí nam, chiếm tỉ lệ 26%. Còn lại 21 câu vừa đồng thời nói về sinh thực khí của cả nam và nữ, chiếm tỉ lệ 13%. Chúng tôi tổng kết tỷ lệ này qua bảng biểu dưới đây:
.
Ngữ liệu
|
Đơn vị
|
Tỷ lệ
|
Sinh thực khí nữ
|
102 câu
|
62%
|
Sinh thực khí nam
|
42 câu
|
25%
|
Sinh thực khí nam và nữ
|
21 câu
|
13%
|
Tổng số
|
165 câu
|
100%
|
.Trước tiên, ta thấy tính chủng loại ở sinh thực khí nữ vô cùng phong phú, nhiều hơn hẳn sinh thực khí nam. Về sinh thực khí của người, có các loại mang tính đặc trưng vùng miền như: lồn Cổ Am, lồn Hà Bắc, có các loại khác như lồn vợ, lồn cô hàng cá, lồn phò,lồn con đĩ, hĩm bà cô, lồn Từ Hy thái hậu. Nếu như ở sinh thực khí nam, ta bắt gặp một đơn vị định danh mang tính phi hiện thực là “buồi giời” thì giờ đây ở sinh thực khí nữ, ta cũng bắt gặp một đơn vị định danh mang tính phi hiện thực như thế, đó là “lồn ma” trong câu lạnh như lồn ma. Về sinh thực khí của động vật giống cái, ta thấy có đến 6 loại là: lồn mèo (2 lần), lồn trâu, lồn bò, lồn heo, lồn nai, đếch khỉ. Trong 6 loại này có 4 loại của đồng bằng và 2 loại của rừng núi. Nói cách khác, nếu như 4 loại của đồng bằng thể hiện tính hướng nội trong cảm quan người Việt thì 2 loại của rừng núi lại thể hiện tính hướng ngoại trong cảm thức. Sở dĩ phải nói tới điều này vì cách đây hơn 10 năm (2004), trong một bài viết mang tên Khu đĩ và lồn mèo (www.Tienve.org), tác giả Nguyễn Hoàng Văn cho rằng, bộ phận sinh thực khí nam xuất hiện trong ngôn ngữ thể hiện tính hướng ngoại của nam giới Việt và vì thế nam giới cũng được đề cao hơn nữ giới trong đời sống xã hội. Đó là lí do khi đi ra đường ta bắt gặp một loạt các định danh như: cặc dứa (rễ cây dứa), cặc bần (rễ cây bần), cặc khỉ (cốm nặn), cặc vịt (dụng cụ mở rượu) còn phụ nữ thường gắn với gia đình, quanh quẩn trong nhà nên mới có các định danh: lồn mèo (góc chụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau), lồn xa (dụng cụ trong khung cửi), lồn trâu (một kiểu cổ áo bà ba). Thế nhưng nếu quan sát vào hệ thống ngữ liệu thành ngữ tục ngữ ca dao người Việt nói trên thì ta thấy tình hình không hẳn thế. Bộ phận sinh thực khí người nữ vẫn hiện lên trong những định danh mang tính hướng ngoại, thậm chí chúng còn được ca ngợi và xuất hiện nhiều biểu trưng tích cực hơn so với sinh thực khí của người nam. Chẳng hạn trong vế đầu của câu tục ngữ “đẻ con khôn mát lồn rười rượi”, tính ngữ “mát lồn rười rượi” chính là một biểu trưng tích cực về cảm giác hạnh phúc, viên mãn, yên lòng của người mẹ với đứa con mà mình sinh ra. Những biểu hiện tích cực, dương tính qua sinh thực khí nữ còn có thể thấy trong các câu như: May hơn khôn lớn lồn hơn đẹp, Tiền ít mà đòi hít lồn thơm. Lồn có khi còn biểu trưng cho quyền lợi qua các câu như: Anh đánh miếng lồn em đánh miếng ghe, Có cháo đòi chè có ghe đòi lồn... Về sự phong phú của các “chủng loại” trong miêu tả sinh thực khí nữ, còn phải kể đến một loạt các định danh như: lồn lá mít (được coi là đẹp nhất), lồn lá tre (được coi là nhỏ nhất), lồn lá vông (được coi là to nhất, gây cảm giác choáng ngợp), lồn lạ, lồn trần (lồn trần không váy, lồn trần nước sôi), lồn lở sơn, lồn vỡ đóng đai (loại lồn bị coi là bệnh tật, xấu xí), lồn chẳng ghế đá, lồn vá xe hơi (được coi là cũ nát). Những miêu tả khác trong đời sống sinh hoạt cho ta cách diễn đạt: Sồn sồn như lồn gặp lá han, Hong hóng như lồn chực cưới. Một định danh rất đặc biệt nữa không thấy có sự tương ứng trong sinh thực khí nam, đó là thần lồn: Vấp phải thần lồn xuống dốc không phanh, Ma bắt hồn thần lồn bắt vía và Thần lồn ám ảnh cũng mê mẩn người. Coi lồn như vị thần quả là một cách ví von so sánh độc đáo của người Việt. Cũng có thể nói, người Việt đã phong thần cho lồn bằng tư duy văn hóa độc đáo của mình. Câu hỏi được đặt ra là tại sao có Thần Lồn mà không có sự tương ứng Thần Buồi trong cách nói của người Việt. Chúng tôi cho rằng đây là một dấu vết, ánh xạ của chế độ mẫu hệ, phản ánh sự đề cao nữ quyền trong xã hội Việt thời xưa. Bằng chứng là đến nay vẫn còn lưu dấu lại những câu tục ngữ như: Lệnh ông không bằng cồng bà, Nhất vợ nhìn trời, Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Uy quyền của người nữ trong xã hội Việt xưa còn khiến chúng tôi không thể không liên hệ tới việc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của chúng ta có rất nhiều nữ tướng tài ba, lưu danh vào sử sách như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Chân...Đây là điều rất hiếm gặp nếu không muốn nói là chưa từng thấy trong lịch sử các nước phương Tây. Một góc nhìn khác của việc đề cao hình ành người nữ và sinh thực khí nữ còn có thể thấy qua câu: Khổ vì lồn.
Những kiến thức, kinh nghiệm hoặc thậm chí là những mê tín dân gian xoay quanh sinh thực khí nữ cho ta thấy nhiều biểu hiện văn hóa độc đáo. Trong một chuyến đi điền dã ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tôi gặp một người phụ nữ trung tuổi tay cầm một cành lá, đang phẩy vào mẹt hàng của chị ta rồi lẩm bẩm: Trai sờ dái, gái sờ lồn. Hỏi ra mới biết câu đó được dùng để xua tan đi sự xui xẻo, mong sẽ có nhiều khách đến mua hàng. Những quan sát về biểu hiện tâm sinh lý của nữ giới được đúc rút qua các câu như: Đẻ con phải biết tính con/Hễ vú gai gạo là lồn chớp đông và Nước đến trôn lồn mới nhảy. Trong quan hệ luyến ái, người Việt lại đưa ra kinh nghiệm:Sờ lồn béo, đéo lồn gầy. Không chỉ đúc rút ra những quan sát và kinh nghiệm đối với sinh thực khí nữ, người Việt còn có cả đúc rút, quan sát và trình bày kinh nghiệm qua sinh thực khí của nhiều loài vật: Cha chết không lo lo trâu méo lồn, Dài như lồn nai xuống dốc, Lẹo thẹo như mèo cháy lồn, Đi biển lâu lồn trâu cũng thích, Đỏ như đếch khỉ...
Trong quan niệm về một sinh thực khí nữ hấp dẫn, đẹp và chuẩn mực, ngoài những nội dung như kích thước và sự sạch sẽ (lồn thơm), người Việt còn cho rằng chỗ ấy nhất thiết phải có lông: Có phúc thì lồn có lông/Vô phúc thì lại sạch không làu làu, Lồn nào mà chẳng có lông. Nếu chẳng may khi yêu đương mà gặp phải cái lồn không lông thì đúng là một thảm họa, như thể sẽ báo trước điều xui xẻo mà người nam sắp gặp phải: Âm hộ vô mao bần chi tử. So sánh điều này với văn hóa phương Tây, ta sẽ thấy khác nhau một trời một vực. Đa số người phương Tây lại cho rằng chỗ ấy phải không có lông thì mới là đẹp, là sạch sẽ, không bị vướng víu. Trong các bộ phim Porn của Âu Mỹ, ta thấy không chỉ diễn viên nữ mà ngay cả diễn viên nam cũng đều làm sạch hạ bộ, không để lại lông.
Về những ý nghĩa biểu trưng được thể hiện qua các ẩn dụ về sinh thực khí nữ, ta bắt gặp một điểm tương đồng với sinh thực khí nam, đó là sự phê phán hoặc chê bai những thói hư tật xấu của xã hội. Chẳng hạn chê bai sự hời hợt nông cạn, người Việt có câu: Lồn ngoài váy trong; chế giễu hành động ngu ngốc, tự hại mình, người Việt có câu: Bịt lồn lá khoai; phê phán tính tham lam thì có câu: Có cháo đòi chè, có ghe đòi lồn; phê phán tính giận cá chém thớt thì có các câu:Lồn không lành mắng quanh hàng xóm, Ra đường chẳng biết ai nói thế nào/Về nhà lấy thớt lấy dao băm lồn. Biểu trưng sinh thực khí nữ còn đi cả vào những nhận xét, phê bình về cách ứng xử của người đàn ông trong gia đình Việt: Coi lồn vợ hơn cái mả cha, Được cái lồn xỏ bỏ cái lồn chui (ý nói coi vợ hơn mẹ). Trong một số câu khác, sinh thực khí nữ được dùng làm ẩn dụ nói về những điểm yếu của cá nhân: Dù ai trăm khéo nghìn khôn/Đi tè cũng để cái lồn tô hô, Giữ được đằng trôn đằng lồn quạ mổ. Sinh thực khí nữ cũng được dùng để phê phán thẳng thắn tính vũ phu, bạo ngược, phũ phàng trong quan hệ với phụ nữ của nam giới, thể hiện qua câu: Chơi no bỏ tro vào đồ. Người Việt đôi lúc có những cách diễn đạt mang tính ngoa ngôn khiến câu tục ngữ trở nên vô cùng sống động, ý nghĩa phê phán được đan cài cùng một nụ cười tinh quái: Chồng chết còn chửa mãn tang/Lồn đà ngáp ngáp như mang cá mè.
Những kiến thức, kinh nghiệm hoặc thậm chí là những mê tín dân gian xoay quanh sinh thực khí nữ cho ta thấy nhiều biểu hiện văn hóa độc đáo. Trong một chuyến đi điền dã ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tôi gặp một người phụ nữ trung tuổi tay cầm một cành lá, đang phẩy vào mẹt hàng của chị ta rồi lẩm bẩm: Trai sờ dái, gái sờ lồn. Hỏi ra mới biết câu đó được dùng để xua tan đi sự xui xẻo, mong sẽ có nhiều khách đến mua hàng. Những quan sát về biểu hiện tâm sinh lý của nữ giới được đúc rút qua các câu như: Đẻ con phải biết tính con/Hễ vú gai gạo là lồn chớp đông và Nước đến trôn lồn mới nhảy. Trong quan hệ luyến ái, người Việt lại đưa ra kinh nghiệm:Sờ lồn béo, đéo lồn gầy. Không chỉ đúc rút ra những quan sát và kinh nghiệm đối với sinh thực khí nữ, người Việt còn có cả đúc rút, quan sát và trình bày kinh nghiệm qua sinh thực khí của nhiều loài vật: Cha chết không lo lo trâu méo lồn, Dài như lồn nai xuống dốc, Lẹo thẹo như mèo cháy lồn, Đi biển lâu lồn trâu cũng thích, Đỏ như đếch khỉ...
Trong quan niệm về một sinh thực khí nữ hấp dẫn, đẹp và chuẩn mực, ngoài những nội dung như kích thước và sự sạch sẽ (lồn thơm), người Việt còn cho rằng chỗ ấy nhất thiết phải có lông: Có phúc thì lồn có lông/Vô phúc thì lại sạch không làu làu, Lồn nào mà chẳng có lông. Nếu chẳng may khi yêu đương mà gặp phải cái lồn không lông thì đúng là một thảm họa, như thể sẽ báo trước điều xui xẻo mà người nam sắp gặp phải: Âm hộ vô mao bần chi tử. So sánh điều này với văn hóa phương Tây, ta sẽ thấy khác nhau một trời một vực. Đa số người phương Tây lại cho rằng chỗ ấy phải không có lông thì mới là đẹp, là sạch sẽ, không bị vướng víu. Trong các bộ phim Porn của Âu Mỹ, ta thấy không chỉ diễn viên nữ mà ngay cả diễn viên nam cũng đều làm sạch hạ bộ, không để lại lông.
Về những ý nghĩa biểu trưng được thể hiện qua các ẩn dụ về sinh thực khí nữ, ta bắt gặp một điểm tương đồng với sinh thực khí nam, đó là sự phê phán hoặc chê bai những thói hư tật xấu của xã hội. Chẳng hạn chê bai sự hời hợt nông cạn, người Việt có câu: Lồn ngoài váy trong; chế giễu hành động ngu ngốc, tự hại mình, người Việt có câu: Bịt lồn lá khoai; phê phán tính tham lam thì có câu: Có cháo đòi chè, có ghe đòi lồn; phê phán tính giận cá chém thớt thì có các câu:Lồn không lành mắng quanh hàng xóm, Ra đường chẳng biết ai nói thế nào/Về nhà lấy thớt lấy dao băm lồn. Biểu trưng sinh thực khí nữ còn đi cả vào những nhận xét, phê bình về cách ứng xử của người đàn ông trong gia đình Việt: Coi lồn vợ hơn cái mả cha, Được cái lồn xỏ bỏ cái lồn chui (ý nói coi vợ hơn mẹ). Trong một số câu khác, sinh thực khí nữ được dùng làm ẩn dụ nói về những điểm yếu của cá nhân: Dù ai trăm khéo nghìn khôn/Đi tè cũng để cái lồn tô hô, Giữ được đằng trôn đằng lồn quạ mổ. Sinh thực khí nữ cũng được dùng để phê phán thẳng thắn tính vũ phu, bạo ngược, phũ phàng trong quan hệ với phụ nữ của nam giới, thể hiện qua câu: Chơi no bỏ tro vào đồ. Người Việt đôi lúc có những cách diễn đạt mang tính ngoa ngôn khiến câu tục ngữ trở nên vô cùng sống động, ý nghĩa phê phán được đan cài cùng một nụ cười tinh quái: Chồng chết còn chửa mãn tang/Lồn đà ngáp ngáp như mang cá mè.
Còn nữa
Ô hô, ô hô đảng hỡi !
Trả lờiXóaMặt mày hại nước lũ chúng bay …
Cộng sản cái chi. ? khốn nạn này
Ôm chân cư trú nương Tàu cộng
Lũ quỷ đẻ non tại chốn này
Dân Việt mắc lừa nào có biết …
Mất hướng u mê mới thế này
Ngót tám mươi năm lũ chó cầy
Việt Nam uất hận oán chúng may
Giết trước đánh sau do Tàu cả
Lời đường ý mật dỗ dành hay
Sức thần Phù Đổng vĩ đại thay
Cải tử hoàn sinh cơ hội này…
Bùi Quang Thanh
Ngọc Châu Hải Dương
26/1/2018
QUỐC NGỮ NGỮ NGHĨA
Trả lờiXóakhông dại để lại người khiếm xây hồ
Chẳng hề xấu hổ chút nào vì ngu
( KDĐLNKXH ) Đối ( CHXHCNVN )