Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

BỘ CHÍNH TRỊ VÀ DỰ ÁN LUẬT

Huy Đức: BỘ CHÍNH TRỊ & HAI DỰ ÁN LUẬT


BỘ CHÍNH TRỊ & HAI DỰ ÁN LUẬT 
Huy Đức"Bộ Chính trị (BCT) đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật".

Đành rằng, BCT là một thực thể quyền lực trong chế độ đảng cầm quyền và QH đã có không ít lần phải thông qua những quyết định không phải của mình. Nhưng lần này, khi Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân nói như vậy, không rõ là để gây sức ép lên đại biểu hay để công khai "địa chỉ chịu trách nhiệm".

Một người tiền nhiệm khả kính của bà Ngân, Chủ tịch QH khoá VIII Lê Quang Đạo, từng nói, "Đảng lãnh đạo nhân dân cầm quyền chứ không trực tiếp cầm quyền". Điều đó rõ hơn lên sau Hiến pháp 1992 và tất nhiên nó tuỳ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm trước dân của từng đại biểu và trí tuệ, bản lãnh của người Chủ tịch.

Việc thiết lập 3 đặc khu và cho người nước ngoài thuê đất tới 99, tôi không rõ, BCT kết luận "phải làm" hay chỉ đồng ý về mặt nguyên tắc, "được làm". Nhưng, cho dù BCT kết luận thế nào thì QH vẫn phải bàn và nơi đưa ra quyết định vẫn phải là QH.

Trong những quyết sách đậm tính chuyên ngành như vấn đề An Ninh Mạng và nhạy cảm với dân, với lịch sử như đất đai và đặc khu, không có cách nào để hiểu thấu đáo như khi đưa ra thảo luận công khai trên diễn đàn QH và trong dân chúng.

Trong Dự thảo luật An Ninh Mạng thì ngay từ đầu, QH đã sai khi giao cho Bộ Công an soạn thảo và UB Quốc phòng và An ninh thẩm tra. Phòng chống các mối đe doạ trên không gian mạng là vấn đề công nghệ chứ không phải là những cuộc kiểm tra hành chính hay những cái còng số 8.

QH cũng đã bỏ qua những nguyên tắc quan trọng của công tác lập pháp. Trước một mối đe doạ có thật, phải coi trong hệ thống pháp luật hiện hành đã có quy phạm hành chánh hay hình sự nào điều chỉnh chưa. Nếu cần một chính sách mới thì còn phải cân nhắc, tác dụng của nó có cao hơn chi phí thực thi mà ngân sách, nền kinh tế và xã hội phải chịu hay không. Nếu tuân thủ các nguyên tắc đó, không bao giờ QH phải thảo luận một dự luật như An Ninh Mang.

Khi phát biểu về bất cứ vấn đề gì tôi đều tôn trọng các định chế hiện hành và vẫn cho rằng (assume that), Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của dân như được viết trong Hiến pháp.

Nếu BCT mới đúng là nơi quyết định cao nhất chứ không phải QH như bà Ngân nói. Mà, Uỷ ban Thường vụ QH không tập hợp trung thực ý kiến đa chiều của đại biểu, của cử tri, trình bày lại với BCT. Thì, UB Thường vụ Quốc hội đã đặt Bộ chính trị trước nguy cơ ra những quyết định... phi chính trị.

Tôi thừa nhận là có cả màu sắc "dân tuý" trong các trào lưu phản ứng với Dự luật Đặc khu nhưng các lập luận đưa ra chủ yếu là xác đáng. Nhưng ngay cả với các yếu tố dân tuý cũng không thể coi thường. Không có thể chế chính trị nào, cho dù độc tài tập thể hay độc tài cá nhân, lại có thể coi thường các bài học lịch sử và cảm xúc thâm căn của dân chúng.
 

11 nhận xét :

  1. "Tôi thừa nhận là có cả màu sắc "dân tuý" trong các trào lưu phản ứng với Dự luật Đặc khu nhưng các lập luận đưa ra chủ yếu là xác đáng. Nhưng ngay cả với các yếu tố dân tuý cũng không thể coi thường. Không có thể chế chính trị nào, cho dù độc tài tập thể hay độc tài cá nhân, lại có thể coi thường các bài học lịch sử và cảm xúc thâm căn của dân chúng."
    HUY ĐỨC NÓI ĐÚNG WÁ !
    Trả lời
  2. Cả bà Ngân và ông Uông Chu Lưu đều tức giận!
    Thứ nhất: bà Ngân nói Bộ chính trị đã quyết thì không vi phạm hiến pháp. Người dân nên hiểu "không vi phạm hiến pháp" thì không đồng nghĩa với "hợp hiến". Hai phạm trù "không vi phạm hiến pháp" và "hợp hiến" là hai phạm trù khác nhau! Cho bà Ngân điểm mười vì phản ứng này của bà Ngân! Phản ứng này thông minh và làm tăng giá trị của bà Ngân!
    Thứ hai: phản ứng của ông Uông Chu Lưu được ghi nhận là rất đàn ông! Chính sự bực tức này mà ông phẫn uất nói rằng "dọn tổ đón phượng hoàng". Cả ông Uông Chu Lưu cũng rất đáng được điểm 10 và được nhân dân thông cảm về sự bực tức của ông.
    Thứ ba: mọi ngòn tay đều chỉ về ông Trọng!
    Trả lời
  3. Là chủ tịch quốc hội đương nhiên bà Ngân phải bực tức khi đứng giữa quốc hội phải "giới thiệu" cái thế lực của Bộ chính trị, nơi mà bà Ngân không có vai trò cầm trịch.
    Và với vai trò chủ tịch quốc hội, bà Ngân hiểu rằng người dân chẳng có tí liên hệ nào với Bộ chính trị qua lá phiếu cả! Vậy thì phải nhắc đến vai trò của Bộ chính trị với người dân thì đó là việc chẳng đặng đừng!
    Trả lời
  4. Cứ mang công an ra dọa trẻ con thì chúng nó hết hồn, khóc mấy cũng phải nín. Giờ bà Ngân mang BCT ra dọa, bố bảo các ông bà nghị dám trái ý. VN mình nó thế.
    Trả lời
  5. NGUỒN GỐC
    Đặc quyền "đảng lãnh đạo toàn diện" là nguyên nhân sinh ra Đặc khu
    Trả lời
  6. Huy Đức nói chuẩn, nhưng các ông bà ngồi ở cái gọi là Diên Hồng thì não trạng phải hơn thảo dân, chứ đừng như cái để canh dưa. Vì DÂN chưa bao giờ cho các vị làm đại diện, nhưng các vị mà vì DÂN chúng tôi, lo lắng cho DÂN như một con người bình thường thôi thì chả ai đả động đến các vị cả, kệ các vị muốn làm chay đánh trống gì thì cứ làm.
    Trả lời
  7. Trần Thị Thảo16:53 3 tháng 6, 2018
    Huy Đức hay Ô Sin , một nhà báo mà từ lâu nay người ta đồn rằng ông ấy có quan hệ mật thiết với những lãnh đạo cao nhất của nhà cầm quyền CS, thế mà qua bài viết này tôi cũng thấy rõ quan điếm rất khách quan , hợp lòng dân của Ông ấy :" Không có thể chế chính trị nào, cho dù độc tài tập thể hay độc tài cá nhân, lại có thể coi thường các bài học lịch sử và cảm xúc thâm căn của dân chúng."
    Trả lời
  8. Nhân dân là chủ và lúc này lòng dân không thuận mà các vị cứ quyết định thì phải chăng giờ phút này Ông chủ Nhân dân tế nhị - nhẹ nhàng nhất cần phải nhắc tới lời Lãnh tụ Hồ Chí Minh mà Đảng cộng sản VN luôn lấy làm mẫu mực: „Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa". Còn Bộ chính trị chỉ là công bộc „bự“ – kể cả Quốc hội (tất cả các vị đưa lên, hay Hiến pháp các vị cũng tự đề ra chứ dân đâu có làm được điều đó) - chứ đâu lấn quyền Ông chủ Nhân dân được hả bà Ngân!
    Trả lời
  9. Tôi nghĩ những lý luận phản bác chủ trương cho thuê đặc khu 99 năm không phải nhóm cấm quyền trong BCT không nắm rõ. Vấn đề là tại sao họ lại đưa ra chủ trương "nhậy cảm" với lòng yêu non sông đất nước của người dân? Họ cần tiền? Nếu vì tiền thì đây là một cái giá quá mắc và nguy hiểm. Cũng có thể đó là bước đầu thi hành "mật ước Thành Đô". Nhưng có người Việt nào lại tự đưa đầu mình vào tròng một cách dễ dàng như vậy? Có thể nào họ, đảng CSVN, muốn với những "nhượng địa" như vậy từ Bắc chí Nam, Trung quốc sẽ bảo vệ cho đảng và chế độ của họ tồn tại chắc chắn là thêm một thế kỷ nữa dù tồn tại một cách nô lệ nhục nhã như thế nào!
    Trả lời
  10. Phải tìm cho ra thằng nào đầu têu, Thằng nào thảo ra luật đặc khu - chém luôn không cần xử.
    Trả lời
  11. Nước Tàu làm đặc khu là thực hiện chiến lược mèo trắng, mèo đen gì cũng bắt chuột,sách lược một quốc gia nhiều chế độ, thu hút đầu tư đế phát triền. Nay chuyện đó đã qua rồi, nước Tàu chuyên chế, cả đối với Hồng Kong và muốn ôm luôn cả Đài loan. Đừng thấy Tàu ăn khoai vác mai chạy theo coi chừng sập bẫy lưỡi bò.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét