Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM HÃY ĐỌC TIN DƯỚI ĐÂY

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM HÃY ĐỌC TIN DƯỚI ĐÂY ĐỂ MÀ NHANH CHÓNG LẬP ĐẶC KHU ĐỂ RƯỚC MẤY ÔNG TÀU Ô VÀO MÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?; Mỹ tố cáo đích danh Trung Quốc hù dọa và bức hiếp láng giềng Biển Đông


Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông

Cẩm Bình | 
Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông
Trung tướng Hà Lôi, Phó chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn quan chức Bắc Kinh tham dự SLD lần thứ 17 - Ảnh: CCTV

QUAN CHỨC QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC THAM GIA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA (SLD) LẦN THỨ 17 ĐÃ LÊN TIẾNG ĐÁP TRẢ BÀI PHÁT BIỂU CÓ Ý CHỈ TRÍCH NƯỚC NÀY CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ JAMES MATTIS.

Phát biểu trong ngày thứ 2 của SLD, Bộ trưởng Mattis khẳng định dù sẵn sàng làm việc để có quan hệ đem lại kết quả tốt với Trung Quốc, nhưng Washington phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông và sẽ “quyết liệt” nếu cần thiết.

Trung tướng Hà Lôi, Phó chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn quan chức Bắc Kinh tham dự SLD, đã lập tức có phản ứng.
Trang tin Phượng Hoàng dẫn lời trung tướng Hà: “Những năm gần đây, nhờ Trung Quốc và các nước ASEAN có liên quan cùng nhau nỗ lực, tình hình Biển Đông ổn định, không xảy ra xung đột lớn gì. Với vấn đề quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, thực sự gây ra chuyện này là quốc gia tiến hành hoạt động điều máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng biển và không phận các đảo của Trung Quốc (thực tế là nước này chiếm đóng trái phép)”. Tướng Hà không nêu đích danh Mỹ.
Cùng với ông Hà, một thành viên khác của đoàn quan chức Bắc Kinh là nhà nghiên cứu Triệu Tiểu Trác của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cũng ngang nhiên chỉ trích các chiến dịch thể hiện “tự do hàng hải” do Washington thực hiện mới chính là quân sự hóa Biển Đông.
Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông - Ảnh 1.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu mở đầu ngày họp thứ hai của SLD 2018 - Ảnh: Getty Images
Trả lời các quan chức Trung Quốc, Bộ trưởng Mattis tiết lộ sắp có chuyến công du Bắc Kinh, và sẽ tiến hành bàn luận sâu hơn về những vấn đề nêu trên. Tướng Hà hoan nghênh Bộ trưởng Mattis sang thăm, đồng thời khẳng định quân đội hai nước phải gia tăng lòng tin chiến lược, tăng cường kiểm soát bất đồng.
Đối thoại Shangri- La lần thứ 17 diễn ra từ ngày 1- 3.6 tại Singapore. Diễn đàn an ninh này diễn ra khi giữa Washington và Bắc Kinh vừa có những xung đột quanh vấn đề Biển Đông. Trung Quốc trong những tuần gần đây đã cho tiến hành nhiều hoạt động phi pháp, như triển khai tên lửa tầm xa và cho máy bay ném bom H-6K diễn tập cất-hạ cánh trên các thực thể địa lý nằm trong hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nhằm phản đối những hoạt động này, Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) và còn cho hai tàu chiến áp sát một số thực thể địa lý bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Bộ trưởng Mattis ngày 29.5 khẳng định Washington sẽ tiếp tục đối phó với những hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc, bất chấp cường quốc châu Á phản đối.
theo Một Thế giới

Mỹ tố cáo đích danh Trung Quốc hù dọa và bức hiếp láng giềng Biển Đông

mediaBộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis phát biểu tại Hội nghị an ninh Shangri-la, Singapore, ngày 02/06/2018.REUTERS/Edgar Su
Đúng như dự đoán, trên diễn đàn Đối Thoại Shangri La ở Singapore vào sáng nay, 02/06/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã không ngần ngại tố cáo đích danh Trung Quốc về những hành vi quân sự hóa Biển Đông. Theo người lãnh đạo Lầu Năm Góc, việc Bắc Kinh bố trí vũ khí của trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông « gắn liền với mục đích quân sự, nhằm hù dọa và bức hiếp » các nước láng giềng, và trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những hậu quả to lớn hơn » khi « đánh mất mối quan hệ với các láng giềng của mình ».

Trong phát biểu rất được mong đợi, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã công khai đề cập đến việc Trung Quốc triển khai các loại vũ khí tối tân trên các đảo nhân tạo mà họ kiểm soát ở Biển Đông và khẳng định rằng : « Cho dù đã có những tuyên bố ngược lại (tức là những lời chối cãi) từ phía Trung Quốc, việc lắp đặt các hệ thống vũ khí đó gắn liền với mục đích quân sự là để đe dọa và bức hiếp ».
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ông Mattis đã liệt kê một loạt những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua như từ việc lắp đặt các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, hệ thống gây nhiễu điện tử trên những đảo nhân tạo vốn đã có những cơ sở quân sự kiên cố được xây dựng trước đó, kể cả phi đạo mà oanh tạc cơ có thể đáp xuống được.
Theo bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Washington muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nhưng « Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông tương phản hoàn toàn với nguyên lý cởi mở » trong chiến lược mà Mỹ muốn phát huy.
Theo hãng tin Mỹ AP, lãnh đạo Lầu Năm Góc không ngần ngại cảnh cáo Trung Quốc rằng việc Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mở ra trong tháng này (tức là cuôc tập trận RIMPAC 2018) chỉ là « phản ứng đầu tiên » đối với hành vi quân sự hóa Biển Đông, và đó chỉ là một hệ quả « tương đối nhỏ… so với những hậu quả to lớn hơn trong tương lai. »
Tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tại Đối Thoại Shangri La nhắm vào việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông phản ánh chiều hướng có vẻ cứng rắn hẳn lên của giới chức quân sự, quốc phòng Mỹ đối với Bắc Kinh trong những ngày gần đây.
Dữ dội nhất trong số các tuyên bố được đưa ra là phát biểu trên đài truyền hình Mỹ CNN hôm 31/05 vừa qua của tướng Kenneth McKenzie - giám đốc Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ - theo đó Hoa Kỳ có đủ khả năng « xóa sổ » các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông.
Đối với tướng McKenzie, đó không phải là lời cảnh báo suông mà thực tế lịch sử cho thấy là Mỹ có kinh nghiệm trong việc phá hủy các đảo nhỏ bị cô lập trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét