Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

PHÁT HIỆN MỚI RẤT NGHIÊM TRỌNG

PHÁT HIỆN MỚI, RẤT NGHIÊM TRỌNG VỀ DỰ THẢO "LUẬT ĐẶC KHU"

 Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc) 


Luật sư Trần Đình DũngCho phép Tòa án nước ngoài vào xét xử công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia!

Nhà văn Phạm Viết Đào: ĐIỀU 32 LUẬT ĐẶC KHU: "THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT 99 NĂM, ĐƯỢC THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN VỚI ĐẤT THUÊ VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI"... SẼ BIẾN CHÍNH PHỦ THÀNH "CON TIN" TRUNG QUỐC?


Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).

Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài nhảy vào giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam ngay trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).

Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh 3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.

Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đây là lần đầu tiên một đạo luật cho phép Tòa án nước ngoài phán quyết sự việc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam của công dân Việt Nam.

Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…

Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính - kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Saigon 2.6.2018




Phát hiện của Nhà văn Phạm Viết Đào
về Điều 32 (dự thảo luật Đặc Khu): 


ĐIỀU 32 LUẬT ĐẶC KHU: "THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT 99 NĂM, ĐƯỢC THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN VỚI ĐẤT THUÊ VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI"... SẼ BIẾN CHÍNH PHỦ THÀNH "CON TIN" TRUNG QUỐC?

ĐIỀU 32:“QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐẶC KHU
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.


Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu cho đối tượng đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.


4.Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này…”

Với các quy định của Điều 32, một doanh nghiệp Trung Quốc hay FLC của “Quyết còi” vay tiền một ngân hàng nào đó của Trung Quốc, sau một thời gian mất khả năng cân bằng thu chi đành phải bán lại dự án để trả nợ và ăn ít phần trăm hoa hồng. Với cái điều luật 32 này thì chẳng mấy chốc Vân Đồn tưng bừng dự án do nhờ các nguồn tiền vay từ Trung Quốc?
Khi “Quyết còi” hay doanh nghiệp Trung Quốc đã nhè ra thì chắc chẳng có anh Tây, Mỹ hay Việt Nam đủ khả năng vào gặm được. Thôi thì để Quyết còi gán nợ cho Trung Quốc cái dự án đó chứ biết làm sao?



Nếu đôi co thì theo Điều 5 và Điều 7 Trung Quốc sẽ mời Bao Công-Vương Kỳ Sơn vào phân xử. Nếu phân xử không nghe thì Tập Cận Bình cho tàu Liêu Ninh sang Vân Đồn để chở dự án về…


Khi xưa Trung Quốc đòi vào Hải Phòng để chở nạn kiều, phía ta kháng lại bằng cách chỉ cảng Chùa Vẽ; Còn bây giờ Liêu Ninh đòi vào Vân Đồn thì không thể sắp xếp cho nó cập cảng Cửa Lò được…Nếu cơ sở Vân Đồn chưa thể tiếp nhận được Liêu Ninh thì phải vay tiền Trung Quốc mà sửa cho Liêu Ninh vào, nhất quyết Liêu Ninh không vào nơi khác…


Biển Đông không có vết tích gì mà Trung Quốc còn mang đá cát ra xây đảo, thành căn cứ đặt máy bay tên lửa để công bố là lãnh hải của mình. Còn Vân Đồn vay tiền Trung Quốc sờ sờ ra đấy thì cãi bay cãi biến làm sao. Chả nhẽ lúc đó Chính phủ Việt Nam cho cô Hằng lên công bố: Đấy, “Quyết còi” nay vay tiền của các ông nó lập dự án làm ăn, bây giờ nó nợ đìa ra, các ông bắc cân lên xem được mấy cân mấy lạng mà “ tùng xẻo” nó…


Theo thông tin báo chí, Vân Đồn đã xây xong sân bay đầu tư 5000 tỷ không lấy từ nguồn ngân sách? Vậy doanh nghiệp nào mà chơi ngông vậy nếu không vay tiền từ phương bắc?
Mai đây, nếu sân bay không khai thác được, tháng năm một chuyến, tháng mười một chuyến thì hoặc Chính phủ phải đứng ra mà chuộc hoặc ậm ừ bán cho Trung Quốc, nếu không nó kéo Liêu Ninh vào sẽ thiệt hại hơn?!


Muốn chày cối, cùn kiểu đó thì phải cấp tốc hủy cái ý đồ lập đặc khu để ăn hoa hồng của Tàu đi. Nếu không rồi đây Chính phủ sẽ thành “CON TIN” của Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình đó…đó…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét