Nga luôn khẳng định lập trường về chủ quyền lãnh thổ của mình với Trung Quốc một cách cứng rắn nhất.
Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm
Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết
sức cứng rắn với những vi phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất.
Những hành động này chính là cảnh cáo mà phía Nga dành cho những yêu
sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải.
Ngày 15/2/2009,
Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế giới. Tàu
chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star
của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng
Vladivostok.
Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động
rời cảng Nakhodka khi chưa được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga
và khi cơ quan biên phòng nước này phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng
lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng không chấp hành. Tàu New Star
thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và
công ty có trụ sở ở Hongkong.
Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải
Trước vụ việc này, Đại sứ Trung Quốc tại Nga là Lý Huy nói: "Trung
Quốc bị sốc và vô cùng lo ngại trước vụ việc, đồng thời bày tỏ sự thất
vọng lớn của Bắc Kinh trước việc tàu chiến Nga bắn tàu hàng của Trung
Quốc, cũng như thiếu nỗ lực trong việc cứu giúp những thủy thủ bị rơi
xuống nước".
Ngày 20/2, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Châu
Âu-Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi công văn phản đối tới
Lãnh sự Nga tại Trung Quốc, đồng thời cho rằng, thái độ của Nga trong vụ
tàu New Star bị đắm ở lãnh hải của Nga là vô cùng khó hiểu và không thể
chấp nhận được. Chính phủ Trung Quốc coi việc này là vô cùng quan trọng
và yêu cầu Nga phải điều tra toàn diện để nhanh chóng tìm ra nguyên
nhân vụ việc.
Tuy nhiên, Nga đã thể hiện lập trường
cứng rắn, cho rằng việc xử lý của mình là hợp pháp. Tiếp đó ngày 21/2,
cơ quan chức năng Nga đã ra quyết định khởi tố đối với thuyền trưởng tàu
New Star vì xâm phạm trái phép biên giới với bản án 2 năm tù giam.
Không chỉ vậy, vào ngày 17/7/2012,
hai tàu cá từ tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc (tàu Chiết Đài Ngư
8695 và Lỗ Vinh Ngư 80-117) đã bị tuần duyên Nga bắt giữ do xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Sau nhiều giờ rượt đuổi trong khi bị tàu
cá Trung Quốc cố tình phớt lờ, tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky đã
buộc phải bắn vào 1 trong 2 con tàu trên nhưng không có ai bị thương.
Tuy nhiên, sau đó truyền thông Trung
Quốc lại loan tin 1 trong số các ngư dân trên 2 con thuyền đã bị mất
tích sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên Nga trên biển vào hôm 16-17/7 và
yêu cầu phía Nga phải chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, ông Trình Quốc Bình, Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lên tiếng chỉ trích Nga về việc
"thực thi pháp luật một cách thô bạo", đồng thời yêu cầu phía Nga nhanh
chóng thả người và tàu.
Thế nhưng, Moscow cũng không ngần ngại thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề này. Ngày 20/7, hãng tin Nga Interfax dẫn
lời văn phòng báo chí Cục An ninh Liên bang trực thuộc Bộ Chỉ huy Biên
phòng Lãnh hải nước này còn cho biết tiến trình pháp lý khởi tố hình sự
hai thuyền trưởng Trung Quốc trong vụ tàu cá trên đã sắp hoàn thiện.
Theo đó, ông Trương Tân Kỳ (tàu Chiết
Đài Ngư 8695) và Khâu Hiểu Minh (tàu Lỗ Vinh Ngư 80-117) đang phải đối
mặt 2 tội danh là xâm phạm lãnh hải và đánh bắt trái phép trong vùng đặc
quyền kinh tế của Nga.
Trước phản ứng kiên quyết của Moscow, Bắc Kinh hôm 22/7 phải xuống nước tỏ ra ‘mềm mỏng’ với luận điệu: “Nhân dân hai nước hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng khách quan và bình tĩnh”, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói.
Tàu
Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky nổ súng vào 2 tàu cá Trung Quốc xâm phạm
lãnh hải Nga và ngang nhiên hoạt động bất chấp cảnh báo
Hành động bắn vào tàu cá Trung Quốc năm
2012 và trước đó là bắn chìm tàu hàng của Trung Quốc năm 2009 là thông
điệp Nga gửi đến đến Trung Quốc, rằng chủ quyền lãnh thổ Nga là thứ mà
Trung Quốc không nên mơ tưởng.
Răn đe bằng tập trận
Năm 2013, lực lượng quân sự Nga có những
hoạt động tập trận hết sức nhộn nhịp. Ẩn chứa đằng sau đó là những
thông điệp hết sức rõ ràng.
Trước hết là tập trận “Hợp tác trên biển 2013”
giữa hải quân Nga và Trung Quốc được tổ chức ở vịnh Pie đại đế thuộc
Biển Nhật Bản từ ngày 5/7 đến 12/7. Cuộc tập trận này được cho là nhằm
gửi thông điệp đến Mỹ và đồng minh đối với chiến lược chuyển trọng tâm
sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong cuộc diễn tập có sự tham gia của
11 chiến hạm nổi và một tàu ngầm của Nga, được đánh giá là lực lượng hải
quân mạnh nhất tham gia trong lịch sử tiến hành các cuộc diễn tập trên
biển.
Cuộc tập trận đang khiến Trung Quốc như
"mở cờ trong bụng" khi được cùng Nga lên gân với Mỹ và các đồng minh thì
Nga đã dội ngay "gáo nước lạnh" vào Trung Quốc khi chỉ sau chưa đầy 12
giờ đồng hồ tính từ thời điểm lực lượng Hải quân Trung Quốc quay trở về
căn cứ quân sự của mình, Nga tiến hành một cuộc diễn tập lớn chưa từng
thấy từ trước tới nay.
Kế hoạch và lực lượng quân sự khổng lồ của Nga tham gia tập trận
Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga
cho biết, theo mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên
bang Nga - Tổng thống Vladimir Putin, toàn bộ các quân đoàn, sư đoàn và
các lữ đoàn độc lập trực thuộc các quân khu Trung tâm và quân khu miền
Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, các căn cứ không quân tiêm kích, vận tải
và không quân chiến lược ở vùng Viễn Đông Nga đã được lệnh tiến hành tập
trận kiểm tra sẵn sàng chiến đấu bất thường với quy mô lớn chưa từng
có. Viễn Đông chính là vùng hết sức nhạy cảm trong quan hệ Nga và Trung
Quốc.
Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 13 - 20/7,
các sư đoàn vận chuyển cơ giới đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
không được lệnh thực hiện đổ quân chiến dịch trong cự ly hơn 3.000 km.
Tham gia tập trận có 1.000 xe tăng và xe bọc thép, 130 máy bay vận tải,
tiêm kích, ném bom chiến thuật và chiến lược, máy bay trực thăng các
loại, 70 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Hải quân Nga.
Cuộc tập trận huy động đến 160.000 quân nhân, 5.000 xe tăng và thiết giáp
Ở mặt trận trên bộ, Tập đoàn quân số 36
triển khai lực lượng hùng hậu gồm các xe tăng hạng nặng, xe bọc thép và
các đơn vị tên lửa chiến thuật tham gia tập trận.
Toàn bộ Lữ đoàn xe tăng số 5 thuộc Tập
đoàn quân số 36 đã thực hiện hành quân cơ động sẵn sàng chiến đấu trên
quãng đường dài hơn 1.100 km với 100 xe tăng, xe thiết giáp và 60 xe bọc
thép các loại.
Ngoài ra, các lữ đoàn tấn công đổ bộ số
11, lữ đoàn điều khiển 75 và lữ đoàn hậu cần kỹ thuật 101 với tổng cộng
hơn 400 xe cơ giới cũng đã thực hiện hành quân liên tục trên quãng đường
1.100 km trong vòng 2 ngày đêm.
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 37 cùng với
khoảng 200 chiếc xe bánh xích và 100 xe bọc thép đã hành quân cơ động từ
căn cứ đóng quân ở thành phố Kyahta đến thao trường Burduny.
Xe tăng Nga trong cuộc tập trận
Trong khi đó, lữ đoàn tên lửa chiến
thuật Tochka-U số hiệu 103 cũng trực thuộc Tập đoàn quân số 36 đã được
lệnh triển khai đội hình ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời, các
lực lượng hỗ trợ nhanh chóng làm nhiệm vụ tổ chức phòng thủ, ngụy trang
và nghi binh bằng các thiết bị điện tử tinh vi.
Các lực lượng không quân và phòng không
của Bộ tư lệnh số 3 không quân Nga và quân khu miền Đông được giao nhiệm
vụ xuất kích bảo vệ bầu trời cho các hoạt động của các đơn vị mặt đất
và trên biển.
Trong đó, các trung đoàn không quân tiêm
kích Su-27 đã thực hiện ngăn chặn tấn công đường không của đối phương.
Cùng với đó, các đơn vị không quân chiến lược gồm các máy bay ném bom
tầm xa Tu-95MS cũng được huy động tham gia tập trận.
Đặc biệt, Nga đã báo động sẵn sàng chiến
đấu 2 sư đoàn tên lửa chiến lược tại vùng Viễn Đông, bao gồm Sư đoàn
tên lửa Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk và Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya thuộc
tỉnh Orenburg. Theo các nguồn tin công khai, Sư đoàn tên lửa Tagil được
trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle), trong
khi Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya được trang bị các hệ thống tên lửa đạn
đạo RS-20V Voyevoda (SS-18 Satan).
Quãng đường hành quân lên đến hàng nghìn km
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tham gia cuộc tập trận
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle) tham gia cuộc tập trận
Cùng thời gian, quân khu miền Đông đã
thành lập 6 biên đội tàu chiến hỗn hợp trong đó bao gồm các tàu chiến
mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương.
Theo thông báo, các đơn vị vũ trang của
hai Tập đoàn quân 35 và 36 thuộc quân khu Trung tâm và quân khu miền
Đông thực hiện nhiệm vụ diễn tập-chiến đấu tại 17 thao trường trên đất
liền và 2 thao trường trên biển.
Có thể thấy rằng cuộc diễn tập quy mô
này đáng chú ý nhất là cuộc hành quân khổng lồ tới hàng nghìn km trên
bộ, cũng như số lượng các thao trường trên bộ nhiều hơn nhiều so với
trên biển. Các chuyên gia phân tích và phương tiện truyền thông quốc tế
đều đồng loạt cho rằng cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy của nước Nga
thời hiện đại có đối tượng trên biển là Nhật Bản, trên bộ là Trung Quốc.
Tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản
phân tích bài báo cho rằng, sự thực cho thấy, cuộc diễn tập quân sự lần
này đã chứng minh mặc dù gần đây, hai nước Nga-Trung đã có sự cải thiện
rõ rệt trên một số lĩnh vực, chẳng hạn hợp tác năng lượng và quân sự
(tuần trước hai nước đã tổ chức cuộc diễn tập liên hợp trên biển quy mô
lớn nhất trong lịch sử của họ), nhưng quan hệ hai nước vẫn rất đáng lo
ngại.
Đặc biệt là rất nhiều quan chức Nga hết
sức nghi ngờ Trung Quốc đang có ý đồ khởi động một chiến lược thôn tính
lâu dài đối với khu vực Viễn Đông của Nga, bởi những năm gần đây có rất
nhiều người Trung Quốc đã di cư đến khu vực này. Do vậy, Nga tiến hành cuộc tập trận này với hai đối tượng cần cảnh báo đó là Nhật Bản và Trung Quốc.
Alexander Khramchikhin, nhà phân tích quân sự độc lập Moscow nói: “Rất rõ ràng, phần đất liền của cuộc diễn tập này là nhằm vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo là nhằm vào Nhật Bản”.
Tri Thức Trẻ/Soha.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét