Hà Huy Sơn
Lịch
sử đấu tranh của nhân loại không ngoài mục đích vì quyền con người,
quyền ấy phải ngày càng được đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn ở mức cao hơn.
Để đạt được điều này thì chỉ có một phương cách không thể phủ nhận là
mỗi xã hội phải tự thiết lập nên một thể chế dân chủ cho chính mình. Thể
chế dân chủ là ở đó người dân có quyền tham gia quyết định mọi vấn đề
chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mà cốt lõi của thể chế dân chủ
là một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Đây là tiêu chí cơ bản phân
biệt giữa thể chế dân chủ và thể chế toàn trị. Nhưng các thể chế toàn
trị lại luôn tự nhận đây là đặc trưng của riêng họ, chỉ có điều ở thể
chế toàn trị không có nguyên lý vận hành một nhà nước “của dân, do dân,
vì dân”.
Nhà nước là cơ quan quyền lực của xã
hội, là công cụ của người dân. Do điều kiện vật chất thực tế nên người
dân chưa thể thực hiện được quyền “dân chủ trực tiếp” mà phải thông qua
cơ chế “dân chủ đại diện”. Dân chủ đại diện có nghĩa là người dân không
thể trực tiếp phúc quyết các dự luật, các vấn đề tổ chức, nhân sự của bộ
máy nhà nước, các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét