Các tượng đài XHCN dần dần bị sụp đổ
Posted by adminbasam on 19/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
19-09-2014
Đọc trên RFI thấy có tin chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus (1). Thế là sau 25 năm sau ngày XHCN suy sụp, bức tượng của ông tổ XHCN bị hạ bệ theo cái chủ thuyết của ông luôn. Thật ra, không chỉ Marx, các tượng đài của những người cộng sản “tay tổ” như Lenin, Stalin đều đã bị hạ từ lâu.
Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đỗ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), và họ kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân.
Cách đây không lâu, người dân Ukraina quyết định hạ tượng của Lenin, nhưng cách họ làm rất ư là bạo lực. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng. Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập bức tượng.
Năm 2012, Mông cổ cũng quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài vì Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
—-
Nguồn: FB Nguyen Tuan
——–
Biết ơn Lenin?
GS Nguyễn Văn Tuấn
12-12-2013
Bình luận về sự kiện dân Ukraina giật sập tượng Lenin một vị giáo sư sử học ở Việt Nam cho rằng đó là một hành động vô văn hoá. Ông còn nói thêm rằng người dân Việt Nam trân trọng và biết ơn Lenin vì ông ấy “đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.” Tôi cứ phân vân về hai ý này, vì nó không đúng với thực tế.
Câu làm tôi phân vân là người Việt Nam trân trọng và biết ơn Lenin. Đúng là có một số người mang dòng máu Việt mang ơn Lenin, không hẳn vì lí tưởng chủ nghĩa xã hội, mà vì lí do thực tế và “trần ai” khác. Những người trong đảng thì chắc là biết ơn ông Lenin. Đảng thì có trên 2 triệu người, cộng với thân nhân nữa thì chắc xấp xỉ 10 triệu người. Dân số Việt Nam là 90 triệu (tính chẵn) và đa số nghèo và chắc chẳng cần biết ông Lenin là ai cũng như chẳng có mang ơn gì ông ấy. Người Việt ở hải ngoại thì chắc chắn ghét ông ấy. Những người đau khổ vì những chính sách mang màu sắc đấu tranh giai cấp của ông ấy cũng chẳng muốn thấy tượng ông ấy ở VN. Như vậy, có thể ước tính rằng cứ 1 người biết ơn Lenin thì có khoảng 9 người không biết đến ông Lenin. Do đó, cụm từ “Người dân Việt Nam” e rằng quá cường điệu.
Còn nói rằng cả thế giới mong muốn lí tưởng XHCN theo kiểu đấu tranh giai cấp và định hướng CNCS thì tôi nghĩ chắc là đoán mò thôi. Cái chủ nghĩa đó đã dần dần hết đất sống, đã mất sức sống, đã gây ra bao nhiêu thảm hoạ cho thế giới và Việt Nam. Tôi nghĩ nếu làm thử một điều tra xã hội thì sẽ biết số người ủng bộ CHXH chẳng bao nhiêu đâu. Bên Âu châu dù có nơi vẫn có màu sắc XHCN, nhưng nói chung ai cũng nghi ngờ cái chủ nghĩa đó. Người ta có nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản nữa. Bên Đông Âu, những nước theo XHCN cũ nay cấm không có các biểu tượng của CNCS (như cờ búa liềm chẳng hạn) xuất hiện nơi công cộng. Nhưng tôi đoán là chắc người dân có thể trưng bày mấy biểu tượng đó ở nhà (?)
Tôi có phần đồng ý là việc giật sập tượng là một hành động không đẹp, xét về mặt văn hoá. Nếu phán xét như vậy thì chúng ta cũng có thể nói người Việt cũng nhiều lần hành xử kém văn hoá. Sau năm 1975, biết bao nhiêu tượng của các nhân vật thời trước 1975 bị giật sập và phá tan hoang. Đường xá thì bị thay tên đổi họ. Những con đường mang tên các danh nhân lịch sử đới Trần, Lý, Lê, Đinh, v.v. vốn là di sản chung của dân tộc cũng bị nhường cho những người du kích và những người từng tham gia cách mạng. Những con đường mang tên lí tưởng đẹp và phổ quát (như Công Lí, Tự Do) đều bị thay bằng tên của những sự kiện mà không bao nhiêu người công nhận. Do đó, trách người Ukraina là “manh động” và kém văn hoá có lẽ không công bằng khi chính những người gắn bó với cái chủ nghĩa đó lại từng làm như thế.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
———
Mời xem lại: Tượng Lenin bị kéo đổ (FB BBC).
Share this:
Related
2035. QUỐC TẾ CỘNG SẢNIn "Khối XHCN sụp đổ"
344. Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ điIn "Biển Đông/TS-HS"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét