“THANH VĂN”, “THÀNH ĐÔ” VÀ “QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP”
Lời tác giả:
Những năm gần đây liên tiếp xẩy ra các việc như chuyện các tướng lĩnh, sĩ quan: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Lê Duy Mật, nguyên Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang), ..., kiến nghị Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ công khai “Sự kiện Thành Đô”; hay chuyện Thành ủy Hà Nội kết luận xã Thanh Văn, một mô hình Kiến tạo phát triển là “Trái đường lối”, “Trái pháp luật”, đã dẫn đến nghi ngờ, thậm chí mất Niềm tin của xã hội vào Đường lối Đảng lãnh đạo, vào hiệu năng mô hình Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa kiểu Xô Viết mà Việt Nam đang theo đuổi
Bài viết “Thanh Văn”, “Thành Đô” và “Quốc gia khởi nghiệp” được viết mong muốn tìm ra nguyên nhân và các giải pháp cốt lõi để chấm dứt về căn bản các sự việc trên.
I. LỜI MỞ ĐẦU Hay
TẤT CẢ ĐỀU BẮT ĐẦU BẰNG TƯ TƯỞNG
(DƯỚI ĐÂY ẨN DỤ BẰNG “CUỐN SÁCH”).
Nhắc đến Nhật Bản ngày nay, không thể không nhắc đến Minh Trị Thiên Hoàng, vị Hoàng đế vĩ đại của dân tộc Nhật, người đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến biệt lập tiến đến hội nhập với thế giới để trở thành một cường quốc. Nhiều học giả cho rằng, có kỳ tích này là nhờ Minh Trị Thiên Hoàng đã đưa nước Nhật “Thoát Á, nhập Âu”. Có thể đúng, song sâu xa hơn, giống như trong truyền thuyết con chim Phượng hoàng tự mình bước vào lò lửa để biến thành tro than, rồi từ đó đó bước ra đẹp đẽ, dũng mãnh, vị Hoàng đế này đã dẫn đất nước, dân tộc của ông “Thoát Nhật cũ, nhập Nhật mới”, một “Nước Nhật mới” lúc đó chỉ có trong trí tưởng tượng và lòng yêu nước cháy bỏng của ông.
Khởi đầu cải cách, Minh Trị Thiên Hoàng lấy cuốn “Bàn về Tự do” của John Stuart Milt xuất bản năm 1859, được coi là nền tảng lý luận và tư tưởng của phương Tây để chuyển tải tinh thần Đổi Mới và Quốc gia Khởi nghiệp, cũng như thông điệp “Nhật Bản đến với Thế giới” và “Thế giới đến với Nhật Bản”. Vì thế cách đây chừng 150 năm, khi Nhật Bản mới chừng 30 triệu dân, sách đã được xuất bản 2 triệu cuốn và Minh Trị Thiên Hoàng khuyến khích mọi người, nhất là tầng lớp quý tộc phải đọc. Năm 2006 cuốn sách này được Nxb. Tri thức xuất bản với con số quá khiêm tốn 1000 cuốn và có lẽ không mấy ai trong giới lãnh đạo Việt Nam biết đến cuốn này.
Đặng Tiểu Bình, người đặt nền móng cho Trung Quốc thành cường quốc, đầu thập niên 80 cũng yêu cầu các nhà quản lý đọc cuốn “Làn sóng thứ ba” của Alvin Toffler và mời tác giả Mỹ đến thuyết trình. Trước đó, để loại Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi đời sống chính trị, ông Đặng tuyên bố tại Hội nghị 3 Đại hội khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1978 “Một Đảng và một Quốc gia sẽ không thể tiến bộ và sẽ tự hủy hoại mình, nếu Đảng và Quốc gia đó để cho tư tưởng tôn thờ một cuốn sách dẫn dắt”. Sợ có người chưa hiểu, ông nói thêm bản thân ông chưa bao giờ đọc Tư bản của Mác. Dĩ nhiên, để tránh “tôn thờ một cuốn sách” không thể không đọc sách, mà mọi người, nhất là lãnh đạo, cần đọc nhiều cuốn sách. Cuốn đầu nên đọc dĩ nhiên là “Bàn về Tự do”, vị trí thứ hai có nhiều, nhưng chắc chắn một trong đó làStart-up Nation – Quốc gia Khởi nghiệp – của Dan Senor và Saul Singer.
II. CÓ PHẢI NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC VÌ
LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ CỦA HỌ BIẾT TRỌNG SÁCH, TRỌNG DÂN?
Israen có diện tích chỉ bằng 1/12 Việt Nam, dân số chỉ khoảng 1/11 so với Việt Nam. Điều kiện thiên nhiên là quá chênh lệch so với Việt Nam vì ta thì có “Rừng vàng, Biển bạc”, họ thì khá gần hoang mạc. Đã thế quốc gia 8 triệu dân này lại có láng giềng là một khối thù địch đông gấp 44 lần, trong khi 90 triệu dân Việt Nam có “láng giềng tốt” mới đông gấp 14 lần. Israen có 65 tuổi, còn Việt Nam có 4000 năm lịch sử.
Việt Nam lạc hậu là do Lãnh đạo chưa trọng Tri thức, Trí thức, Doanh nhân.
Sâu xa là vẫn trọng “Toàn trị” hơn trọng Nước, trọng Dân, trọng Học tập?
Nhiều người cho rằng, rồi sẽ phải trả giá đắt khi 10 năm gần đây, Hà Nội phát triển đô thị lộn xộn, ô nhiễm môi trường, văn hóa xuống cấp, ..., ví như được xếp là một trong 6 thành phố bụi nhất thế giới, và “Tràng An thanh lịch” là nơi truy cập "sex" trên Google đứng đầu cả nước và Việt Nam đứng đầu thế giới về “văn hóa” này, vượt Ấn Độ và Ai Cập, v.v.. Phải chăng đây thể hiện thứ đáng sợ nhất, đó là cuộc sống thiếu Niềm tin và Hoài bão?
Từ 1930 đến nay, chưa bao giờ Lãnh đạo nhiều bằng cấp như bây giờ, nhưng chưa bao giờ Đất nước, Thủ đô xuống cấp như vậy. Nếu coi Học tập là quá trình tiếp thụ và chấp nhận các sự Khác biệt, thì Phải chăng Đất nước, Thủ đô xuống cấp trước hết là do lãnh đạo có bằng cấp, song chưa trọng Học tập và chưa trọng Dân? Quan niệm này có từ phát biểu về “Suy thoái” ở Vĩnh Phúc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và “Nhân dân ta bây giờ ỷ lại vào Nhà nước lắm” của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Lại nhớ Nguyễn Trãi khi ông viết “Chở thuyền và lật thuyền cũng là Dân” và viết bài “Quan hải” dưới đây, trong đó ông cám cảnh các vua Hồ anh hùng, thao lược, lo đóng cọc, giăng xích sắt ngăn thuyền giặc, song thân vẫn bị cầm tù, vương triều sụp đổ vì xâm lược phương Bắc, chỉ vì thiếu Nhân hòa, thứ mà theo ông hệ trọng hơn cả mệnh trời.
Lớp lớp rào lim ngăn sóng biển,
Khoá sông xích sắt cũng vầy thôi.
Lật thuyền mới rõ dân như nước,
Cậy hiểm không xoay ở mệnh trời.
Viện N/C SENA làm việc ổn định ở đây 22 năm. Năm 2002, Viện đề xuất với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về Chiến lược Biển (5 năm sau Bộ Chính trị có Nghị quyết về vấn đề này), về quốc tế hóa Biển Đông, .... Từ 2006, Viện đề xuất nhiều nghiên cứu về Thay đổi Niềm tin, Đổi mới Tư duy Chính trị, Đổi mới Thể chế, ..., trên nền tảng từ bỏ tư duy “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển” và thay bằng “Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế”.
Tuy nhiên, không rõ vì sao gần 6 năm nay, Viện này bị một số kẻ vu cáo và cơ quan Hà Nội cố ý làm sai sự thực, trái thẩm quyền, trái pháp luật khi viện lý “Sở hữu Nhà nước” đòi “thu hồi” trái phép trụ sở Viện ở 35 Điện Biên Phủ và khi bị chất vấn thì lấy lý do “mở rộng trụ sở Công an quận”, cho dù nhà cũ không thuộc quỹ nhà để Hà Nội sử dụng hay kinh doanh; và nhà mới được xây hợp pháp đã 17 năm và không bằng tiền Nhà nước.
|
Vậy nhưng Israen có GDP trên đầu người gấp 23 lần Việt Nam và Việt Nam đang gián tiếp hoặc trực tiếp nhận nhiều sự hỗ trợ của quốc gia này. Tóm lại Israen là một nước được Thế giới vì nể, còn Việt Nam thì gần 40 năm liền, tính từ năm 1976 đến nay, vẫn thản nhiên, thậm chí còn tự hào khi nhận được viện trợ của Thế giới, kể cả từ những nước nhỏ như Hà Lan, Đan Mạch, ....
Vì sao có tình trạng này? Dễ thấy hơn cả là xã hội Việt Nam còn rất thiếu tinh thần “Đổi Mới tức Canh Tân tức Thay Đổi ”. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là những người đứng đầu Đảng lãnh đạo hiện vẫn đang cổ súy và giữ Việt Nam không thay đổi, bằng cách về lý luận thì coi “Bản chất Thời đại không Thay đổi” và xem mọi diễn biến, kể cả “Diễn biến hòa bình” là thù địch. Về thực tiễn thì núp dưới khẩu hiệu “Giữ ổn định” để bằng mọi cách kìm hãm tiến trình Đổi Mới, trong khi đáng ra phải lấy “Phát triển bền vững” đất nước làm mục tiêu phấn đấu.
Nét nổi bật của Israen là tinh thần Canh Tân và “Quốc gia khởi nghiệp”, đây cũng chính là một đặc trưng của thế kỷ 21. Ngay nước Mỹ cũng phải xác định, để duy trì vị thế dẫn đầu thế giới, giờ đây phải lấy “Tinh thần khởi nghiệp” để làm động lực phát triển. Đây cũng là con đường đi cho một Việt Nam mới – Một Việt Nam Khởi nghiệp, một Việt Nam lớn mạnh trong một Thế giới phát triển.
III. QUỐC GIA SẼ SUY THOÁI KHI ĐỐI NỘI TRỌNG “KHÔNG THAY
ĐỎI” HƠN TIẾN BỘ, ĐỐI NGOẠI TRỌNG “CHỦ NGHĨA” HƠN TỔ
QUỐC, LÃNH ĐẠO TRỌNG “TOÀN TRỊ” HƠN “LÀM ĐÚNG ĐẠO LÝ”.
Sự việc “Thành Đô” năm 1990 và “Thanh Văn” đang diễn ra minh họa cho nhận định này. Hai sự việc trên tuy khác biệt về thời gian, địa điểm và bản chất, song có nhiều tương đồng nếu nhìn từ các quan điểm:
1. “Làm Đúng Đạo lý” là Hiểu đúng, Trân trọng và Bảo vệ Sự thật cũng như
Xu thế phát triển;
2. “Làm Đúng Luật pháp” chưa chắc đã đúng, một khi Luật pháp chưa đúng;
3. “Đổi mới Chính trị” và “Đổi mới Thể chế” là cách thức duy nhất để xây
dựng Đất nước và bảo vệ Chế độ, v.v..
Điểm quan trọng, điểm chung và cũng là điểm tích cực của các vụ “Giàn khoan HD 981”, “Thành Đô”, “Thanh Văn”, ... là đều góp phần thúc đẩy Việt Nam sớm có tinh thần Đổi Mới và Quốc gia khởi nghiệp để từ đó tiến hành Đổi mới Tư duy, Đổi mới Thể chế, trong đó trước hết là Thay đổi đường lối Đối ngoại, Thay đổi đường lối Đối nội trên cơ sở Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế.
Ngày 28/11/2013 Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái cùng 32 cán bộ đã về Thanh Văn làm việc, và kết luận sẽ xem Thanh Văn như một mô hình tiên tiến cho Thủ đô và cả nước. Nhưng 9 tháng sau, Kết luận số 789-TB/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 18/7/2014 và Thông báo của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Đinh Trường Thọ ngày 26/8/2014 lại nêu rõ Thanh Văn “có nhiều vi phạm trong thực hiện nguyên tắc Đảng và Pháp luật Nhà nước”, đã vi phạm Luật Đất đai khi ngầm cho phép các thôn đổi đất lấy hạ tầng, đã vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Hình sự khi “lập Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi của nông dân không đúng các quy định của pháp luật”, v.v
Đáng chú ý là hai văn bản trên không chỉ không phủ nhận mà còn nêu bật một Sự thật là nhờ có Đảng ủy xã Thanh Văn, cho nên: “... Kinh tế của xã ngày càng phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo tốt hơn, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nhìn chung được giữ vững. Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt... Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới”.
Việt Nam cần Doanh nhân, Tinh thần Doanh nhân
và Môi trường Kiến tạo Phát triển
Tim Draper, một nhà sáng lập ở Silicon Valley viết về doanh nhân mới: “Một doanh nhân cần cảm thấy được điều gì đó trong thế giới hiện tại và anh có thể tham gia vào nó. Anh ta biến nó thành nhiệm vụ của mình, đưa ra sáng kiến và làm hết khả năng để nó biến thành hiện thực”.
Tóm lại, có thể phác họa tinh thần doanh nhân là một trạng thái tinh thần của những người: “ Có năng lực nhìn nhận sự vật sao cho thực tiễn phải thừa nhận là xác đáng. Họ luôn sáng tạo không ngừng, đầy ước mơ, ý chí chiến thắng và có năng lực tác động lên người khác nhằm đạt được các mục tiêu, trước hết là kinh tế”. Đương nhiên, chính “hành vi doanh nhân” sẽ dẫn đến quá trình “phá hủy sáng tạo” và đây chính là bản chất của phát triển kinh tế. Vậy là cũng giống như có bằng cấp cao không hẳn đã là tri thức, hành nghề kinh doanh và có nhiều tiền chưa chắc đã là doanh nhân.
Trong bài viết giới thiệu cuốn Start-up Nation – Quốc gia Khởi nghiệp – của Dan Senor và Saul Singer, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ viết rằng người Do Thái – Israen có ba tinh thần đặc trưng, đó là: Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo. Riêng Sáng tạo có hai đặc tính là Tư duy xé rào và Sáng tạo có trách nhiệm. Phải chăng các đặc trưng này người Nhật cũng có và người Việt Nam cũng có? Vấn đề là phải tạo ra môi trường cho những đặc trưng này phát triển. Môi trường này có tên là Môi trường Kiến tạo Phát triển.
Trong khung minh họa này có ảnh 4 người đàn ông. Họ có nhiều khác biệt, song cũng nhiều điểm chung. Điểm chung đầu tiên ở họ là đều có tinh thần doanh nhân và đều có các đặc trưng chung về tinh thần, đó là: Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo. Điểm chung thứ hai là họ đều tạo ra các không gian văn hóa, các môi trường Kiến tạo Phát triển, đó có thể là một Thành phố, một đô thị hiện đại, một chuỗi cửa hàng hay một khu vực nông thôn, trong đó mỗi thành viên được mang hết sức sáng tạo cho mình, cho xã hội.
|
Những điều trên dẫn đến suy nghĩ: Sự thật và Xu thế Phát triển đã được ủng hộ hoặc không thể phủ nhận, song hoặc không bảo vệ và nhân rộng được, hoặc bị cố tình vùi dập. Nói thế vì các việc diễn ra ở Hà Nội năm 2014 có vẻ giống ở Cần Thơ năm 2008, khi Anh hùng Nguyễn Thị Sương, nguyên Giám đốc nông trường Sông Hậu, được cấp trên gợi ý nghỉ hưu do quá tuổi (ông Quang Văn Thỉnh cũng được gợi ý thôi Bí thư Đảng ủy xã do quá tuổi), song các thành viên nông trường đề nghị bà tiếp tục làm việc (Đại hội Đảng bộ Thanh Văn nhất trí đề nghị ông Thỉnh tiếp tục làm việc) thì tháng 9/2008 bà bị khởi tố do lập quỹ đen không đúng quy định của pháp luật, vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước. Tháng 8/2009, Tòa án Nhân dân huyện Cờ Đỏ kết tội bà 8 năm tù, bồi thường 4,3 tỷ đồng. Năm 2012, dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận, và hàng trăm nông dân xin đi tù thay thì Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Cần Thơ mới đình chỉ vụ án và đình chỉ tố tụng các bị can.
Bà Ba Sương và ông Quang Văn Thỉnh cùng mắc một tội to, đó là dám “trái ý chí” của Đảng ủy cấp trên. Bà Ba Sương thì không đồng ý để Thành ủy Cần Thơ lấy 7.000 ha đất của nông trường Sông Hậu để làm Dự án công nghiệp, còn ông Quang Văn Thỉnh thì dám đưa vào thực tiễn “tư tưởng Thanh Văn” bị Thành ủy Hà Nội coi là “Trái đường lối” và “Không phù hợp với pháp luật”, v.v.. vì thế cơ quan này phải ngăn cản Phong trào học tập Tư duy Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa của Thanh Văn đang ngày được nâng cao. Do vậy, nhiều người đã có lý khi lo cho ông Thỉnh bởi vì ngoài tội vừa kể, ông còn bị kết tội nhiều và nặng hơn bà Ba Sương.
Ngày 4/9/2014 trên bongbvt.blogspot.com của Đại tá Bùi Văn Bồng đăng Kiến nghị của các tướng lĩnh, sĩ quan từ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Lê Duy Mật Nguyên Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang), ..., gửi Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đề nghị làm minh bạch và công khai “Sự kiện Thành Đô”, trong đó theo thông tin phía Trung Quốc thì phía ta xin và Trung Quốc đã đồng ý:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, ..., Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Thực hư sự kiện Thành Đô là thế nào? Nội dung trên là có thực hay do “các thế lực thù địch” gây ra cốt “bôi nhọ” ta? Tại sao “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản” mà Việt Nam lại phải “sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị” của Trung Quốc, khi hai yếu tố này xem ra ít liên quan? Thực chất sự kiện Thành ủy Hà Nội với “Thanh Văn” là thế nào? Vì sao lại phải “xử lý nghiêm” một mô hình tiến bộ, trong khi có vô số cách giải quyết khác? ...
Còn nhiều vấn đề cần làm rõ, song mọi chuyện chỉ có thể hiểu và có giải pháp đúng, miễn là đừng quên lời Hồ Chủ tịch: “Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưngnếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa, tức là hại người ta”. Nói cách khác, cần giải quyết mọi việc trên cơ sở “Làm Đúng Đạo lý” tức là Hiểu đúng, Trân trọng và Bảo vệ Sự thật, cũng như Xu thế phát triển
IV. VIỆT NAM SẼ KHÔNG LÀ MỘT NƯỚC “NHỎ”, KHI
THỰC SỰ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ - ĐỔI MỚI THỂ CHẾ.
Có ý kiến cho rằng Thành ủy Hà Nội đã “Làm đúng đạo lý” vì phát biểu ngày 28/11/2013 của Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái, Thông báo kết luận số 789-TB/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 18/7/2014 và Thông báo của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Đinh Trường Thọ ngày 26/8/2014 đều nêu bật và trân trọng thành tựu mà cán bộ và nhân dân xã Thanh Văn đã làm. Không những thế Thành ủy Hà Nội và Huyện ủy Huyện Thanh Oai còn đang ủng hộ thiết thực theo hướng thúc đẩy các thành tựu vừa nêu của xã Thanh Văn.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có chuyện
Đảng của Giai cấp mà chỉ có Đảng của Dân tộc
Hồ Chủ tịch thường nói: “Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là Chủ nghĩa Mác-Lênin có lý, có tình”. Vậy là theo Cụ Hồ Chủ nghĩa Mác-Lênin là Chủ nghĩa không có lý (Viển vông, Lệ thuộc vì các nguyên lý của Mác và Lênin cơ bản là khác biệt), không có tình (vì chỉ có Phân biệt, Áp đặt và Bạo lực). Có điều “qua sông phải lụy lái đò”, cho nên Học thuyết Hồ Chí Minh, với cốt lõi Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế lúc đó phải mượn tên là “Chủ nghĩa Mác-Lênin có lý, có tình”.
Phòng cán bộ quá “thật thà”, Bác phải nói thẳng: “Đừng thấy người ta đấu tranh giai cấp mà mình cũng bắt chước giai cấp đấu tranh”, hay nói mãi vẫn “Mácxít hơn Lênin” thì Người phải sẵng “Chủ trương đấu tranh giai cấp là một điều ngu ngốc”. Cụ Hồ mắng ai ngu ngốc? Người ra chủ trương ngu ngốc? Hay người kiên định thực hiện chủ trương ngu ngốc? Thử đoán xem. Chắc nhiều lời đáp và lời nào cũng có lý.
Người Trung Quốc khi muốn vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng học theo cách này. Họ nói họ đang xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nhưng không phải Chủ nghĩa Xã hội Mác-Lênin mà là Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đó là cái gì nếu không phải Chủ nghĩa Dân tộc Đại hán mà có Nhà “lý luận” của ta đến nay vẫn mơ hão với “4 tốt” và “16 chữ”.
Ảnh trên: 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo Chính trị tại Đại hội II năm 1951; 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến, có thời gian có cố vấn Trung Quốc, có thời gian có binh sĩ sang làm đường, song tuyệt nhiên họ không được tham gia chiến đấu, càng không bao giờ được lập “làng Trung Quốc” hay “đặc khu” Trung Quốc như bây giờ.
|
Tuy nhiên, lại có những ý kiến cho rằng, Thành ủy Hà Nội đã không “Làm đúng đạo lý” khi viện dẫn các loại luật, từ Luật Đất đai, Luật Ngân sách đến Luật Hình sự,..., cốt để “xử lý nghiêm” những ai đã dám “vượt rào” làm trái “Chỉ đạo của Đảng”, thứ còn đứng trước cả Hiến Pháp. Vấn đề ở đây là những việc làm của Thành ủy Hà Nội tuy “Trái Đạo lý” song lại “Đúng Quy trình”, “Đúng Pháp luật”. Vậy là một khi có lương tri và hiểu biết, chúng ta sẽ chọn thế nào: “Đúng Đạo lý” nhưng “Trái quy trình” hay “Đúng Quy trình”, “Đúng Pháp luật” nhưng “Trái Đạo lý”?
Những mâu thuẫn trên giải thích rõ vì sao nhất thiết phải Đổi mới Tư duy Chính trị và Đổi mới hệ thống. Những điều này người dân thường ai cũng biết, chắc Thành ủy Hà Nội không thể không biết, vậy vì sao những việc làm “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ”, trái đạo lý, đi ngược thực tiễn, ngược xu thế phát triển vẫn tiếp diễn. Phải chăng nguyên nhân chính là do Thành ủy Hà Nội đã không muốn xã hội biết đến thực chất là mô hình Thanh Văn còn “hơn cả Kim Ngọc” bởi vì:
Thứ nhất, đây không chỉ là mô hình kinh tế, mà là mô hình Kiến tạo phát triển xây dựng trên cơ sở Đổi mới Tư duy Chính trị và Đổi mới Văn hóa. Có được vậy nhờ cán bộ, đảng viên ở đây xác định chính xác mục tiêu phát triển dài hạn là cuộc sống vật chất và văn hóa tốt đẹp cho nhân dân Thanh Văn.
Thứ hai, mô hình Thanh Văn được điều hành bởi những cán bộ gương mẫu, không tham nhũng. Động lực được họ nói rõ không phải là “Chủ nghĩa” hay “Cá nhân”, mà là lời dạy của Cụ Hồ: “Việc gì có lợi cho Dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho Dân thì hết sức tránh”. Rõ ràng, mô hình Thanh Văn không chỉ là một mô hình phát triển kinh tế- xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà sẽ có đóng góp rất tích cực trong tiến trình Đổi mới Chính trị - Đổi mới Thể chế ở Việt Nam.
Cũng tinh thần này, những nội dung trong văn bản “Thành Đô” (nếu có),không thể là chuyện của một vài cá nhân dấm dúi hay chuyện riêng một đảng phái chính trị. Đây là chuyện của một quốc gia đã có lịch sử hàng nghìn năm giữ nước. Vì thế, dù là đảng viên hay công dân khó ai không kịch liệt phản đối. Tin rằng, mỗi người Việt Nam có lương tri đều tán thành yêu cầu của các cựu tướng lĩnh, sĩ quan đã đăng trên bongbvt.blogspot.com của Đại tá Bùi Văn Bồng ngày 4/9/2014 đề nghị sớm công khai, minh bạch “Sự kiện Thành Đô”. Sẽ rất khó lý giải thái độ của những người lãnh đạo Đảng nếu không đáp ứng các nhu cầu chính đáng này.
Nhiều vấn đề như “Thanh Văn” hay “Thành Đô” sẽ dễ đồng thuận cách giải đáp công khai, minh bạch, nếu như đọc Bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Can “Xây dựng Đảng trước hết là Đổi mới Chính trị Đảng” do ông Nguyễn Hồng Cơ thực hiện in trong cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới, Văn hóa mới” do Viện N/C SENA xuất bản năm 2012. Trong đó nhiều vấn đề có giá trị như 9 bài học thành công – 9 thành tựu văn hóa của Cách mạng Tháng Tám 1945, ..., song nổi bật hơn cả là phát hiện của ông Nguyễn Mạnh Can: “ Không nên xác định mục tiêu của Đảng là: “Thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”. Nói vậy vì mục tiêu phấn đấu của Đảng phải là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giầu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” theo Di chúc của Bác, tức là phải xây dựng chế độ xã hội mới ưu việt chứ không phải là xây dựng thành công một chủ nghĩa”.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Có được như vậy nhờ ông Nguyễn Mạnh Can nhiều năm làm công tác Xây dựng Đảng, đã tham gia Tiểu ban tổng kết xây dựng Đảng của Trung ương, Ban soạn thảo Điều lệ Đảng phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc. Ông cũng nhiều kinh nghiệm thực tiễn khi đã làm Bí thư Đảng bộ nông thôn, Bí thư Huyện ủy một Huyện thời tạm chiếm, Bí thư Đảng ủy một nhà máy lớn nhất thời bao cấp và Bí thư Đảng ủy một trường Đại học tư thục lớn đang hoạt động. Vấn đề xây dựng Đảng nêu trên đã được ông Nguyễn Mạnh Can đề xuất nhiều lần trong Đại hội Đảng các cấp, nhưng chưa được chấp thuận.
Thực tiễn cho thấy Đảng cũng có thể mắc sai lầm và sai lầm
lớn nhất của Đảng chính là Sai lầm về Lý luận, về Đường lối.
Ngày 27/8/2014, Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó tiếp tục khẳng định “16 chữ” và đề nghị hai bên chỉ đạo các cơ quan hữu quan mỗi bên tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nước, v.v.. Vậy là ta tái cam kết các thỏa thuận đã có với Trung Quốc, trong đósẽ giải quyết song phương những chuyện chỉ liên quan tới hai bên. Không biết là Hoàng Sa có thuộc phạm trù này không? Đừng nên quên Đảng, Nhà nước ta đã im lặng 40 năm và nếu 10 năm tới vẫn im lặng để giữ “đại cục” và tình “hữu nghị viển vông, lệ thuộc” thì mảnh đất của tổ tiên ta vĩnh viễn là thuộc Trung Quốc xâm lược.
Thông báo kết luận số 789-TB/TU của Thành ủy Hà Nội ngày 18/7/2014 đã vừa bộc lộ Yếu kém về Lý luận vừa bộc lộ thái độ Kiên định “Toàn trị” đến khó hiểu, khi đã buộc phải công nhận thực tiễn Thanh Văn “Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới”, song lại kết luận cán bộ lãnh đạo ở đây “Trái đường lối” và đòi xử nghiêm, mà không nghĩ “Đường lối” đâu phải để “Toàn trị” mà là để dẫn Dân tộc đến nơi Độc lập – Tự do – Hạnh phúc và “Đường lối” là do con người nghĩ ra nên có sai cũng là chuyện dễ hiểu. Và vì chúng ta không sợ sai mà chỉ sợ sai không sửa, cho nên từ đây Ban Tuyên Giáo TW và Thành ủy Hà Nội nên có văn bản hướng dẫn các cấp bỏ thuật ngữ “Trái đường lối” trong các hoạt động của mình.
Ảnh trên: 1. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tặng quà Thượng Nghị sĩ John McCain hôm 23/7/2014. Ông John McCain vui vì được tặng quà song có vẻ không hài lòng vì món quà đã nói không đúng sự thực về ông; 2. Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
|
V. THAY CHO LỜI KẾT Hay
ĐỔI MỚI THỂ CHẾ BẮT ĐẦU BẰNG GIÚP NHAU GỘT SẠCH
“VẾT NHỌ Ở TRÊN TRÁN” VÀ “Ở TRONG ÓC, Ở TINH THẦN”
“Sự kiện Thành Đô” (nếu có) chỉ là một trong các ví dụ cho thấy hậu quả tệ hại của việc Đảng xác định sai mục tiêu. Vì thế, sự việc này vừa giúp Việt Nam sớm thay đổi đường lối Đối ngoại, vừa cùng các sự việc như “Thanh Văn” giúp Việt Nam nhanh chóng Đổi mới Tư duy Chính trị - Tiền đề cho Đổi mới. Nhân đây càng thấy đã đến lúc thay đổi các thước đo giá trị kiểu duy ý chí như “lập trường giai cấp vững vàng”, “có nhiệt tình trong lao động”..., bằng các kết quả đo hiệu quả cụ thể theo các tiêu chí chung của nhân loại như Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế, ...
Phần trên đã trình bày “Làm đúng Đạo lý” là Hiểu đúng, Trân trọng và Bảo vệ Sự thật cũng như Xu thế phát triển. Nếu lấy đây làm tiêu chí mới thấy, cản trở lớn nhất cho tiến trình Đổi Mới là đã phổ biến ở mọi cấp, mọi nơi việc “Không làm đúng Đạo lý”, thậm chí ngay trong lúc đau thương nhất như Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Dân tộc mất, chúng ta vẫn hồn nhiên giữ tập tính xấu, không tôn trọng, không bảo vệ sự thật, mà chỉ biết khăng khăng tôn trọng “ý chí toàn trị” cá nhân, khi tùy tiện sửa cả ngày mất lẫn nội dung Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vì thế, bước đi đầu tiên của Đổi Mới là “Làm đúng Đạo lý”, trong đó trước hết là cùng nhau phát hiện và gột sạch các vết nhọ. Giống như mọi người, chúng ta có thể bị nhọ “ở trên trán”, “ở trong óc, ở tinh thần”, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau tự gột sạch, và đó chính là thực chất của việc phê, tự phê, chứ không nên coi đó là mất sĩ diện hay vũ khí để giải quyết “quyền lợi nhóm”. Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để giải quyết các chuyện như “Hoàng Sa” và “Thành Đô”. Dân tộc Việt Nam có truyền thống khoan dung, thậm chí trọng dụng những người con của mình, dù mắc sai lầm. Vấn đề là không được cố tình đi ngược Quyền lợi Dân tộc.
Gần đây, khi gặp khó khăn hay thất bại, hiếm khi chúng ta đủ dũng cảm nhận khuyết điểm mà thường thanh minh, đổ thừa rằng đã làm “đúng quy trình”, hay “đúng pháp luật” mà ít nghĩ rằng, “Lý”, “Luận”, “Pháp”, “Luật” chỉ có giá trị nếu là con thuyền chở Đạo, chở “Chính trị”, còn không chở Đạo, mà lại chở “Toàn trị”, chở “Cá nhân” thì các thứ này lại rất gần Xảo trá, Lừa gạt, Áp đặt, ... Cách nghĩ, cách làm chỉ chú trọng “Thuật” này vô hình chung đã và đang đẩy cả Con người lẫn Đất nước xuống bùn đen của Suy thoái. Từ thực tiễn này thấy rõ thêm một vấn đề: Đó là cáiViệt Nam cần ngay không chỉ là Thể chế mới mà còn là một Văn hóa mới.
Nhân chuyện “Thành Đô” (nếu có) và “Thanh Văn” lại thấy rõ thêm sự nhất thiết phải thay thế chế độ Toàn trị bằng chế độ Dân chủ. Nếu không, nhẹ thì cũng kìm hãm phát triển, nặng thì mất Nước, mất Chế độ, chỉ vì sự yếu kém của một vài cá nhân lãnh đạo. Tóm lại, để Việt Nam có không khí Canh Tân và Tinh thần Khởi nghiệp, sẽ không thể biện minh nếu như một lần nữa chúng ta vẫn không “Làm đúng Đạo lý” với những gì đang xẩy ra trong thực tiễn như “Thành Đô” và “Thanh Văn”. Tin rằng, với những bước chân “Làm đúng Đạo lý”, những người lãnh đạo mới sẽ cùng Dân tộc và Nhân loại sải bước trên con đường Dân chủ, Cộng hòa để ngày càng tiến gần hơn tới mục đích Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Nguyễn Văn Thành.
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét