Phản hồi về phát biểu của BT
Phạm Bình Minh
Xem toàn bộ Clip tại đây
Một bạn đọc có nick VN dẫn đườnglink tới blog “Xin lỗi ông” của anh Jonathan London. Thấy đoạn đầu anh viết ” Xem toàn phát biểu (và cả phần hỏi đáp) của Phạm Bình Minh tại tổ chức Asia Society ở New York là một cơ hội tương đối hiếm để nghe và đánh giá lập trường của Chính Phủ Việt Nam (hay ít nhất một bộ phận của nó) tại Mỹ. Nói chung, tôi đánh giá khá cao nội dung của phát biểu và cách phát biểu, đáp câu hỏi của Ông.”
Tôi (chủ Hiệu Minh Blog) đánh giá cao đánh giá của ông ” Sorry Mr. – Xin lỗi ông”. Tôi cũng đánh giá cao cao cháu du sinh ở trường George Washington (GW) có nhận xét sắc sảo dù chỉ nghe một lần và viết về cho bố những cảm nhận của mình. :)
Mở đầu xem chị Josette Sheeran (rất xinh, cười hiền, nhưng đặc trưng American Lady), Chủ tịch và CEO của Hiệp hội Á Châu tại New York, đã giởi thiệu BT Phạm Bình Minh bằng cách nhắc lại lời Kevin Rudd (cựu thủ tướng Úc, nói tiếng Tầu như gió) rằng, chị có vinh dự được giới thiệu “one of the most skilled diplomats of all Asia – một trong những nhà ngoại giao kinh nghiệm nhất châu Á” mình đã hơi nghi nghi.
Tới dự hội thảo và nói chuyện ở một trung tâm có các nhà nghiên cứu hàng đầu của thế giới về châu Á ở New York không phải chuyện đùa. Xem đoạn BT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu đã viết sẵn, tiếng Anh rất ổn dù chưa như người Mỹ nói tiếng Việt, nhưng chắc chắn trong phòng ai cũng hiểu BT nói gì.
Sau đó là các câu hỏi, hầu hết mọi người bắt đầu đều khen bài nói của anh Phạm Bình Minh, một phần do ngoại giao, một phần có sự thán phục nhất định. Tôi dự nhiều cuộc họp có các nhân vật cao cấp, xem họ nói, khen, chê, thì hiểu ngay. Họ không thích sẽ không khen bởi khen hay chê cũng là cách xây dựng hình ảnh của riêng họ. Nếu khen/chê không đúng, người tham dự sẽ tự đánh giá.
Tuy nhiên, đó là trong hội trường, nhiều khi do ngoại giao, do ngại va chạm, các chính khách cũng giữ ý.
Trong hội thảo có anh Vikram Nehru được sắp xếp hỏi BT Phạm Bình Minh về kinh tế của VN. Anh Vikram từng là Director của PREM (Poverty Reduction and Economic Management Network) – Giám đốc phụ trách mảng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, thuộc khu vực Đông Á Thái bình dương, mà tôi cũng thỉnh thoảng gặp trong các cuộc họp, vì tôi phải báo cáo phần IT.
Hiện Vikram làm cho viện nghiên cứu Carnegie http://carnegieendowment.org/experts/?fa=629 về hòa bình thế giới. Tôi email cho anh và hỏi cảm giác của anh khi đó trong phòng thế nào, kể cả những câu chuyện ngoài hành lang.
Không nghĩ là anh sẽ trả lời email vì Vikram rất bận. Nhưng thật không ngờ, anh viết ngay lại. Nguyên văn như sau “I thought he gave a terrific speech and answered the questions deftly. For a foreign minister, he was very forthright (especially with regard to China). Most people in the room whom I talked to seemed impressed. – Tôi nghĩ anh ấy đã có một bài phát biểu tuyệt vời, trả lời các câu hỏi khéo léo. Đối với một bộ trưởng Ngoại giao, anh ấy đã tỏ ra rất thẳng thắn, nhất là vấn đề Trung Quốc. Hầu hết mọi người trong phòng khi tôi tiếp xúc đều cảm thấy ấn tượng”
Thấy có khả năng làm báo “ảo”, mình phỏng vấn tiếp ông nói đầu tiên, một cụ già đeo nơ, nói dài lê thê, nhưng chủ đề khá hay. Đó chính là cụ Jerome A. Cohen. Cụ Cohen là giáo sư luật của đại học Luật New York, chuyên gia về Trung Quốc. Ông là người đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc và yêu cầu chính quyền thả các nhân vật bất đồng chính kiến. Học trò của ông có Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou, và Annette Lu, phó tổng tống của ông Chen Shui-bian.
Cứ nghĩ là cụ Cohen bỏ qua Cua Times, không ngờ 10 phút sau cụ đã hồi âm.
Nguyên văn ” Dear Mr. Giang, I am glad to have your message and to know the video is available. I thought the DPM did a very good job. He was informative, reasonably frank during the question period, made good use of body language in supplementing his verbal answers and left open the path for negotiation while indicating the present unsatisfactory state of affairs. I think most Americans would find him an attractive and respected personality. I know your UN Permanent Rep much better and have great respect and affection for him. I am sorry he will soon return to Hanoi, but think his new responsibility will be significant. Best wishes. JAC”
Dịch tạm. Hỡi anh Cua. Tôi rất vui nhận được thư anh và biết là video đã có trên mạng. Tôi nghĩ, Phó Thủ tướng đã làm một việc rất tốt. Ông nói có thông tin, tương đối cởi mở trong lúc hỏi đáp, dùng ngôn ngữ cơ thể để nói thêm những gì mà câu trả lời chưa nói hết, và để ngỏ cơ hội đàm phán hiện chưa thỏa đáng. Tôi nghĩ, phần lớn người Mỹ sẽ thấy ông ấy là người biết cuốn hút, và có tư cách cá nhân đáng kính trọng. Tôi biết rõ hơn về đại diện tại UN của các anh (Đại sứ Lê Hoài Trung), và tôi rất tôn trọng và cảm tình với ông ấy. Tôi cũng lấy làm tiếc vì ông Trung phải về Hà Nội, nhưng nghĩ rằng, ông ấy sẽ nhận nhiệm vụ quan trọng hơn. Trân trọng. JAC”.
Xin phép hai cụ đăng đoạn trích dẫn này lên để nói 2 ý kiến của hai người có mặt trong hội thảo. Thêm ý kiến của anh Jonathan London, có thể chúc mừng BT Phạm Bình Minh đã có khởi đầu tốt đẹp tại Mỹ.
Tôi muốn nói thêm, những người như Vikram hay cụ Cohen dù bận, trọng trách cao nhưng vẫn bỏ thời gian trả lời email một người không quen biết như tôi. Tôi nhớ khi mới vào WB bên Mỹ, đi học về lớp lãnh đạo nhóm, có một tip rất quan trọng “hãy đọc hết thư và trả lời nếu như có thể”.
Chúc các bạn vui cuối tuần.
HM. 26-9-2014
Xem toàn bộ Clip tại đây
Một bạn đọc có nick VN dẫn đườnglink tới blog “Xin lỗi ông” của anh Jonathan London. Thấy đoạn đầu anh viết ” Xem toàn phát biểu (và cả phần hỏi đáp) của Phạm Bình Minh tại tổ chức Asia Society ở New York là một cơ hội tương đối hiếm để nghe và đánh giá lập trường của Chính Phủ Việt Nam (hay ít nhất một bộ phận của nó) tại Mỹ. Nói chung, tôi đánh giá khá cao nội dung của phát biểu và cách phát biểu, đáp câu hỏi của Ông.”
Tôi (chủ Hiệu Minh Blog) đánh giá cao đánh giá của ông ” Sorry Mr. – Xin lỗi ông”. Tôi cũng đánh giá cao cao cháu du sinh ở trường George Washington (GW) có nhận xét sắc sảo dù chỉ nghe một lần và viết về cho bố những cảm nhận của mình. :)
Mở đầu xem chị Josette Sheeran (rất xinh, cười hiền, nhưng đặc trưng American Lady), Chủ tịch và CEO của Hiệp hội Á Châu tại New York, đã giởi thiệu BT Phạm Bình Minh bằng cách nhắc lại lời Kevin Rudd (cựu thủ tướng Úc, nói tiếng Tầu như gió) rằng, chị có vinh dự được giới thiệu “one of the most skilled diplomats of all Asia – một trong những nhà ngoại giao kinh nghiệm nhất châu Á” mình đã hơi nghi nghi.
Tới dự hội thảo và nói chuyện ở một trung tâm có các nhà nghiên cứu hàng đầu của thế giới về châu Á ở New York không phải chuyện đùa. Xem đoạn BT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu đã viết sẵn, tiếng Anh rất ổn dù chưa như người Mỹ nói tiếng Việt, nhưng chắc chắn trong phòng ai cũng hiểu BT nói gì.
Sau đó là các câu hỏi, hầu hết mọi người bắt đầu đều khen bài nói của anh Phạm Bình Minh, một phần do ngoại giao, một phần có sự thán phục nhất định. Tôi dự nhiều cuộc họp có các nhân vật cao cấp, xem họ nói, khen, chê, thì hiểu ngay. Họ không thích sẽ không khen bởi khen hay chê cũng là cách xây dựng hình ảnh của riêng họ. Nếu khen/chê không đúng, người tham dự sẽ tự đánh giá.
Tuy nhiên, đó là trong hội trường, nhiều khi do ngoại giao, do ngại va chạm, các chính khách cũng giữ ý.
Trong hội thảo có anh Vikram Nehru được sắp xếp hỏi BT Phạm Bình Minh về kinh tế của VN. Anh Vikram từng là Director của PREM (Poverty Reduction and Economic Management Network) – Giám đốc phụ trách mảng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, thuộc khu vực Đông Á Thái bình dương, mà tôi cũng thỉnh thoảng gặp trong các cuộc họp, vì tôi phải báo cáo phần IT.
Hiện Vikram làm cho viện nghiên cứu Carnegie http://carnegieendowment.org/experts/?fa=629 về hòa bình thế giới. Tôi email cho anh và hỏi cảm giác của anh khi đó trong phòng thế nào, kể cả những câu chuyện ngoài hành lang.
Không nghĩ là anh sẽ trả lời email vì Vikram rất bận. Nhưng thật không ngờ, anh viết ngay lại. Nguyên văn như sau “I thought he gave a terrific speech and answered the questions deftly. For a foreign minister, he was very forthright (especially with regard to China). Most people in the room whom I talked to seemed impressed. – Tôi nghĩ anh ấy đã có một bài phát biểu tuyệt vời, trả lời các câu hỏi khéo léo. Đối với một bộ trưởng Ngoại giao, anh ấy đã tỏ ra rất thẳng thắn, nhất là vấn đề Trung Quốc. Hầu hết mọi người trong phòng khi tôi tiếp xúc đều cảm thấy ấn tượng”
Thấy có khả năng làm báo “ảo”, mình phỏng vấn tiếp ông nói đầu tiên, một cụ già đeo nơ, nói dài lê thê, nhưng chủ đề khá hay. Đó chính là cụ Jerome A. Cohen. Cụ Cohen là giáo sư luật của đại học Luật New York, chuyên gia về Trung Quốc. Ông là người đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc và yêu cầu chính quyền thả các nhân vật bất đồng chính kiến. Học trò của ông có Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou, và Annette Lu, phó tổng tống của ông Chen Shui-bian.
Cứ nghĩ là cụ Cohen bỏ qua Cua Times, không ngờ 10 phút sau cụ đã hồi âm.
Nguyên văn ” Dear Mr. Giang, I am glad to have your message and to know the video is available. I thought the DPM did a very good job. He was informative, reasonably frank during the question period, made good use of body language in supplementing his verbal answers and left open the path for negotiation while indicating the present unsatisfactory state of affairs. I think most Americans would find him an attractive and respected personality. I know your UN Permanent Rep much better and have great respect and affection for him. I am sorry he will soon return to Hanoi, but think his new responsibility will be significant. Best wishes. JAC”
Dịch tạm. Hỡi anh Cua. Tôi rất vui nhận được thư anh và biết là video đã có trên mạng. Tôi nghĩ, Phó Thủ tướng đã làm một việc rất tốt. Ông nói có thông tin, tương đối cởi mở trong lúc hỏi đáp, dùng ngôn ngữ cơ thể để nói thêm những gì mà câu trả lời chưa nói hết, và để ngỏ cơ hội đàm phán hiện chưa thỏa đáng. Tôi nghĩ, phần lớn người Mỹ sẽ thấy ông ấy là người biết cuốn hút, và có tư cách cá nhân đáng kính trọng. Tôi biết rõ hơn về đại diện tại UN của các anh (Đại sứ Lê Hoài Trung), và tôi rất tôn trọng và cảm tình với ông ấy. Tôi cũng lấy làm tiếc vì ông Trung phải về Hà Nội, nhưng nghĩ rằng, ông ấy sẽ nhận nhiệm vụ quan trọng hơn. Trân trọng. JAC”.
Xin phép hai cụ đăng đoạn trích dẫn này lên để nói 2 ý kiến của hai người có mặt trong hội thảo. Thêm ý kiến của anh Jonathan London, có thể chúc mừng BT Phạm Bình Minh đã có khởi đầu tốt đẹp tại Mỹ.
Tôi muốn nói thêm, những người như Vikram hay cụ Cohen dù bận, trọng trách cao nhưng vẫn bỏ thời gian trả lời email một người không quen biết như tôi. Tôi nhớ khi mới vào WB bên Mỹ, đi học về lớp lãnh đạo nhóm, có một tip rất quan trọng “hãy đọc hết thư và trả lời nếu như có thể”.
Chúc các bạn vui cuối tuần.
HM. 26-9-2014
Xem toàn bộ Clip tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét