Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

NHÓM NGƯỜI...

nhóm người"mà ông Tập
Cận Bình quyết không tha
gồm những ai?
        soha.vn - Hải Võ | 18/09/2014 19:41

"Hổ béo" Chu Vĩnh Khang là "con hổ" lớn nhất trong nhóm đối tượng số 1, theo lời ông Vương Kỳ Sơn, đã bị thanh trừng.

                                  

    Bài phát biểu của "bàn tay sắt" Vương Kỳ Sơn bên lề 1 hội nghị hồi tháng 8 nêu ra "3 nhóm người" mà ông Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua. Tiết lộ trên đã khiến dư luận "nổi sóng".

Tại Hội nghị Thường ủy Hiệp thương chính trị hôm 25/8, bài viễn văn “ngoài chương trình” của Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn kéo dài tới 70 phút. Sau khi câu nói kinh điển “Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu” của ông Vương được các báo đăng tải, dư luận không ngừng đồn đoán về ý tứ trong câu nói này.
Tuy nhiên, mọi thông tin cũng như bài viết liên quan tới câu nói trên của ông Vương Kỳ Sơn đã nhanh chóng bị "xóa sổ" khỏi toàn bộ phương tiện thông tin tại Trung Quốc.
Phát ngôn  “Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu” của ông Vương Kỳ Sơn khiến dư luận Trung Quốc và quốc tế được một phen dậy sóng. Ảnh: Chinanews.
Phát ngôn  “Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu” của ông Vương Kỳ Sơn khiến dư luận Trung Quốc và quốc tế được một phen "dậy sóng". Ảnh: Chinanews.
Hôm 7/9, bài phát biểu không chính thức của Vương Kỳ Sơn thêm một lần được website của Nhân Dân Nhật Báo đăng tải. Bí thư Vương tiết lộ, chống tham nhũng cần phải nghiêm trị 3 nhóm người. Giới quan sát đánh giá điểm nổi bật của những phát ngôn này nằm ở sự mô tả của Bí thư CCDI đối với 3 nhóm người, và cho rằng ông Vương có hàm nghĩa ám chỉ sâu xa khác.
Bàn tay sắt Vương Kỳ Sơn và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh cáo rõ ràng cho 3 nhóm đối tượng lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh.
"Bàn tay sắt" Vương Kỳ Sơn và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh cáo rõ ràng cho 3 nhóm đối tượng "lọt vào tầm ngắm" của Bắc Kinh.
“3 nhóm người” chỉ những ai?
Kể từ Đại hội Đảng 18 (2012), Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn đã liên tiếp có những hành động quyết liệt nhằm trừng trị các tập đoàn tham nhũng.
Giới quan sát nhận định, dưới “bàn tay sắt” của Vương Kỳ Sơn, các quan chức “ngã ngựa” với mật độ dày đặc. Các chuyên gia phân tích cũng cho ràng, hành động của 2 ông Tập - Vương là nhằm vào nhóm lợi ích.
Hãng thông tấn Tân Đường Nhân chỉ ra, nhóm người thứ nhất mà ông Vương Kỳ Sơn ám chỉ, chính là những quan chức không chịu “gác kiếm” kể từ sau Đại hội Đảng 18 (2012), mà tiếp tục hành vi tham ô tham nhũng. Trong nhóm này, những “con hổ” lớn nhất đã bị thanh trừng chính là Cựu Bí thư CCDI Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, cùng hàng loạt quan chức hủ bại tại Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV và tỉnh Sơn Tây (quê nhà của bà Giả Hiểu Diệp, vợ sau của ông Chu Vĩnh Khang). Truyền thông quốc tế nhận định, mũi kiếm chống tham nhũng  của chủ tịch Tập hiện đã nhắm tới các cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Trung Quốc (CPC).
Bạc Hy Lai (trái) và Từ Tài Hậu là những hổ lớn bị trừng trị cùng với Chu Vĩnh Khang.
Bạc Hy Lai (trái) và Từ Tài Hậu là những "hổ lớn" bị trừng trị cùng với Chu Vĩnh Khang.
Nhóm người thứ 2 mà ông Vương nhắc tới là những quan chức bị dân chúng phản ánh quyết liệt, cần phải xử lý nghiêm, trừng trị nặng.
Nhóm người thứ 3 theo ông Vương chính là những quan chức còn chưa “ngồi vững”. Theo Tân Đường Nhân, các tập đoàn tham nhũng trong CPC hình thành mạng lưới quan hệ to lớn, quan hệ lợi ích cũng như chức quyền đều vô cùng phức tạp. Vương Kỳ Sơn cảnh cáo rõ, nếu những đối tượng này hy vọng được cất nhắc thì buộc phải cắt đứt hoàn toàn với bè đảng tham nhũng, ngược lại cũng sẽ bị xử lý nghiêm.
Nhà phân tích chính trị Đường Tịnh Viễn cho rằng, nhóm đối tượng đầu tiên mà Vương Kỳ Sơn nhắc tới hiện đã “biết điều” hơn, kể từ sau các vụ án Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang. Ông Đường cũng đưa ra nhận định trong tương lai Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn sẽ “ngắm” tới 2 nhóm đối tượng còn lại.
Nghiêm trị đối tượng bị quần chúng phản ánh mạnh thực chất chính là hình thức khích lệ người dân Trung Quốc tham gia chống tham nhũng, điển hình như vụ Cục trưởng Năng lượng Lưu Thiết Nam mất chức do bị tố cáo tham ô.
Đối với nhóm đối tượng thứ 3, ông Đường cho rằng lời ông Vương Kỳ Sơn có ý nghĩa cảnh cáo rất mạnh mẽ, thực chất là sự “gợi mở” của ông Vương đối với vấn đề nhân sự của CPC tại Đại hội Đảng tháng 10 này cùng hai Đại hội lớn của CPC trong năm 2015, gồm Hội nghị đại biểu Hội đồng nhân dân toàn quốc và Hội nghị đại biểu Hiệp thương chính trị toàn quốc.
theo Đại Lộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét