Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

KHÁC BIỆT VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY

‘KHÁC BIỆT VĂN HÓA ĐÔNG TÂY’ LÀ THÁNH CHIẾN HAY NGỤY THÁNH CHIẾN CỦA BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN?

Trần Minh Thảo
Thánh chiến: chiến tranh có mục đích cao cả, còn có tên chiến tranh thần thánh, thường dùng để chỉ các cuộc chiến vì mục đích tôn giáo, các cuộc chiến bảo vệ độc lập dân tộc chống ngoại xâm… người cộng sản cũng gọi cuộc chiến giải phóng giai cấp là cuộc chiến thần thánh.
Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) là cuộc chiến bảo vệ đạo Hồi (chống các tôn giáo khác). Hiện nay có hai nhóm thánh chiến Hồi giáo hàng đầu là: Al-Qaeda và IS (Islamic state-nhà nước Hồi giáo), cả hai đều nhân danh đạo Hồi, kinh Koran và đều bị cáo buộc là khủng bố quốc tế do tầm vóc quốc tế của hai tổ chức ấy. Trong lịch sử nhân loại cũng đã diễn ra các cuộc thánh chiến với nhiều danh nghĩa trong đó có thánh chiến dành quyền kiểm soát vùng đất thánh ở Trung Đông.

Nguỵ thánh chiến ‘khác biệt văn hoá Đông Tây’ là chiến tranh gì, của ai, chống cái gì? Ngụy thánh chiến đặc thù văn hoá là do người viết đặt ra để chỉ cuộc chiến do bành trướng đại Hán chế tạo ra, tiến hành, chống các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền phổ quát của loài người văn minh với danh nghĩa bảo vệ ‘văn hoá đặc thù Á đông’ nhưng thực chất là bảo vệ đảng cộng sản và chủ nghĩa bành trướng đại Hán.
Ngụy thánh chiến ‘đặc thù văn hoá’ của Trung Quốc cũng có tầm quốc tế vì được một số nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng tình thực hiện. Gọi là ‘nguỵ thánh chiến đặc thù văn hoá’ là vì ẩn ý thâm độc dùng tôn giáo chống tôn giáo của đảng cộng sản Trung Quốc nhằm duy trì chế độ lưu manh đảng trị đại Hán.
Có ẩn ý tôn giáo vì một số học giả, nhà nghiên cứu Mác xít đôi khi dùng khái niệm “văn hoá Thiên chúa giáo, văn minh Thiên chúa giáo” thay cho “văn hoá phương Tây, văn minh phương Tây”. Nói đặc thù văn hoá Trung Quốc không phù hợp với văn hoá phương Tây tức là nói văn hoá Trung Quốc không phù hợp với văn hoá Thiên chúa giáo? Đấy là cuộc nguỵ thánh chiến chống lại các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền phổ quát với tên gọi ‘đặc thù văn hoá’.
Dư luận nói một số trí thức học giả người Hoa ở nước ngoài tự xưng là Phật tử thì công khai dẫn chứng cứ lịch sử nghìn năm trước, hô hào chống Thiên chúa giáo xâm lược bảo vệ Phật giáo bị xâm lược, thực chất là chống dân chủ đa đảng, ủng hộ sự toàn trị của đảng cộng sản Trung Quốc.
Thánh chiến Hồi giáo dùng chính máu của tín đồ Hồi giáo. Nguỵ Thánh chiến ‘đặc thù văn hoá’ dùng máu của tín đồ tôn giáo để bảo vệ sự cai trị độc tôn của đảng cộng sản Trung Quốc. Có ý kiến nói đó là thủ đoạn ‘xúi con nít ăn cứt gà’, thú nhận chủ nghĩa Mác Lê đã mất tác dụng nên phải dựa vào tôn giáo để tiếp tục cai trị đất nước của chính trị lưu manh đại Hán.
Trung Quốc và tôn giáo
Trung Quốc không phải là nơi sản sinh ra các tôn giáo lớn của nhân loại. Các tôn giáo lớn ở Trung Quốc hiện nay (Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành…) đều là ngoại nhập.
Nho giáo, Lão giáo tuy có từ ‘giáo’ nhưng chỉ là những học thuyết có mục đích điều hoà các mâu thuẫn đối kháng sinh tử giữa chủ đất và nông nô thời Trung Hoa cổ đại. Học thuyết này thì chủ trương trốn đời, vô chính phủ (có nhận xét cho rằng thực ra Trung Quốc có một tôn giáo bản địa gọi là Lão giáo hay Đạo giáo lấy tư tưởng Lão Trang làm kim chỉ nam nhưng lại sớm dung tục hoá thành một thứ tín ngưỡng đa thần ‘chập chập cheng cheng’, ‘hô thần nhập tượng’, vẽ bùa niệm chú vì mục tiêu ‘con gà béo’). Học thuyết kia thì chủ trương duy trì nguyên trạng quan hệ chủ tớ (học thuyết Nho trở thành học thuyết chính trị truyền bá trong các trường học ‘cửa Khổng sân Trình’ (Hán Nho, Tống Nho). Các trường học này làm nhiệm vụ cung cấp nhân sự cho bộ máy cai trị đứng đầu là ông vua. Không qua cửa Khổng sân Trình thì không được làm quan trị dân. Nhà trường Khổng Mạnh thực chất là một thứ ‘trường đảng’ ngày nay ở các nước có đảng cộng sản cai trị. Và Nho giáo thực chất là một đảng chính trị tồn lâu đời nhất ở một số nước đông Á (Khổng tử là vị đảng trưởng vạn thế của Nho sĩ). Khi chế độ quân chủ phong kiến sụp đổ thì học thuyết ấy và hệ thống ‘trường đảng cửa Khổng sân Trình’ đào tạo ra nhà cai trị cho chế độ quân chủ phong kiến cũng tiêu vong).
Các tôn giáo đến Trung Quốc đã bị quyền lực cai trị độc tôn làm cho biến dạng trở thành thứ tín ngưỡng dân gian kiểu thầy cúng (thầy phù thuỷ) hô phong hoán vũ, trừ ma diệt quỷ... Nhà chùa, nhà thờ, nhà nguyện…biến thành ngôi đền đa thần giáo thờ cúng đủ thứ thần linh.
Cố học giả Nguyễn Hiến Lê nói Trung Quốc không có tôn giáo chỉ có triết học. Triết học Trung Quốc dày dặn, đồ sộ nhưng cũng không cống hiến gì nhiều cho sự tiến lên văn minh của nhân loại vì cốt lõi của bề dày văn hoá Hoa là : “ngã thuật nhi bất tác” (Khổng tử) tức là xưa bày nay làm, ăn mày quá khứ. Nếu không học theo phương Tây thì Trung Quốc ngày nay vẫn là Trung Quốc ‘con trâu đi trước, cái cày theo sau’ .
Tôn giáo nào đến Trung Quốc cũng bị quyền lực cai trị độc tôn làm cho biến thái, trở thành công cụ của chế độ. Phật, Chúa, Allah… đến Trung Quốc mà muốn tồn tại thì phải phủ phục dưới chân ‘con của Trời’ (ông vua, nhà cai trị, đảng…), nhận tước phong của chế độ (điều mỉa mai là thái tử Tất Đạt Đa bỏ ngai vàng đi tìm đạo rồi thành Phật thì nhà sư Phật giáo Trung Quốc lại nhận ân huệ của nhà cai trị, tụng ca nhà cai trị).
Ngày nay những tôn giáo bị làm cho biến dạng đó được xã hội gán thêm hai chữ ‘quốc doanh’: Phật giáo quốc doanh, Thiên chúa giáo quốc doanh, Tin lành quốc doanh, Hồi giáo quốc doanh… Không chịu biến thành ‘quốc doanh’ thì sẽ bị triệt hạ không nương tay. Có nhận xét cho rằng Trung Quốc dùng tôn giáo quốc doanh như ban tuyên giáo của đảng (ban tâm linh?) để theo dõi, giám sát, kềm kẹp, điều hướng người dân đến mê tín dị đoan đa thần giáo, làm phân hoá xã hội phục vụ cho quyền lực cai trị độc tài, độc tôn. Tôn giáo quốc doanh là vũ khí chống lại dân chủ, nhân quyền (văn minh, văn hoá phương Tây). Xã hội có nhiều thần linh thì càng dễ cai trị. Đó là sự bế tắc, ngu xuẩn về chính trị. Ngu xuẫn vì xã hội càng nhiều thần linh, ma quỉ thì càng mau tan rã, bạo loạn. Một dân tộc có nhiều thần linh, ma quỉ là dân tộc đang tiêu vong. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi làng, mỗi xã… đều có vị thần riêng thì dân tộc ấy không có một kết nối vững chắc. Không chỉ là lưu manh, ngu xuẩn mà rất độc hại vì: muốn duy trì chế độ độc tài vì lợi ích phe nhóm lại giả danh bảo vệ đặc thù văn hoá để chống dân chủ nhân quyền. Từ cách diễn đạt khi thì văn hoá phương Tây, khi thì văn hoá Thiên chúa giáo, cộng sản Trung Quốc chơi trò gắp lửa bỏ tay người: xúi giục ‘đặc thù văn hoá Trung Quốc’ (tôn giáo quốc doanh) chống lại tôn giáo đến từ phương Tây. Xét tình hình tôn giáo Trung Quốc thì rõ ràng cộng sản Trung Quốc chủ trương đẩy Phật giáo quốc doanh kình chống Thiên chúa giáo với lập luận ‘đặc thù văn hoá’.
Các nhà nghiên cứu tôn giáo, triết học Trung Quốc và nước ngoài đã có nhận xét: ở Trung Quốc có hai loại hình Phật giáo: Phật giáo qui thuận ông vua là phật giáo Trung Quốc, Phật giáo không qui thuận gọi là Phật giáo tại Trung Quốc.
Sau khi đảng cộng sản Trung Quốc cướp được quyền cai trị, chưa thấy nghiên cứu nào nói đến tình trạng Phật giáo tại Trung Quốc. Riêng Phật giáo Trung Quốc tiếp tục bị quyền lực cai trị tác động đã trở thành một tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ ‘quản lý tâm linh’ thuộc đảng quản lý: đảng cộng sản TQ cử người sang làm nhà sư. Nhà sư có vợ con, chùa Phật biến thành cơ sở hoạt động kinh tài.
Xã hội đặt tên cho tôn giáo Trung Quốc là tôn giáo quốc doanh, có ý nghĩa tương đương với cách gọi xí nghiệp, công ty quốc doanh. Có nhận xét hài hước: tôn giáo quốc doanh chuyên kinh doanh tâm linh để kiếm tiền cho đảng.
Tính chất lưu manh, đá cá lăn dưa trong lập luận của cộng sản Trung Quốc cũng dễ thấy vì dưới sự cai trị của đảng cộng sản không có tôn giáo nào cả mà chỉ có ‘tôn giáo quốc doanh’, là tổ chức ‘quản lý tâm linh’, một bộ phận của ban tuyên giáo của đảng.
Âm mưu dùng tôn giáo quốc doanh chống văn minh Phương Tây-Thiên chúa giáo (thực chất là chống dân chủ, nhân quyền) Trung Quốc đã triển khai đến đâu trên hai mặt trận đối nội và đối ngoại?
- Đối nội: mưu kế dùng tôn giáo quốc doanh để chống dân chủ, nhân quyền kết quả đến đâu cần một nghiên cứu công phu nhưng xem xét các phản ứng của xã hội thì thấy người dân không tán thành đảng cộng sản biến tôn giáo thành tôn giáo quốc doanh, tay sai tâm linh của đảng: tín đồ Hồi giáo ám sát tu sĩ do đảng cộng sản Trung Quốc bố trí, tín đồ Công giáo, Tin lành bí mật tổ chức các buổi cầu kinh ‘chui’ với các tu sĩ không quốc doanh. Dư luận, truyền thông công khai tố cáo tăng lữ Phật giáo quốc doanh là cán bộ đảng viên, nhà chùa là cơ sở kinh tài, đặc biệt là sự phản kháng của phong trào tu tập Pháp Luân Công. Đặc trưng nổi bật là những vụ việc ở chùa Thiếu Lâm được cho là sao bắc đẩu của Phật giáo Trung Quốc: nhà chùa cổ phần hoá, rao bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, sư trụ trì có vợ con và cho đi định cư ăn học ở Đức. Là sao bắc đẩu của Phật giáo Trung Quốc nhưng thứ mà chùa Phật này khoe ra với thế giới là thủ thuật làm thương vong con người (võ Thiếu Lâm) không phải là những lý giải minh triết về giáo lý nhà Phật. Đảng cộng sản Trung Quốc nhắm đến lợi ích nào khi đề cao võ nghệ Thiếu Lâm ra thế giới mà không phải là những kiến giải thâm sâu về Phật học của giới tăng lữ chân tu ở Thiếu Lâm tự? Có thể vì không có nhà sư chân tu nên Phật giáo quốc doanh Trung Quốc không có công trình Phật học có giá trị tầm quốc tế.
Trí thức, học giả, tăng lữ chân chính từ rất lâu đã có phản ứng không chấp nhận thứ đạo Phật biến tướng đó. Có ý kiến nói Tây du ký thực chất là một phản ứng văn học với mong muốn phục hồi “bản lai diện mục” của Phật giáo bằng việc đi Tây phương thỉnh kinh Phật tại gốc nhưng cũng không thành.
- Đối ngoại: chủ nghĩa bành trướng đại Hán phát tán mưu kế (học thuyết) dùng tôn giáo chống dân chủ (bảo vệ tôn giáo bản địa chống sự xâm lược của thiên chúa giáo ) đến những đâu và kết quả thế nào?
Có thể suy ra từ cách nói ‘đặc thù văn hoá’ thì học thuyết bá quyền ưu tiên phổ biến đến các nước có đông tín đồ Phật giáo ở Đông Nam Á và Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Sri lanka (Tích Lan). Chống dân chủ phương Tây thì được Trung Quốc hậu thuẫn, quay sang phương Tây thì sẽ bị rối loạn. Trấn áp Hổ Tamin ở Srilanka, một bộ phận tăng lữ tín đồ Phật giáo Myanmar sử dụng bạo lực với nhóm Hồi giáo thiểu số, những tiết lộ về các nhà sư Thái Lan giàu có, nhiều tình nhân… cho thấy mưu kế bá quyền có một số thành tựu.
Liên minh ma quỹ giữa đảng cộng sản và tôn giáo quốc doanh nhằm chống lại các giá trị tự do, dân chủ nhân quyền phổ quát của nhân loại dưới danh nghĩa chống Thiên chúa giáo bành trướng đã tiến triển đến đâu? Đã đến mức như tiến sĩ Nguyễn Phương Mai (trường Amsterdam University of Applied Sciences) nhận xét về nhà nước Hồi giáo: ”liên minh quyền lực với các thầy tu tôn giáo đã trở thành xương tủy của cơ thể chứ không còn là những bộ phận cấy tạo”('Thuyết âm mưu' về phiến quân IS – BBCVietnamese)?
Phải chăng học thuyết “bảo vệ đặc thù văn hoá” là một thứ ‘quyền lực mềm” của chủ nghĩa bành trướng đại Hán nhằm đưa Trung Quốc thành anh cả khống chế, thôn tính làm bá chủ khu vực có đông tín đồ Phật giáo nhất thế giới?
Việt Nam trong ‘thế trận tôn giáo quốc doanh’ của bành trướng Trung Quốc
Mấy tấm hình sau đây có thể minh hoạ phần nào hiện tình Phật giáo Việt Nam trong mưu kế bành trướng, chống dân chủ, nhân quyền:
Hình 1: Bàn thờ Phật Trung Quốc mới du nhập vào Việt Nam (chủ nhân cho biết do một người đi Thái Lan mang về nhượng lại). Chú ý hàng chữ Tàu bên trên ba hình Phật ‘lạ’. Không có Phật THÍCH CA MÂU NI như các bàn thờ Phật truyền thống ở Việt Nam (có lẽ do Phật Thích Ca không phải là người Hoa) Trung Quốc có nhiều Phật mà thời nào cũng diễn ra cảnh người ăn thịt người, giết người lấy nội tạng là sao?
Hình 2: Chùa Bái Đính Ninh Bình mới xây vẫn chỉ dùng biển chữ ‘Lạ’, kiến trúc giống chùa ở Trung Quốc. Ở Việt Nam nhiều chùa Phật mới xây trong cả nước đều có kiến trúc kiểu Trung Hoa như vậy. Chùa Bái Đính là nơi có nhiều tượng Phật kiểu Trung hoa.
Hình dưới đây là 1 cơ sở Phật giáo ở Mỹ đậm chất ‘Hoa’ , có lẽ là do ‘hoài cổ’?
(nguồn các ảnh: Internet)
Nhiều chùa chiền đã tổ chức học chữ Hán cho tăng ni với tâm thức tăng ni phải học “chữ thánh hiền” vì kinh sách Phật viết bằng chữ “thánh hiền”. (Truyền hình Việt Nam đã từng có phóng sự về các nhà sư chuyên tâm học chữ thánh hiền - chữ Hán).
Phải chăng một số chùa Phật ở Việt Nam đang làm nhiệm vụ truyền bá văn hoá Trung Hoa (thánh hiền là các vị Nghiêu, Thuấn, Khổng, Mạnh, Chu, Trình, Mao , Đặng…), thờ các vị Phật do Trung Hoa sáng tác, đang học, đọc, tụng thứ kinh Phật do Trung Hoa xào xáo mà thành?
Một vài dẫn chứng trên cho thấy có sự khống chế, thần phục Phật giáo quốc doanh Trung Quốc, văn hoá Trung Quốc trong một bộ phận tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn một đạo Phật không chịu khuất phục mưu kế ‘tôn giáo quốc doanh’ biến Việt Nam thành chư hầu của bành trướng Đại Hán do đó bị bách hại rất tàn khốc.
Đôi lời về Phật giáo Việt Nam
Sau thời Đại Việt dành được độc lập, tự chủ, Phật giáo đã có những cống hiến cho sự ổn định và phát triển của quốc gia Đại Việt non trẻ dưới hai triều đại Lý Trần. Khi quyền lực cai trị Việt Nam tiếp nhận học thuyết Nho giáo trong công cuộc cai trị thì nhà nước của giới Nho sĩ ra sức bài xích, ngược đãi đạo Phật. Phật giáo suy vi mãi đến thời Pháp thuộc mới bắt đầu phục hưng. Từ đầu thế kỷ 20, giới tăng sĩ, trí thức Phật giáo Việt Nam đã có cuộc vận động phục hưng đạo pháp với việc nghiên cứu kinh sách, Việt hoá kinh kệ và hình thành tổ chức thống nhất ban đầu là hội Phật học. Những sai lầm của chính quyền Ngô Đình Diệm (có nghiên cứu cho là âm mưu của Trung Quốc thông qua tổ chức Cộng sản Hoa kiều ở Chợ lớn) lại là tác nhân thúc đẩy nhân sĩ, trí thức, tăng lữ Phật giáo phát hùng tâm chấn hưng Phật pháp và thu hái những thành tựu to lớn. Hình thành giáo hội Phật giáo có tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thay thế hội Phật học, Việt hoá gần như hoàn toàn kinh sách, cử học giả, tăng lữ du học, nghiên cứu giáo lý tại chính quê hương của đạo (Ấn độ), dựa vào kinh sách nguyên bản chữ Phạn để chỉnh lý những sai sót, nhầm lẫn trong kinh sách viết bằng chữ Hán từ Trung Quốc đưa sang, chứng minh có cơ sở khoa học đạo Phật tại Việt Nam không phát nguồn từ Trung Quốc mà do đường Nam Á truyền đến và từ đó truyền lên phía nam Trung hoa. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã thành lập hệ thống trường học từ mẫu giáo đến đại học, góp phần không nhỏ vào công cuộc nâng cao dân trí, cung cấp cho xã hội nhiều học giả, nhà nghiên cứu, trí thức, nhà chính trị có tài đức, uy tín trong nước và thế giới. Những việc làm đó đã nâng cao vị thế của đạo Phật trong xã hội, tạo được uy tín và quan hệ thân hữu, bình đẳng với các tôn giáo bạn. Nhiều nhà nghiên cứu nói thời kỳ phát triển đó tuy ngắn ngủi nhưng rực rỡ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Sự phát triển rực rỡ đó còn chứng tỏ văn hoá, văn minh Đông Tây không có mâu thuẫn gay gắt, đối kháng, một mất một còn như cách lập luận của bành trướng đại Hán: văn hoá đông ( Phật) khác văn hoá Tây (thiên chúa giáo). Sự phục hưng của Phật giáo không gây ra xung đột tôn giáo. Xung đột nếu có là do chính trị sai lầm mà có. Nhưng do biến động của thời cuộc sự phục hưng chấm dứt, Phật giáo Việt Nam lại bước vào quá trình suy vi, mạt pháp, nhưng không chịu tiêu vong như âm mưu của chủ nghĩa bành trướng.
Đôi lới về Thiên chúa giáo Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá từ đầu thế kỷ 20 đã thừa nhận Thiên chúa giáo là một bộ phận của văn hoá làng xã, tức là văn hoá bản địa. Như vậy khi nói đặc thù văn hoá thì phải bao gồm cả Thiên chúa giáo.
Với cuộc đổi mới đột phá do Công đồng Vatican 2 tạo ra vào giữa thế kỷ trước thì Thiên chúa giáo Việt Nam (phía Nam) lại hội nhập sâu vào văn hoá truyền thống. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm phạm sai lầm tai hại đối với Phật giáo, đã có nhiều tu sĩ, tín đồ Thiên chúa giáo lên tiếng phản đối, chỉ trích và bị ngược đãi.
Đối phó âm mưu dùng ‘tôn giáo quốc doanh” đe dọa chiến tranh, gây xung đột tôn giáo để bảo vệ chế độ độc tài là một loại quyền lực mềm của Trung Quốc xuất khẩu sang các quốc gia có đông tín đồ Phật giáo thay thế cho học thuyết cách mạng Mác-Lê, Mao Trạch Đông nhằm biến Trung Quốc thành bá chủ khu vực thì Thiên chúa giáo cần làm gì để cùng với khu vực Đông Á chống chiến tranh xâm lược, gây xung đột tôn giáo của chủ nghĩa bành trướng đại Hán? Phải chăng Giáo hội La mã cần một Công đồng mới cho thời đại của chủ nghĩa bá quyền bành trướng (LB Nga, Trung Quốc) đang âm mưu tiến hành ‘ngụy thánh chiến khác biệt văn hóa’? (Putin cũng tuyên bố dân chủ kiểu phương Tây không phù hợp với xã hội Nga theo Chính thống giáo).
Vấn nạn nêu ra cho đảng, nhà nước Việt Nam
Hai câu hỏi phải trả lời:
(1) Học thuyết “tôn giáo quốc doanh”, “đặc thù văn hoá” giải thích thế nào về sự phát triển bền vững ở các nước Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan… là những nước có ‘văn hóa đặc thù Đông Á’, có nền dân chủ đa nguyên (dân chủ thiên chúa giáo)?
(2) Học thuyết “khác biệt văn hoá”, chính sách ‘tôn giáo quốc doanh’ là nhằm duy trì chế độ cộng sản toàn trị về đối nội và hình thành liên minh độc tài chính quốc - chư hầu khu vực, là quyền lực mềm của bành trướng đại Hán nhằm thu phục, nô dịch, chi phối các quốc gia có nền chính trị chuyên chính, có cùng ‘đặc thù văn hoá, tôn giáo như Trung Quốc, là ‘thần dược’ hay ‘độc dược’ của đảng, nhà nước Việt Nam?
Có nên đi theo bành trướng đại Hán kích động mâu thuẫn, hận thù tôn giáo, biến xã hội Việt Nam thành một thứ đa thần giáo thờ cúng đủ loại thần thánh, làm rối loạn kết cấu xã hội để duy trì chế độ, biến đất nước thành chư hầu, nô lệ trong mưu kế ‘tôn giáo quốc doanh”, “đặc thù văn hoá” cùa bành trướng đại Hán? Phục vụ mưu đồ gây đại loạn ở các nước lân bang của Trung Quốc?
Làm hư hỏng tôn giáo, bảo kê một thứ đa thần giáo thờ cúng lung tung, nhảm nhí có phải là bản sắc văn hóa Việt?
Nếu cứ tiếp tục chế tạo “thuốc phiện tôn giáo quốc doanh”, từ chối, đàn áp dân chủ, nhân quyền thì những biểu hiện chống bành trướng, bảo vệ chủ quyền… của đảng nhà nước Việt Nam chỉ là động tác giả, sự thật là đã qui phục, cúc cung làm theo bành trướng, phải thế không?
T.M.T.
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét