Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

BÁO TQ ĐE DỌẠ ẤN ĐỘ

“Báo TQ đe dọa Ấn Độ "sẽ chịuhậu quả" nếu bán tên lửa cho Việt Nam

Việt Dũng
30/10/14 09:13
(GDVN) - Trung Quốc có thể coi Ấn Độ bán tên lửa cho Việt Nam là can thiệp quân sự trực tiếp và chuyên gia TQ đe dọa họ có thể bán vũ khí cho đối thủ của Ấn Độ.
Thủ   tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 10 đăng bài viết lớn tiếng đe dọa rằng "Ấn Độ bán tên lửa cho Việt Nam cần biết rõ hậu quả, Trung Quốc có thể bán vũ khí mạnh hơn cho nước nào đó". Ngay tiêu đề bài viết đã tỏ rõ sự tức tối về hợp tác quốc phòng-an ninh Việt-Ấn, đồng thời có ý đồ "đe dọa" rất rõ ràng.
Trang mạng Ndtv Ấn Độ ngày 28 tháng 10 đặt câu hỏi "Để đáp trả Trung Quốc, Ấn Độ sẽ bán tên lửa chống hạm BrahMos và tàu tuần tra cho Việt Nam?".
Theo bài viết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày 27 tháng 10 bắt đầu tiến hành chuyến thăm Ấn Độ, sẽ thảo luận với Ấn Độ về việc bán tên lửa chống hạm cho Việt Nam.
Ngoài ra, hợp tác quốc phòng hai nước còn bao gồm Ấn Độ đào tạo sĩ quan hải quân và phóng vệ tinh cho Việt Nam. Có điều, chuyên gia quân sự Trung Quốc đã dùng “võ mồm” dọa nạt Ấn Độ, cho rằng, trước khi bán tên lửa thì cần suy nghĩ cho kỹ về "hậu quả" của nó.
Trang mạng Ndtv viết: "Ấn Độ bán trang bị quân sự trong đó có tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam? Hành động này sẽ bị Trung Quốc cho là thù địch". "Tuy nhiên, điểm này sẽ trở thành vấn đề quan trọng giữa hai bên trong thời gian Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ".
Tên  lửa hành trình siêu âm BrahMos phiên bản Hải quân do Ấn-Nga hợp tác sản xuất.
Theo bài viết, Việt Nam đang đứng ở tuyến đầu nhất trong tình hình đối đầu ngày càng leo thang Biển Đông, sử dụng tên lửa BrahMos vũ trang cho Việt Nam sẽ bị Bắc Kinh coi là "can thiệp quân sự trực tiếp".
Bài báo giải thích chuyến thăm này của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là, vào thời điểm tình hình Biển Đông căng thẳng, Việt Nam mong muốn được Ấn Độ hỗ trợ. Báo Anh ngày 28 tháng 10 dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với phóng viên Ấn Độ rằng, ông sẽ tiếp tục cho phép tàu thuyền các nước khác trong đó có Ấn Độ thăm Việt Nam.
Theo bài báo, một tháng trước, khi một chiếc tàu chiến Hải quân Ấn Độ đi vào Biển Đông và tới gần Việt Nam, Trung Quốc (vô lý) yêu cầu tàu chiến này phải rời đi, cho rằng, ở đó là "vùng biển của Trung Quốc" (một yêu sách ngang ngược, ngông cuồng).
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, mục đích mua sắm tên lửa hành trình BrahMos của Việt Nam có thể là trang bị cho tàu chiến. Về lý thuyết, tên lửa này cũng có thể được bắn từ máy bay chiến đấu Su-30MKV và tàu ngầm cấp Kilo, tiền đề là tiến hành cải tạo khá lớn đối với phần cứng của các trang bị nêu trên, điều này có thể nhờ Nga giúp cải tạo một phần.
Chuyên gia này cho rằng, nếu loại tên lửa này trang bị cho Hải quân Việt Nam sẽ gây ra một số “phiền phức” cho tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Trung Quốc khi hoạt động ở Biển Đông. Đương nhiên, điều này cũng cần có hệ thống trinh sát, tình báo mạnh hỗ trợ mới có thể phát huy tác dụng.
Hệ   thống tên lửa chống hạm BrahMos phiên bản Lục quân
Hợp tác liên quan đến tên lửa BrahMos có lẽ chỉ là một bộ phận nhỏ trong chương trình hợp tác quốc phòng Ấn-Việt. Bài viết cho rằng, tháng trước, vài ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã thăm Việt Nam và đã ký một hiệp định cho vay tín dụng xuất khẩu trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam, dùng cho hợp đồng quốc phòng.
Theo bài báo, mặc dù ý tứ của phía Ấn Độ rất kín đáo, nhưng nguồn tin cho rằng, Việt Nam có ý định mua sắm 4 tàu tuần tra của Ấn Độ. "Việt Nam dự định mua sắm 4 tàu tuần tra là điều có thể lý giải, những tàu tuần tra này sẽ giao cho Cảnh sát biển sử dụng ở Biển Đông".
Theo bài viết, Ấn Độ còn đang đào tạo nhân viên Hải quân Việt Nam sử dụng tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo. Đến nay, Ấn Độ đã đào tạo trên 500 binh sĩ Hải quân Việt Nam, nhưng Hà Nội yêu cầu đào tạo nhiều hơn nhân viên. Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam có lẽ sắp đạt được nhất trí về phương diện Việt Nam phóng vệ tinh. Ấn Độ cũng hy vọng xây dựng một trung tâm theo dõi, tiếp nhận và xử lý dữ liệu ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Bài viết cho rằng, khi New Delhi mở rộng khu vòng cung của "chính sách hướng Đông" (xây dựng quan hệ chiến lược lâu dài trong lĩnh vực thương mại và quân sự), Việt Nam sẽ trở thành điểm tựa quan trọng. Tuy nhiên, trong vấn đề bán vũ khí cho Việt Nam, Ấn Độ trước đó thể hiện rất thận trọng, Chính phủ Ấn Độ mãi chưa xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam.
Tên  lửa chống hạm BrahMos
Chuyên gia Trung Quốc dùng thái độ "khuyên bảo", cho rằng, hiện nay, hợp tác Trung-Ấn chào đón cơ hội mới, Ấn Độ không nên đẩy quan hệ hai nước theo hướng ngược lại.
Đồng thời, chuyên gia này đe dọa: Khi Ấn Độ tìm cách giúp Việt Nam kiềm chế Trung Quốc, Ấn Độ cần cân nhắc điểm này, "con bài Trung Quốc dùng để kiềm chế Ấn Độ là nhiều hơn, hơn nữa còn mạnh hơn.
Trung Quốc có nhiều vũ khí mạnh hơn so với Ấn Độ và có thể bán cho quốc gia mà Ấn Độ không muốn Trung Quốc bán, Ấn Độ không nên làm trầm trọng hơn tình hình này"./

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét