Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

MỘT BÌA SÁCH

Một bìa sách 'CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH' !?

CÔNG LÝ Ở VN
...LÀ DZẬY ĐÓ !
          (Thay vì đưa tấm ảnh bìa này vào chuyên mục 'Ảnh ấn tượng', nhưng BVB xin đưa ảnh kèm hai bài viết dưới đây để hầu bạn đọc cùng xem, đọc và comt)
Bìa cuốn sách màu đỏ thiết kế một anh hề mặc quần lót đứng trên một quả cầu lửa giang tay cầm hai cán cân nhằm minh họa cho Thần công lý. Tên cuốn sách là "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014" do nhà xuất bản Lao Động - Xã hội in ấn và phát hành
Đừng tưởng đây là trò đùa Photoshop của cư dân mạng, nó có thật 100% và đang khiến ít nhất ba người mất ngủ.
Người thứ nhất là anh diễn viên hài Công Lý. (*)
Cái tên Công Lý do anh chọn làm nghệ danh bỗng chốc nổi tiếng nhờ vào cái bìa sách này. Mặc dù anh không được thông báo hay hỏi han một lời nhưng cái thân hình trần truồng của ai đó được ghép vào khuôn mặt anh đã làm người xem vỗ tay rần rần. Không vỗ tay sao được khi danh hài được hân hạnh làm biểu tượng cho công lý của xứ sở vốn mang tiếng là nơi chà đạp công lý nhất nhì thế giới.
Nhưng anh danh hài này lại nhảy choi choi lên và la làng rằng cái nhà xuất bản kia đã tự tiện làm một việc xâm phạm đến pháp luật: bôi bẩn tên tuổi anh trên hình bìa một cuốn sách nói về công lý. Cách chơi khăm của nhà xuất bản đã làm anh nổi tiếng... xấu và anh đòi... công lý.
Công lý của danh hài có lẽ không làm cho nhà xuất bản Lao Động - Xã hội nao núng. Điều mà công nhân tại đây lo là sắp phải đối diện với tình trạng ... "thất nghiệp treo" trong thời gian tới. Ông giám đốc thì lo nặn óc xem ai là người quen trong hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát. Ông biên tập viên thì chuẩn bị một tờ giấy  xác nhận trong thời gian sách được in ra ông đang nằm nhà thương hay công tác đâu đó, chỉ có anh họa sĩ thiết kế cái hình bìa này là chuẩn bị khăn gói quả mướp vào nhà giam...đếm lịch.
Nhưng khổ nỗi đây không phải là một vụ án hình sự, không có người bị hại, không có ai đứng ra tố cáo và nhất là không định nghĩa được sự nguy hại của trang bìa cuốn sách này nguy hiểm tới đâu.
Diễn viên Công Lý có thể sẽ đưa vụ này ra tòa nhưng phần thắng chưa chắc gì cầm trong tay. Anh chàng có thể nói khuôn mặt là khuôn mặt của anh, đã bị họa sĩ Photoshop và lắp ráp với ý đồ bất minh. Tòa sẽ hỏi làm sao chứng minh được cái mặt ấy là của diễn viên hài Công Lý chứ không phải là khuôn mặt của công lý Việt Nam?
Công Lý là một danh hài, là người của công chúng nên nếu có lấy hình của anh thì cũng được tòa cho phép huống chi đây là ý tưởng rất sáng tạo, lấy Công Lý để minh họa một nền công lý hài hước không phải là điều nên làm hay sao?
Việc thần công lý mặc quần lót thì có gì mà ầm ỉ? Chẳng qua họa sĩ muốn đồng hành cùng thời đại Ngọc Trinh, vốn đang được hàng chục triệu thanh niên Việt Nam rất ngưỡng mộ những cái quần lót của nàng, vậy thì Công lý mặc quần lót để hấp dẫn thanh nữ cả nước không phải là điều tốt hay sao?
Công Lý nói với báo chí rằng anh không hiểu ban biên tập cuốn sách, nhà xuất bản nghĩ gì mà lựa chọn hình ảnh như vậy để làm bìa, nó giống như một sự hài hước và phỉ báng vào nền tư pháp Việt Nam.
Hình như anh quá lời khi khước từ hiệu quả mà người dân đang mừng hộ cho anh. Nếu không có cái bìa sách thì anh chỉ là danh hài trên sân khấu giải trí, nay nhờ cái bìa mà anh đạt tới sự nổi tiếng trên sân khấu chính trị, chẳng những trong nước mà còn lây lan ra nước ngoài.
Ở phạm vi luật pháp, có thể hình ảnh chiếc quần lót của anh sẽ được các đại học Luật nổi tiếng quốc tế mua bản quyền để thay thế cho bà đầm bịt mắt, đã đứng quá lâu trong các trường luật. Sinh viên sẽ thư giãn và thoải mái tranh luận về các khía cạnh của công lý mà các giáo sư khả kính của họ chưa từng biết trước đây. Quan trọng hơn nữa, nếu sách vở, báo chí dám đưa hình ảnh minh họa cho một nền công lý ở truồng thì mọi cáo buộc tự do ngôn luận của Việt Nam đều bị xô ngã.
Cuốn sách xuất hiện trong lúc Quốc hội đang họp là một ý niệm cần soi sáng. Phát biểu của các ông bà trong cái nghị trường hàng ngàn tỷ ấy có vượt qua giới hạn của chiếc quần lót mà Công Lý mặc hay không? Sự hài hước từ các phát biểu ấy nào thua kém danh hài Công Lý khi người xem vai diễn của anh thuộc lòng những câu chữ ngây ngô, gây cười và đôi khi đần độn đã khiến anh nổi tiếng là một danh hài của tầng lớp nông dân.
Người ta nói nhiều đến việc viết lách, nhưng hình bìa cuốn sách này không cần lách. Người họa sĩ đã lựa chọn cho mình một chỗ nằm để mỉm cười trong bóng tối khi bị bắt, bị gán tội xuyên tạc chống phá nền tư pháp chí công vô tư của Việt Nam. Anh sẽ có một quãng thời gian nhất định để tận hưởng sự nổi tiếng của mình vì không chóng thì chày thuật ngữ "Công lý trần truồng" sẽ vào tự điển luật Việt Nam.
Ông thẩm phán Phạm Công Hùng thuộc TAND tối cao nói với báo chí:  Liệu đây có phải NXB muốn nói đến hình ảnh mới của công lý, công bằng và tư pháp Việt Nam? Rằng cả nền tư pháp, tố tụng của Việt Nam chỉ là nụ cười hài hước trên một thân hình được lắp ghép?
Ông này lại tiếp tay với NXB gợi ý cho người hiểu chuyện một cách ẩn dụ chỉ cần nhìn cái hình bìa mà không cần phải mua sách.
Vì không đọc người ta cũng biết sự trần truồng đáng thương của công lý ViệtNam như thế nào.
(Cánh Cò/Theo blog RFA  - Tựa bài trên đây: “Công lý trần truồng”)
-----------------
(*) Công Lý, một nhân vật có thật, diễn viên hề của Hà nội
                                                   #      #     #

Công lý chỉ là diễn viên hài thật
* Lê Diễn Đức
Cuốn sách "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014", của Nhà xuất bản Lao Động -Xã Hội, phát hành năm 2014, có trang bìa được minh hoạ bằng ta61m hình photoshop một người đàn ông cơ bắp mặc quần sà lỏn được ghép khuôn mặt của diễn viên hài Công Lý, tay cầm cán cân công lý, đã làm xôn xao lư luận xã hội.
Khi có sự phản ứng của dư luận, người chịu trách nhiệm xuất bản, ông Nguyễn Huy Chánh, Trưởng đại diện Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cuốn sách đã có lệnh thu hồi từ cách đây mấy tháng!
Còn ông Nguyễn Hoàng Cầm, Giám đốc Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, cho hay cuốn sách này do chi nhánh Nhà xuất bản ở thành phố Hồ Chí Minhthực hiện, nên ông đang chờ báo cáo của lãnh đạo chi nhánh phía Nam.
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản cho biết, đây là lần đầu tiên Cục Xuất bản xử lý sự cố kiểu này và đã yêu cầu Nhà xuất bản Lao động - Xã hội thu hồi toàn bộ những cuốn sách đã in, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đội ngũ biên tập và sẽ ra văn bản kết luận xử lý vụ việc này trong ngày 18 tháng 11, 2014.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Giám đốc NXB Lao động – Xã hội cho biết, Nhà xuât bản Lao động - Xã hội có liên kết với Nhà sách Lao động để xuất bản và phát hành cuốn: “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Ngay sau khi nhận được bản lưu chiểu thì phát hiện ra các sai sót nên đã yêu cầu Nhà sách Lao động không được phát hành và thu hồi toàn bộ sách hồi bằng văn bản ngày 22/7
Thế nhưng cuốn sách đã in vẫn ung dung có mặt trên thị trường 1.000 cuốn và đến ngày 17 tháng 11 chỉ mới thu hồi được 270 cuốn.
Của cấm là của ngon, càng cấm người ta càng háo hức muốn biết. Chỉ cần tới tay người đọc, dù chỉ một ngày cũng đã đạt mục đích.
Trong hệ thống kiểm duyệt khắt khe của chế độ cộng sản ViệtNam vẫn thường có những lỗ hổng mà một số người trong ngành xuất bản tận dụng được.
Nhiều tờ báo có bài về chủ đề nhạy cảm, đụng đến "vật thiêng" của chế độ, ví dụ như tờ Tuổi Trẻ từng nói Hồ Chí Minh có vợ, hoặc một lần khác công bố một cuộc thăm dò dư luận xã hội cho thấy giới trẻ yêu thích Bill Gates nhiều hơn hắn Hồ Chí Minh hay tướng Giáp, phát hành ra, báo đã nằm trên các quầy bán lẻ, mới có lệnh thu hồi.
Nhiều cuốn sách cũng có số phận tương tự, ví dụ như "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip, "Sát thủ đầu mưng mủ", "Đồng dao dành cho trẻ mầm non" hay thậm chí “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của tác giả Vũ Chất.
Một số sách có nhiều liên hệ xấu đối với chính sách của đảng Cộng sản Viêt Nam, thuộc vùng cấm, cũng lọt lưới kiểm duyệt, được đưa ra thị trừơng vài ngày mới có lệnh thu hồi, ví dụ như "Thời của thánh thần" của Hoàng Minh Tường.
Tôi không cho đây là một "tai nạn nghề nghiệp" như vị lãnh đạo nhà xuất bản nói, mà là một việc làm có chủ tâm rõ ràng. Tác giả của trang bìa cuốn sách muốn biến văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam thành một trò cười, mỉa mai vào cái thứ công lý chẳng bao giờ thấy trên mảnh đất này.
Nụ cười châm biếng cũng là thứ vũ khí sắc bén mà người dân thường vận dụng trong các chế độ toàn trị. Nó cũng tựa như những câu thơ dân gian, những bài hát đồng giao hoặc chuyện tiếu lâm.
Chả thế mà trên Facebook bạn "Mai Hằng" chia sẻ: "Hay ý nhà xuất bản là 'Công Lý' ở nước ta chỉ là diễn viên hài". 
"Minh Nguyen" rất ủng hộ ý tưởng độc đáo này: "Hay quá! Người biên tập chọn một danh hài để làm bìa cho công lý ở nước ta, ai cũng chê, còn mình thì thấy được cái tâm của người biên tập. Rất cám ơn!".
"V. Nguyễn" lại cho rằng người biên tập đã "quá dũng cám, dám nói lên sự thật"!
Công lý của nhà nước cộng sản VIệt Nam là cái án tù chung thân về tội giết người "có tính chất côn đồ" bằng tra tấn, ép cung cho ông Nguyễn Thanh Chấn của Toà án tỉnh Bắc Giang. Sau 10 năm ngồi tù ông mới được minh oan. Không có sự thật nào bi hài hơn!
Công lý là tất cả các phiên toà xét xử những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, được thông báo công khai nhưng an ninh mật vụ dày đặc ngăn chặn, đánh đập, bắt giữ những người muốn đến tham dự, thậm chí cả người thân trong gia đình. Các bản án thì tuỳ tiện với cùng một tội danh bị áp đặt, được quyết định trước cho từng trương hợp cụ thể, đưa từ trên xuống!
Công lý ở đâu khi những người nông dân bị mất đất không nơi ăn ở, khốn khổ đi khiếu nại và trở thành nhửng kẻ ăn mày (công lý) chuyên nghiệp!
Luật sư Ngô Bá Thành, cựu Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Vịet Nam, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ 6, khóa 8 và khóa 10 đã có một câu nói nổi tiếng mô tả một thứ công lý man rợ của nhà nước cộng sản Việt Nam: "Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!".
Còn cựu Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương, cựu Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX và khoá X, đã từng phát biểu trước Quốc hội rằng: “Luật của ta xử thế nào cũng được”. Câu phát biểu này đã đi vào huyền thoại trong nền pháp lý cộng sản Việt Nam.
Vậy, bìa của cuốn sách muốn nói Công Lý là diễn viên hài, đã thể hiện rõ thực chất nền tư pháp của chế độ, chính xác 100% cả nghĩa đen và nghĩa bóng!
© Lê Diễn Đức
Mon, 11/17/2014
-----------------

39 nhận xét:

  1. Một hình ảnh thật tuyệt đối với luật pháp VN, khéo ai là ngụ ngôn hay đến vậy
    Trả lời
  2. Tôi phải công nhận sự thông minh của tác giả trang bìa, một sự thậ mà đến giờ mới có hình ảnh tượng trưng. Nghe nói biểu tượng Công lý này được tư pháp thế giới mua 2,5 tỷ đô la.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Bìa của cuốn "Bộ luật dân sự" rất có giá trị và ý nghĩa hiện thực, không việc gì phải thu hồi, càng không nên "truy vấn" tác giả. Nó đúng, chính xác, có sao đâu!
      Như cố Luật sư Ngô Bá Thành (1931-2004) đã nói: "Việt Nam không thiếu luật. Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!"

  3. MỘT SỰ NGU SUẨN CỦA KẺ CHỈ ĐẠO IN ẤN.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Không, AL 09:01 nói không đúng, thực sự tác giả bìa và nhà in đã tỏ ra rất thông minh, có cân nhắc suy nghĩ, đúng với thực tế cai gọi là "công lý" ở VN.
    2. "ngu xuẩn" chứ khống phải "ngu suẩn". Chán các nhà tư tưởng này quá !. Đất nước lụn bại từ các "nhà tư tưởng" này...
    3. Một sự chỉ đạo NGU XUẨN của những thằng ĐÀY TỚ DÂN việc thu hồi sách khi đã phát hành của CÔNG LÍ Ở VN CHỈ LÀ 1 DIỄN VIÊN HÀI!!! A LỢN NHỈ?
      NGLUY
  4. Lần tái bản tới sẽ là hình Chú Cuội miệng nói "Quyết liệt thật thà..." Hà hà...
    Trả lời
  5. Bái phục người thiết kế trang bì này.
    Trả lời
  6. Ai giữ được cuốn này sau này sẽ bán theo giá hàng độc.Thật khâm phục sự dũng cảm và óc hài hước của tác giả bức ảnh.Đang bực mình mà nhìn bức ảnh này sảng khoái ngay
    Trả lời
  7. Tấm ảnh bìa này khá hoàn hảo về ý tưởng và biểu tượng , nó phản ánh đúng thực trạng nền tư pháp Việt Nam .

    Thông thường những biểu tượng về công lý thường được thể hiện là người đàn bà ( Thần công lý trong truyện cổ Hy Lạp ) một tay cầm kiếm ( Tượng trưng cho uy quyền ) , một tay cầm chiếc cân thăng bằng ( Tượng chưng cho sự công bằng , không thiên vị ) . Một số bức tượng ở các nước , người ta còn bịt mắt tượng bằng một băng vải ( tượng trưng cho sự minh định không thiên lệch ) Với các cách điệu khác nhau .

    Tấm hình bìa này đã thay hình ảnh nữ thần công lý thuần túy , bằng hình ảnh một chàng trai cơ bắp cuồn cuộn , hai tay tự cầm và bóp chặt hai nhánh cân mà không có đòn cân , không có quả cân ( Hình như quả cân nằm thấp thoáng ở đâu đó trong cái khố đóng vội ) .

    Thay cho khuôn mặt nghiêm nghị là một nụ cười khá thu hoạch . Đôi chân mạnh mẽ không dứng trên bục vững trãi mà đứng trên một quả cầu tròn tựa Như cái bu gà - Biểu tượng cho sự giam cầm .

    Việc ghép đầu diễn viên hài Công Lý vào tấm hình , đã chứng tỏ Tác giả của tấm ảnh một người làm việc nghiêm túc , có ý thức và có tư duy sâu . Thay vì trừng phạt tác giả và nhà xuất bản , chính quyền hãy nên xem lại mình đã thực thi công lý ra sao .

    Một chính quyền đàng hoàng và tử tế nên ghi nhận những phản hồi từ nhiều phía .

    Để gió cuốn đi
    Trả lời
    Trả lời
    1. ĐGCĐ đã bình luận rất hay, chính xác, có căn cứ.
      Thêm vào đó, mảng màu đen viền bán cầu thể hiện những âm mưu, động cơ đen tối, không minh bạch; ánh vàng dưới chân và trên đầu là ngành mang danh vì "công lý" nhưng thực chất chỉ vì ...tiền, vàng!
    2. Thêm nữa, cái nền ảnh đỏ chói là 'án bỏ túi' theo chỉ đạo của cấp ủy, cũng là: "Nhân danh nước CHXHCNVN...". Cái vòng đen bán nguyệt là lập lờ trắng- đen lẫn lộn khi quy chụp, khép tội, xử án! Mập mờ 'thế lực đen'.
      Màu vàng lấp lánh dưới chân là công lý đứng trên vàng, đầu nghĩ đến tiền, vàng mà xử!
    3. Vàng từ chân đến tận dái thế kia thì công lý đếch gì nhỉ .
    4. Họ chây ì lắm , nên chẳng muốn nghe bất kỳ ý kiến nào. Tương lai XH VN càng ngày càng đen tối mờ mịt.
  8. Nếu Việt Nam có nền công lý chuẩn và tiên tiên thì cuốn sách có minh hoạn này vất vào xọt rác .
    Còn Việt Nam hiện nay không có công lý thì cuốn sách công lý này sẻ lưu hành phô trương cho miệng thế gian . ĐVK
    Trả lời
  9. GIỎI , THÔNG MINH VÀ DŨNG CẢM.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Hay , chuẩn , chính xác ( Nếu bác khen thật lòng nơi in ra nó ) !
  10. Má tui nói rồi... "Sau này tụi bây sống với quỷ!" Có quỷ mới làm ra ba cái chuyện rùng rợn này!
    Nó như thế đã trắng trợn tuyên bố: "Công Lý đểu của chúng tao dành cho nhân dân nghèo vô sản chúng mày đó!"
    Trả lời
  11. Một tuyệt tác của thời đại .....đấy chứ! Tác giả đã chế tác ra một vũ khí phê phán không chê vào đâu được.
    Trả lời
  12. Chắc chắn có ĐBQHCSVN dính dáng tới chuyện này - "Tính Đểu cao!!!"
    Trả lời
  13. Góp ý rất nghiêm chỉnh cho đ/c Công Lý: Bạn làm nghề diễn hài mà chọn nghệ danh Công Lý sẽ bị Tổ trác đấy. (Một ý tưởng cực kỳ dở). Đổi ngay đi còn kịp...
    Trả lời
  14. Một vài ngày gần đây trên các phương tiện truyền thông , diễn viên hài Công Lý xuất hiện với kiến nghị đòi xử nhà xuất bản nào đó đã " cả gan " bôi nhọ anh vì đã lắp ghép cái đầu của anh trên một cái thân hình trần truồng ( trên trang bìa của một cuốn sách ) , tôi khá hoài nghi về tính chân thật của thông tin này . Nhưng hôm nay vào blog của bác Bồng đọc bài viết và nhìn hình ảnh của bìa sách với tựa đề : Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 . Nếu đây là câu chuyện có thật về một cuốn sách phổ biến về pháp luật cho dân chúng ( đề tài khá nhạy cảm ) mà lại có một trang bìa khá là " dung tục " như vậy thì phải nói luật xuất bản của chúng ta " khá thoáng " và cũng " loạn xà ngầu " ! Nhưng ở một khía cạnh khác thì tôi lại thấy ý nghĩa của nội dung hình ảnh trên trang bìa do một họa sĩ nào đó ( cứ tạm cho là như vậy ) đã thể hiện . Bây giờ chúng ta thử xem CÔNG LÝ ở Vietnam đã được thực thi như thế nào ( chắc chắn không một người hiểu biết nào trong chúng ta không biết điều này ) : hàng ngàn người dân mất đất vào tay bọn " cá mập " với lý do hết sức " cộng sản " như xây dựng các công trình công cộng , công ích , TT thương mại ... thực chất là bọn " cá mập " được chính quyền từ địa phương đến TW " bât đèn xanh " cho việc " ăn cướp " này ( đền bù 100 ngìn /m2 rồi bán lại tiền triệu ...) . Không giết người nhưng lại được các cơ quan điều tra , VKSND , tòa án ... cố tình " gán cho có tội " rồi đi bóc lịch ( may mà chưa dựa cột như ông Ng.thanh Chấn ) , rồi vụ án vườn mít mãi không xong ( không khéo cũng lại dựa cột như Lê bá Mai ) , ba ông ăn cắp mấy con vịt khi ra tòa mỗi ông nhận " 13 quyển lịch " ! Trong khi một thằng tham nhũng ( gọi thế cho bóng bảy thôi chứ thực chất là những thằng ăn cắp có chức quyền ) hàng tỷ thì lại " bóc lịch " có mấy năm hoặc " treo chứ không ngồi " ! Cũng chỉ vì đấu tranh công khai cho một nền dân chủ thực sự của xã hội , biểu tình tập thể lên án sự xâm lược của TQ đối với đất nước thân yêu của mình ... ấy thế mà lại được " đảng và nhà nước " gắn cho cái tôi " thế lực thù địch , chống phá nhà nước , xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân ..." rồi cũng đi " bóc lịch " vô thời hạn ! Nếu có kể ra cho hết những câu chuyện đau buồn về thực thi công lý ở VN thì cả năm cũng không hết . Thực trạng đau lòng này đến nỗi các quan chức ngành bảo vệ pháp luật phải thốt lên giữa hội trường Quốc hội : luật của Vietnam xử kiểu nào cũng được ! Hoặc như một nữ luật sư kỳ cựu cũng phải công khai phát biểu : Vietnam có cả một rừng luật nhưng lại xử theo LUẬT RỪNG ! Vì vậy , không hiểu các bạn nghĩ sao và lên án tay họa sĩ nào đó đã " hết sức tầm bậy " khi vẽ minh họa hình ảnh như nói trên vào trang bìa cuốn sách " ngiêm túc " như vậy , tôi thì lại khá khen thay vị họa sĩ đó vì quá sáng tạo và quá dũng cảm , dám đưa một hình ảnh " quá ư dung tục " nói về CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM . Việc thực thi CÔNG LÝ ở Việt Nam cũng chỉ là TRÒ DIỄN HÀI mà thôi , ở VN làm gì có công lý , nếu có thì chỉ là cái tên của diễn viên hài Công Lý mà thôi ! Nhưng tay họa sĩ này " hơi ẩu " vì tự nhiên lại đưa ngay cái " bản mặt " của anh Công lý vào quyển sách này ! Ôi một xã hội LOẠN .
    Trả lời
  15. Cuốn sách bị thu hồi vì thiếu nghiêm túc, không biết chỉ cái bìa hay cả nội dung thiếu nghiêm túc ?.
    Trả lời
  16. Có lẽ nên xem lại mục đích ý nghĩa thâm hậu thật sự của nhà xuất bản này. Lồng ghép hình nghệ sỹ hài Công lý vào quyển sach hướng dẫn thi hành Pháp luật ( luật Dân sự) là rất khéo léo và thông minh. Hình ảnh của nghệ sỹ Công lý đứng giữa đỡ 2 bên cán cân công lý , nên hiểu đó là sự ví von, ngụ ý về thực tế giữa Luật trên giấy và thực thi luật pháp tại Việt nam . Nên biểu dương khen thưởng tác giả bìa minh họa và nhà xuất bản LĐ-XH mức Huân chương "Đại tướng quân " !!!
    Trả lời
  17. Không ngờ câu nói nổi tiếng :"Ở nước ta, án dân sự xử thế nào cũng được" của bác Trịnh Hồng Dương lại được minh họa trên trang bìa của một ấn phẩm nghiêm túc đến như vậy.
    Trả lời
  18. " Luật pháp trần trụi
    Công lý là hề."
    Quá thâm thuý. Picasso vẽ tranh trừu tượng, VN cũng có vậy.
    Trả lời
  19. Xét về thực tế "bảo đảm công lý" ở VN, bìa sách này rất chuẩn, sao phải thu hồi? Sự nhắc nhở bằng nghệ thuật để cải hóa nền lập pháp, tư pháp, hành pháp, chấp pháp...
    Trả lời
    Trả lời
    1. Cũng không nên truy vấn NXB cũng như đối tác liên kết!
  20. Hình công dân lại bị tự tiện in lên trang bìa một ấn phẩm lá cải lá sen như vậy!?
    Luật pháp nước mình... thật hết biết!!!
    Trả lời
    Trả lời
    1. Biết rồi , nhưng việc áp dụng " Nuật " của nước mình có ra cái thể thống gì không đã nào . Đánh người dân chết trong đồn nó có xử thằng nào đâu .
  21. Pháp luật-Luật pháp Việt Nam
    Cứ như một thứ tạp nham lộn nhèo
    Pháp quyền-nhà nước chán phèo
    Luật đem ra dọa dân nghèo mà thôi
    Oan sai chỉ biết kêu trời
    Quan trên vẫn ghế tót vời nghênh ngang
    Theo "lễ' mà xử các quan
    Theo "hình" cứ bắt dân oan tội tù
    Xoay như chong chóng đèn cù
    Cực hình tra tấn, cố vu tội hình
    Mặc lòng dân chúng bất bình
    - "Quyền ta to nhất pháp đình ngán ai"!
    Oan sai bồi tiếp oan sai
    Công lý như vậy hỏi ai...chủ trò?!
    Trả lời
  22. Tiết mục táo quân năm nay nên để Công Lý đóng vai quan tư pháp ở trần giới. Qua tác phẩm bìa sách này, Công Lý nên cảm ơn họa sĩ và nhà xuất bản. Vì có cái bìa sách mang đậm phong cách hiện thực phê phán mà tên tuổi anh nổi như cồn, khong cần phải tự PR.
    Xung quang thần "công lý" ánh lên màu vàng, vàng đầy là vàng ròng, dưới chân là quả cầu bằng vàng, sau lưng là hào quang của vàng, quần lót viền vàng, ngực lực sĩ cũng được "lắc kê" vàng.
    Một tuyệt phẩm. Các nhà luật học tha hồ mà du dương bình phẩm.
    Quy chiếu với văn học thì nó cũng ngang ngửa với các tác phẩm trào phúng của các cụ ngày xưa.

    “Tôi thấy người ta có bảo rằng:
    Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
    Chứa ai chả chứa, chứa thằng Cuội,
    Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.”

    Tú Xương tiên sinh xưa viết thế
    Cuội của Cụ xưa chẳng giống giờ
    Ngày nay thế kỷ hai mươi mốt
    Cuội nhiều vô kể chốn dương gian
    Dân tình tính nhát cuội càng đông
    Cuội không ngớ ngẩn như xưa nữa
    Cuội quá tinh ranh cáo gọi thầy
    Cuội quan, quan cuội mẫu quan tòa
    Miệng nói sạch trong như bóng kiếng
    Mà lòng hôi thối tựa chuột trương
    Nói thương dân khổ trên đầu lưỡi
    Miệng cười nhưng óc độc bụng sâu
    Hỏi đâu công lý với công bằng
    Chức ông chánh án cao vời vợi
    Nhân cách ông thì chó cũng chê





    Trả lời
  23. Dù xem xong chảy cả nước mắt nước mũi không biết nên vui hay nên buồn nhưng cũng phải thốt lên một câu: " Đại tài"
    Có ai hay chữ nên ra một vế đối cho mọi người theo với. ( Chẳng hạn như: " Công Lý khoe một Ký Lông là Công Lý"
    Trả lời
  24. Một bức ảnh biết nói.Quá hay
    Trả lời
  25. đúng là một kiệt tác! không phải là về mặt hình ảnh mà là ở ý tưởng.Tôi tỷ dụ như cái mặt người có tên là Công Lý kia không phải là một diễn viên hài mà là một người vô danh nào đó thì chắc chẳng có chuyện gì xảy ra, chẳng có thu hồi hay kiểm điểm gì hết!
    Trả lời
  26. Cuốn sách được xuất bản đường đường chính chính thế này (nhà XB, biên tập, minh họa,...) mà sao quý vị còm chi mà dữ dzậy. Điều đó chứng tỏ cuốn sách là một sản phẩm phục vụ hữu ích cho công tác giáo dục pháp luật của Đ&NN.
    Với lực lượng AN, CS Văn hóa cùng với bộ máy quản lý văn hóa tư tưởng "đông như quân Nguyên" của Đ&NN, nếu muốn "khép tội" thì dễ ợt - chẳng lẽ họ ngồi không để ... ăn tốn tiền dân ah!
    Trả lời
  27. Bộ mặt văn hoá để đâu ,cán cân công lý thể hiện cái gì ,mà mang anh hề làm thể hiện công lý đúng là một lũ vô văn hoá công lý hề
    Trả lời
  28. ''CÔNG LÝ CÒN LANG THANG ĐÂU ĐÓ CHƯA VỀ ĐẾN VN'' trích trong một bài viết về Đảng xử vụ ĐOÀN VĂN VƯƠN ??? nhưng chắc đó chỉ là phần hồn? Còn phần xác thì đã luôn trần trụi ở các vụ án bỏ túi... xét xử tham nhũng... đấu tố phê và tự phê...???Mà đả kích nhất là ảnh bìa của tác phẩm; BỘ LUẬT DÂN SỰ...CÔNG LÝ càng nổi tiếng và tai tiếng ở VN thời Đảng Trị?
    NGLUY
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét