Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

CHÊ CHỦ TỊCH TỈNH



ANGIANG-FACEBOOK-KENHKIEU3
 Nhưng bản tin này và những “phát biểu cha chú” của ông càng cho thấy rõ hơn rằng ông không xứng đáng làm cái chức chủ tịch tỉnh. Ngạc nhiên là tại sao Chính phủ không xem lại cái chức của ông? Nhưng theo dõi diễn biến sự việc làm tôi nhớ đến Nhà văn George Orwell và tác phẩm “1984” của ông.
Có lẽ nhiều người mê văn học (hay có thói quen đọc sách) biết tác phẩm “1984” của Nhà văn người Anh George Orwell, mà bối cảnh rất giống … Việt Nam ngày nay. Trong tác phẩm trứ danh đó, Orwell mô tả một nhà nước có tên là Oceania, được cai trị bởi một đảng, và đảng trưởng là Big Brother — Anh Cả. Anh Cả là một lãnh tụ độc tài, được bộ máy tuyên truyền dựng lên như là một thần tượng cho người dân yêu thương, sợ hãi, và kính trọng.
Xã hội Oceania có ba thành phần: một nhóm nhỏ gọi là Nội Đảng gồm những kẻ cai trị; một nhóm lớn hơn gọi là Ngoại Đảng bị tẩy não nặng nề và chỉ biết làm việc cho Nội Đảng; và một nhóm lớn nhất gọi là Proles chẳng có quyền lực gì và gần như vô nghĩa. Nhóm Probes này được quản lí bởi một lực lượng gọi là Thought Police – tức Cảnh sát tư tưởng. Nhóm Proles chẳng có vai trò gì, và thường được Cảnh sát Tư tưởng cho chơi thể thao và những màn giải trí vớ vẩn khác.
Nhà nước Oceania có những bộ như Bộ Sự Thật (Ministry of Truth), Bộ Đầy Đủ (Ministry of Plenty), Bộ Hoà Bình (Ministry of Peace), Bộ Yêu Thương (Ministry of Love), v.v. Nhưng tất cả các bộ này làm việc hoàn toàn ngược lại với tên của chúng, chẳng hạn như Bộ Sự Thật là chuyên nói láo, hay Bộ Yêu Thương có nghĩa là bộ phụ trách tù cải tạo!
Như nói trên, nhân vật quan trọng nhất trong Nhà nước Oceania là Anh Cả. Anh Cả có mặt khắp nơi, bao trùm lên mọi hoạt động xã hội. Trong xã hội đó, người dân (tức Probes) được nhắc nhở rằng Anh Cả đang theo dõi họ 24/24 giờ mỗi ngày. Anh Cả không cho người dân suy nghĩ hay viết gì lệch lạc so với ý của đảng, người dân phải bị giám sát từ bước đi, lời nói đến chữ viết. Từ đó mới có câu nói nổi tiếng “Big Brother is watching you” – Anh Cả đang nhìn bạn.
Cái mô hình Anh Cả trong tiểu thuyết của Orwell dĩ nhiên là có mặt trong thế giới cộng sản cũ. Ở Đức, sau khi thống nhất đất nước, người ta mới biết cơ quan mật vụ khét tiếng Stasi đã theo dõi người dân như thế nào. Họ dùng những người thân cận như cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp làm điềm chỉ viên cho họ. Các điềm chỉ viên báo cáo rất chi tiết về người họ theo dõi, như gặp ai, nói chuyện về gì, suy nghĩ ra sao, thậm chí … ngủ với ai! Mô hình Anh Cả theo dõi này được áp dụng ở nhiều nước XHCN cũ.
Cái thể chế “Anh Cả đang nhìn bạn” cũng đang xảy ra ở An Giang. Thử tưởng tượng một tỉnh gồm 2 triệu người, và nếu 30% có sử dụng internet thì con số người dân có truy cập mạng phải cỡ 600 ngàn người, và trong số này có thể có đến 300 ngàn người dùng facebook. Tỉnh An Giang chắc phải có một lực lượng an ninh chìm nổi rất lớn để giám sát chữ viết của 300 ngàn con người này mới có thể phát hiện một cô giáo có nhận xét về ông chủ tịch tỉnh. Tỉnh An Giang chắc phải tốn rất nhiều tiền [của dân] để tạo nên một hệ thống Anh Cả chặt chẽ như thế, và hệ thống này có lẽ rất kém hiệu quả kinh tế (vì số nạn nhân quá ít).
Đối chiếu lại cái Nhà nước Oceania của George Orwell, chúng ta thấy An Giang cũng có 3 giai cấp. Những người như ông chủ tịch tỉnh là người của nhóm Nội Đảng — Inner Party. Còn những người làm thanh tra và ra giấy phạt là Cảnh sát Tư Tưởng. Những người tung hô và ủng hộ ông chủ tịch là người bị tẩy não thuộc nhóm Ngoại Đảng — Outer Party. Còn cô giáo Thuỳ Trang, anh Huy Phúc và vợ anh ta và hàng triệu người khác là thuộc nhóm Proles, không có quyền thế gì cả và họ bị Anh Cả theo dõi 24/24. Cuốn tiểu thuyết 1984 được Orwell viết từ 1949, tức là 65 năm trước, mà xem ra vẫn còn mang tính tiên tri cho ngày nay.
THEO FB NGUYEN VAN TUAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét