Quyền tự do thông tin và cuộc chiến chống tham nhũng
Một vụ việc đau lòng, bức xúc dư luận, thể hiện ‘pháp luật tréo ngoe’ thiếu dân chủ: Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo ‘Người cao tuổi’ do hăng hái, say sưa, trung thực, mạnh bạo, có bản lĩnh chống tham nhũng mà bị cách chức Tổng biên tập, nay lại bị ‘khởi tố hình sự’ rơi vào vòng lao lý khi ông đang bệnh tật và đã ngoài 70 tuổi. Trong khi đó, đảng CSVN vẫn kêu gọi báo chí cần quyết liệt, mạnh mẽ, bản lĩnh tham gia giúp đảng ‘chống tham nhũng’. Vậy, báo chí có quyền gì? Được ai quan tâm, bảo vệ?
Theo dự kiến, dự thảo Luật tiếp cận thông tin sẽ được Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp thứ 10 đang diễn ra từ ngày 20/10 đền 28/11/2015. Nhân dịp này, Luật Khoa gửi đến bạn đọc bài chia sẻ của Heather Brooke trong khuôn khổ TED Talks năm 2012 khi cô kể lại việc mình đã dùng quyền tiếp cận thông tin làm công cụ đưa ra ánh sáng các tiêu cực từ phía quan chức nhà nước.
Heather Brooke là một nhà báo người Anh – Mỹ đi đầu trong phong trào vận động quyền tự do thông tin ở Anh Quốc. Năm 2009, cô đã góp công lớn khi giúp đưa ra ánh sáng những bê bối trong việc sử dụng ngân sách của Quốc hội Anh – sự kiện làm chấn động toàn nước Anh khi đó và dẫn đến hàng loạt quan chức lập pháp lẫn hành pháp phải từ nhiệm.
* * *
* Heather Brooke
Ngày xửa ngày xưa, thế giới là một đại gia đình vận hành theo khuôn phép gia trưởng. Đứng đầu đại gia đình đó là những phụ huynh đầy quyền lực và vô cùng nghiêm khắc, còn người dân là những đứa con không có nhiều tiếng nói, chúng được bảo cần biết chấp hành và tuân thủ hơn là thắc mắc với những câu hỏi. Nếu hoài nghi quyền hạn của các phụ huynh, những đứa con sẽ bị khiển trách. Và nếu ai trong số chúng cả gan đặt chân vào phòng của phụ huynh, hay xa hơn nữa là ngăn tủ chứa những hồ sơ bí mật, kẻ đó sẽ bị trừng phạt và cấm không bao giờ bén mảng đến nữa nếu muốn được yên thân.
Kim Quốc Hoa - Tai họa nghề nghiệp |
Thế rồi ngày nọ, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện, trên tay ông ta là những chiếc hộp chất cao ngất ngưởng, bên trong đựng hàng tá tài liệu mật lấy cắp từ phòng của các phụ huynh. Ông ta nói với bọn trẻ đang mắt tròn mắt dẹt với những cái miệng há hốc: “Hãy xem đi, xem bọn họ đã giấu chúng ta những gì!” Lần lượt từng cái một, bọn trẻ tìm thấy nhiều hồ sơ và biên bản ghi lại các buổi họp của phụ huynh. Chúng phát hiện ra, rốt cuộc những phụ huynh này hành xử không khác gì bọn trẻ. Họ cũng mắc lỗi, và mắc lỗi thường xuyên. Khác biệt duy nhất là sai phạm của phụ huynh được bảo vệ an toàn trong những ngăn tủ bí mật. Nhưng trong số những đứa trẻ có một bé gái cho rằng sự bí mật đó là một điều vô lý, cần có những luật lệ cho phép những đứa con được tiếp cận ngăn tủ này. Và thế là cô bé lên kế hoạch biến mong muốn đó thành sự thật.
Trở lại với thế giới thực tế, cô bé trong câu chuyện trên là tôi, còn những hồ sơ bí mật mà tôi muốn khám phá nằm trong tòa nhà Quốc hội của Anh Quốc. Cụ thể hơn, tôi muốn tiếp cận các hóa đơn, chứng từ ghi lại công tác phí của các vị dân biểu. Tôi đã tưởng đó là câu hỏi cơ bản mà người dân trong một nền dân chủ có quyền truy vấn. Tôi chẳng yêu cầu họ cung cấp mật mã mở cửa hầm chứa hạt nhân, nhưng nếu biết mức độ khó khăn mà tôi đã phải đối mặt khi gửi đơn thắc mắc theo đúng đạo luật Tự do Thông tin thì hẳn bạn sẽ phải tưởng là tôi đã yêu cầu thông tin gì đó ghê gớm đến mức như vậy.
Và tôi đã mất năm năm ròng rã cho cuộc tìm kiếm đó, với hàng trăm đơn yêu cầu đã gửi đi. Thành thật mà nói, tôi không hề có ý định đem đến cuộc cách mạng nào cho Quốc hội Anh cả. Chỉ đơn thuần là tôi gửi đi các yêu cầu cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho cuốn sách đầu tay tôi đang ấp ủ khi đó mà thôi. Nhưng dự định tưởng chừng đơn giản đó cuối cùng lại dẫn đến một cuộc chiến pháp lý đầy dai dẳng. Sau năm năm kiên trì yêu cầu Quốc hội công khai thông tin, tôi đã đứng trước những vị thẩm phán lỗi lạc nhất xứ Anh Quốc tại tòa cấp cao, chờ đợi phán quyết của họ cho tranh chấp của chúng tôi. Phải nói với bạn rằng lúc ấy tôi không đặt nhiều hi vọng. Bạn biết rồi đấy, các cơ quan nhà nước thường đứng về phía nhau, thế nên trong cuộc đối đầu đó tôi đã nghĩ mình chỉ là châu chấu đá bánh xe.
Nhưng thật bất ngờ, người chiến thắng lại là tôi
Tuy nhiên, đó không phải là cái kết có hậu bạn vẫn hay thấy trên phim. Vấn đề tiếp tục xuất hiện vì sau đó Quốc hội liên tục trì hoãn nghĩa vụ công bố các thông tin theo phán quyết của tòa. Kế đến, họ có những bước đi nhằm thay đổi luật sao cho trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin không còn áp dụng cho họ nữa. Chẳng hạn như đạo luật minh bạch vừa được thông qua trước đó vốn áp dụng cho tất cả mọi người, giờ đây Quốc hội cố điều chỉnh để các quy định không còn dành cho họ.
Nhưng điều mà họ không ngờ tới chính là công nghệ số hóa thời đại ngày nay. Điều đó có nghĩa tất cả hóa đơn, chứng từ đều được chụp lại và lưu trữ bằng dữ liệu điện tử, vì vậy rất dễ để ai đó sao chép toàn bộ cơ sở dữ liệu vào một cái đĩa rồi tuồn ra ngoài và bán cho người trả giá cao nhất. Trên thực tế, cái tên chiến thắng trong cuộc đấu giá đó chính là tờ Daily Telegraph. Bạn vẫn còn nhớ chứ? Đầu tháng 5 năm 2009, mỗi ngày nước Anh lại rúng động trước những tiết lộ mới đầy tai tiếng về Quốc hội được tờ báo phanh phui ra: ngân sách Quốc hội được dùng để mua từ phim khiêu dâm trên mạng, nút chặn bồn tắm, tân trang nhà bếp mới cho đến thanh toán những khoản mua nhà trả góp vẫn còn chưa trả hết. Kết quả là sáu bộ trưởng đã phải từ chức cùng một chủ tịch Hạ viện bị buộc rời khỏi ghế lần đầu tiên trong vòng 300 năm qua. Sau đó, một nhà nước mới được bầu lên trên nền tảng và trách nhiệm minh bạch. Trong cuộc bầu cử đó có 120 nghị sĩ tự nguyện thôi nhiệm, còn hiện tại bốn cựu hạ nghị sĩ và hai thượng nghị sĩ đang phải ngồi tù vì tội kê khống chứng từ.
Tôi kể với bạn câu chuyện trên bởi không chỉ nước Anh mới có. Nó là một ví dụ điển hình cho sự giao thoa của những nền văn hóa khi hiện tượng này được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới: các quan chức nhà nước nghĩ rằng họ có thể ngồi phía trên tùy nghi quản lý chúng ta mà không phải chịu sự giám sát từ công chúng. Nhưng giờ đây công chúng không còn hài lòng với trật tự đó nữa, và không chỉ là cảm xúc phẫn nộ nhất thời, họ đã tự trang bị cho mình các thông tin và dữ liệu làm bằng chứng đáng tin cậy.
Có thể nói chúng ta đang tiến vào quá trình dân chủ hóa thông tin. Tôi đã hoạt động trong lĩnh vực tiếp cận thông tin được một thời gian khá dài. Một quan sát thú vị mà tôi nhận thấy đó là trước đây lĩnh vực này chỉ nhận được sự quan tâm từ một nhóm chuyên biệt, so sánh với hiện tại, rõ ràng nó đã phổ biến đến đại chúng. Mỗi ngày, lại có thêm người dân trên thế giới muốn biết những người nắm quyền trên họ đang làm gì. Họ muốn có tiếng nói trong những quyết định lấy mục đích là vì lợi ích cho họ, được thực hiện bằng tiền của chính họ. Trong cuộc dân chủ hóa thông tin này, tôi nhìn thấy một xu hướng khai sáng thông tin với những giá trị tương đồng thế hệ thứ nhất của Phong trào Khai sáng thế kỷ 18. Đó là tiếng gọi đi tìm sự thật thay vì dễ dàng chấp nhận điều ai đó nói là đúng. Chúng ta chỉ xem là sự thật sau khi đã tận mắt chứng kiến hoặc kiểm chứng. Từ nguyên tắc này của Phong trào Khai sáng thế hệ thứ nhất đã dẫn đến những hoài nghi về quyền cai trị bất khả xâm phạm của nhà vua, hay một trật tự xã hội xem phụ nữ thấp kém hơn nam giới, cũng như quan niệm cho rằng nhà thờ là tiếng nói chính thức từ Chúa trời.
Tất nhiên Giáo hội đã không hài lòng với xu thế đó, vì vậy đã tìm mọi cách cản trở và dập tắt nó. Nhưng thứ họ không ngờ tới chính là sự tiến bộ trong kỹ thuật. Máy in ra đời, mở đường cho một nền báo in nở rộ. Bỗng nhiên, người ta có thể lan tỏa và phát đi các ý tưởng xa và rộng một cách nhanh chóng lẫn tiết kiệm. Bên trong những quán cà phê, mọi người tụ lại chia sẻ ý tưởng, bàn bạc, cùng lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng.
Còn thời đại ngày nay, chúng ta có công nghệ số hóa. Số hóa loại bỏ gánh nặng vật lý về nơi lưu trữ thông tin. Bằng chứng là bạn gần như chẳng phải bỏ ra đồng nào để sao chép và chia sẻ thông tin. Nền báo in của chúng ta bây giờ là Internet, còn những quán cà phê nơi hàng triệu ý tưởng được chia sẻ chính là các mạng xã hội. Chúng ta đang dần tiến đến hình thành một cấu trúc kết nối toàn cầu, nơi mọi quyết định về biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên hay hệ thống tài chính đều có tiếng nói của mỗi chúng ta.
Đó là lý do mà bạn thấy nhu cầu tiếp cận thông tin đang ngày càng gia tăng. Bạn cũng sẽ thấy nhiều luật yêu cầu công khai thông tin được ra đời. Lấy ví dụ trong lĩnh vực môi trường, Công ước Aarhus [1] trao cho người dân châu Âu quyền được biết một cách rất chắc chắn. Chẳng hạn, nếu phát hiện ra công ty xử lý nước đang xả thải xuống con sông gần nơi bạn đang sống, bạn hoàn toàn có quyền được biết đầy đủ về hoạt động đó. Còn trong lĩnh vực tài chính, giờ đây bạn cũng có quyền được biết chuyện gì đang diễn ra đằng sau hệ thống. Vì vậy chúng ta có hàng loạt các đạo luật về chống tham ô và hối lộ cũng như các quy định về tiền tệ. Ngày nay, các tập đoàn có nghĩa vụ công khai ngày một nhiều hơn, nhờ vậy bạn thậm chí có thể lần theo dấu vết các giao dịch tài sản xuyên biên giới. Đồng thời các công ty cũng ngày một khó khăn hơn nếu có ý định tẩu tán tài sản, trốn thuế hay thiên vị trong tiền lương.
Những thay đổi trên là một tín hiệu tốt, các hệ thống đang dần trở nên công khai và minh bạch hơn. Dẫu vậy, duy hãy còn một hệ thống cho đến nay vẫn cưỡng lại xu thế mở đó. Một hệ thống làm nền tảng cho mọi loại khác. Bạn đoán ra nó là gì chứ? Đó chính là hệ thống chúng ta đang vận hành để tổ chức và sử dụng quyền lực. Đúng vậy, tôi đang nói về chính trị, bởi trong chính trị chúng ta tìm thấy một trật tự quyền lực mang tính áp chế từ trên xuống dưới. Bản thân nó đã là một hệ thống cồng kềnh và phức tạp, vậy làm sao tự thân nó có thể xử lý hiệu quả tất cả thông tin có trong hệ thống? Câu trả lời luôn là không thể. Thế nên, tôi cho rằng đây chính là nguyên nhân đằng sau tình trạng khủng hoảng đang diễn ra về tính chính danh của nhiều nhà nước trên thế giới.
Tôi có một anh bạn là lập trình viên. Tên anh ấy là Seb Bacon. Seb đã lập ra một trang web có tên miền Alaveteli.org, và đây là phương tiện để bạn thực hiện quyền tự do thông tin của mình. Trang web là một cơ sở dữ liệu với mã nguồn mở, nó cho phép bạn truy vấn trực tuyến thông tin về các cơ quan công quyền một cách dễ dàng và tiện lợi, thay vì phải trải qua các bước thủ tục hành chính nhiêu khê khi bạn nộp đơn yêu cầu trực tiếp. Chẳng hạn, bạn muốn biết có bao nhiêu cảnh sát ở nước mình đang có tiền án? Chỉ cần nhập vào câu hỏi, trang web sẽ đưa ra cho bạn kết quả với những cái tên cụ thể, chi tiết đến cả ngày kết thúc thời hiệu của tiền án lẫn hồ sơ nội dung vụ án liên quan đến viên cảnh sát đó. Vận hành như một kho lưu trữ thông tin công cộng, trang web có mã nguồn mở nên nó có thể áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào có luật về tự do thông tin. Hiện tại đã có một số nước trên đây, sắp tới sẽ còn thêm nữa. Vì vậy, nếu ở nước các bạn cũng có một đạo luật tương tự và bạn thấy thích ý tưởng này, tôi chắc rằng Seb sẽ sẵn lòng bàn thảo về khả năng đưa công cụ này về nước bạn.
Khi hoạt động trong lĩnh vực chính của tôi là báo chí điều tra, cánh phóng viên chúng tôi giờ đây cũng phải trang bị cho mình một nhãn quan toàn cầu. Ở đây tôi có một trang web khác có tênINVESTIGATIVEDashboard – một công cụ cho phép bạn lần theo dòng chảy tài sản của các đối tượng điều tra. Nếu bạn đang truy tìm tài sản của một nhà cầm quyền độc tài, như Hosni Mubarak chẳng hạn. Bạn biết đấy, ông ta đã cho tẩu tán mọi tài sản và tiền bạc cá nhân ra khỏi Ai Cập khi biết sự nghiệp chính trị của mình sắp tiêu tùng. Để lần ra nơi ông ta cất giấu tài sản, bạn cần tiếp cận cơ sở dữ liệu của các công ty đăng ký nhà đất ở khắp nơi trên thế giới càng nhiều càng tốt. Do đó, trang web này hỗ trợ bạn bằng cách tổng hợp tất cả cơ sở dữ liệu về lại một nơi, nhờ vậy bạn có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến tài sản của Mubarak, thậm chí bạn còn tra cứu được cả người thân, bạn bè hay người quản lý tài sản của ông ta. Bằng cách đó, chúng ta có thể phát hiện ra cách ông ta đã chuyển tài sản cá nhân ra khỏi nước như thế nào.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, khi quyết định nằm ở những vấn đề tác động lớn nhất đến chúng ta – có thể nói chẳng hạn như xung đột vũ trang hay những việc ở mức tương tự như vậy – trớ trêu là chúng ta lại không thể đưa ra yêu cầu dựa trên quyền tự do thông tin. Rất khó để người dân thường như chúng ta tiếp cận những vùng vốn thường được xem là cơ mật và nhạy cảm này. Không còn cách nào khác, chúng ta phải trông cậy vào những đường không chính thống, cụ thể bằng thông tin rò rỉ. Bạn biết đấy, khi tờ The Guardian làm loạt bài điều tra về cuộc chiến ở Afghanistan, tất nhiên họ không thể cứ thế bước vào bên trong Bộ Quốc phòng rồi hỏi xin thông tin như đi mua hàng ở siêu thị. Hoàn toàn bất khả thi. Trên thực tế, những thông tin tờ báo thu thập được đến từ nguồn rò rỉ hàng ngàn thư tín trao đổi qua lại về cuộc chiến giữa các binh sĩ Hoa Kỳ, nhờ đó họ mới có tư liệu để tiến hành cuộc điều tra.
Ngày 28 tháng 11 năm 2010, cả thế giới chấn động khi năm tờ báo lớn ở châu Âu và Mỹ đồng loạt công bố những thông tin mật đến từ nguồn rò rỉ hơn 251.000 ngàn thư tín của các đại sứ quán và quan chức ngoại giao Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Khi đó tôi có được nguồn tin từ một thành viên trong nhóm WikiLeaks, nhờ vậy cuối cùng tôi trở thành cộng tác viên cho tờ The Guardian trong loạt phóng sự này. Đọc các thư tín bị rò rỉ, bạn bỗng nhận ra giới chính trị gia – những người vẫn thường xuất hiện với hình ảnh quảng đại và thanh bạch trong mắt công chúng – hóa ra họ chẳng khác chúng ta một chút nào. Rốt cuộc họ cũng chỉ là những con người bình thường. Họ buôn chuyện và hiềm khích nhau như chúng ta vẫn thường thấy ở sở làm. Nhưng trên hết cả, bạn sẽ phải kinh ngạc trước mức độ tham nhũng đã ăn sâu đến nhường nào ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt tập trung ở khu đầu não của quyền lực. Tôi đang nói đến các quan chức đang biển thủ ngân sách cho mục đích cá nhân một cách an toàn, bởi một bức tường pháp lý chính danh đã bao bọc họ trong vùng gọi là bí mật nhà nước.
Một khía cạnh cố hữu của quyền lực là sức hấp dẫn của nó. Vì vậy bạn phải trang bị cho mình hai tố chất cần có sau đây để chống lại lực hấp dẫn rất khó cưỡng lại của quyền lực. Đó là một thái độ hoài nghi cùng sự khiêm nhường. Hoài nghi để luôn chất vấn, luôn đặt câu hỏi trong mục tiêu đi tìm nguyên cớ và sự thật dựa trên bằng chứng, còn khiêm nhường bởi sau cùng chúng ta chỉ là những con người không hoàn hảo. Nếu không có thái độ hoài nghi cùng một sự khiêm nhường, chẳng chóng thì chày người cải cách cũng trở thành kẻ chuyên quyền. Hẳn bạn đã thấy quyền lực làm tha hóa con người ra sao trong tác phẩm “Trại súc vật”.
Mặc dù đã và đang tiếp tục có những tiến triển tích cực hướng đến xu thế quản trị minh bạch, tuy nhiên tôi phải nói rằng càng tiến vào sâu trung tâm của quyền lực, những gì mà người bên ngoài như chúng ta có thể thấy càng lúc càng mờ đục và thu hẹp. Chỉ mới hai tuần trước thôi, tôi đã nghe phát biểu từ viên Cảnh sát trưởng thành phố London khi vị này lập luận vì sao phía cảnh sát cần có quyền tiếp cận các nội dung trao đổi riêng tư của người dân, tức họ có quyền theo dõi chúng ta mà không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào từ phía tòa án. Ông khẳng định đó là vấn đề tối hệ trọng nhưng lại không đưa ra được một lời giải thích hay dẫn chứng. Cứ như thể ông đang nói: “Bởi vì tôi đã bảo như thế. Mọi người phải đặt niềm tin vào tôi.” Xin thứ lỗi, nhưng nếu mọi thứ đang quay trở lại thời kỳ trung cổ dưới sự cai trị của Giáo hội thì chúng tôi buộc lòng phải đứng lên chống lại điều đó.
Để rõ hơn một chút, viên Cảnh sát trưởng kia đang nói đến dự thảo của đạo luật Dữ liệu Truyền thông COMMUNICATIONS Data Bill), một dự luật vô cùng bất hợp lý. Tương tự ở Hoa Kỳ, các bạn có Đạo luật Bảo vệ và Chia sẻ Chia sẻ Thông tin Tình báo Mạng (Cyber Intelligence Sharing and Protection Act). Giờ đây người ta sử dụng các máy bay không người lái cho mục đích do thám trong nước. Các bạn có một Cơ quan An ninh Quốc gia với tổng hành dinh được xem là trung tâm do thám lớn nhất thế giới. Chính tại tòa nhà hoành tráng này – lớn gấp năm lần điện Capitol của Nghị viện Hoa Kỳ – chính phủ đang can thiệp và phân tích dữ liệu truyền thông và băng thông cá nhân của bạn nhằm khoanh vùng những đối tượng được họ xem là nguy hiểm cho xã hội.
Rốt cuộc thì giải pháp của chúng ta sẽ là gì? Tôi tin đó là việc đưa các quyền về tiếp cận thông tin vào khái niệm về pháp quyền. Hiện tại quyền tự do thông tin của chúng ta đang cực kỳ yếu. Nhiều nước trên thế giới có các luật về bí mật nhà nước, kể cả Anh Quốc. Chúng ta hiện đang có một Đạo luật Bí mật Nhà nước không hề được đặt dưới sự soi rọi của lợi ích công. Điều đó có nghĩa nhiều người đang bị kết tội – trong nhiều trường hợp với những mức án rất nặng – vì đã công khai, chia sẻ thông tin nhà nước. Nhưng bây giờ bạn thử nghĩ mà xem, nếu chúng ta có Đạo luật Công khai Thông tin Nhà nước thì sao? Khi đó các quan chức sẽ bị trừng phạt nếu họ bị phát hiện ra đã cố tình ém nhẹm hoặc che dấu thông tin ảnh hưởng đến lợi ích công, chẳng phải sẽ tốt lắm ư? Đúng vậy, tôi hi vọng chúng ta sẽ cùng biến điều đó thành hiện thực.
Hãy trở lại câu chuyện ban đầu. Các phụ huynh đã rất hoảng hốt. Họ khóa hết cửa lại. Họ lắpCAMERAgiám sát khắp nhà. Họ theo dõi chúng ta. Họ đào hầm, lập một trung tâm theo dõi chạy các thuật toán toán để tìm ra ai là kẻ gây rối, và nếu có người phàn nàn, chúng ta bị bắt vì tội khủng bố. Là chuyện cổ tích không tưởng hay cơn ác mộng giữa đời thực? Một số chuyện cổ tích kết thúc bằng cái kết có hậu, một số thì không. Nhưng thế giới chúng ta đang sống không phải cổ tích, đôi khi nó còn nhẫn tâm hơn chúng ta tưởng. Ở mặt tích cực, mọi thứ có thể sẽ sáng sủa hơn. Nhưng dù thế nào chăng nữa, chúng ta cần xem xét thực tế như nó vốn là với toàn diện vấn đề, vì chỉ khi xem xét đầy đủ mọi vấn đề chúng ta mới có thể chỉnh sửa nó, để một thế giới mãi luôn hạnh phúc về sau không còn chỉ là chuyện cổ tích.
H.B
---------------
Chú giải của tác giả:
[1] Sử dụng cách tiếp cận nhân quyền đối với các vấn đề môi trường, Công ước Aarhus là một điều ước quốc tế được ký vào ngày 25/6/1998 tại thành phố Aarhus, Đan Mạch, có hiệu lực từ ngày 30/10/2001 và hướng đến việc bảo vệ môi trường thông qua bảo đảm cơ hội cho công dân tiếp cận các thông tin về môi trường, tăng cường tính minh bạch, công khai, rõ ràng của các thủ tục (Nguồn: tiepcanthongtin.com)
Trương Tự Minh (dịch)
------------
Quốc hội nước VNDCCH vừa thông qua một đạo luật rất quan trọng:
Tất cả quan chức công chức viên chức Nhà nước từ cấp cơ sở xã phường trở lên đều phải kê khai và minh bạch,công khai tài sản phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2017,mỗi năm một lần tại cơ quan thuế Nhà nước.
Báo chí và công dân có quyền yêu cầu cơ quan thuế Nhà nước ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu và giám sát bản kê khai ,minh bạch tài sản của công chức viên chức quan chức Nhà nước .
Công chức viên chức quan chức nào không giải trình,minh bạch được những tài sản phát sinh ,tài sản sẽ bị tịch thu ,quan chức công chức bị truy tố tội trốn thuế.
Đối với tài sản có trước ngày 01 thang 01 năm 2017 mà công chức viên chức quan chức không giải trình ,minh bạch được thì phải truy thu và phạt thuế thu nhập cá nhân,hạ mức trách nhiệm ;mức truy thu và phạt thuế thu nhập không dưới 50% tài sản thiếu minh bạch.Những tài sản không được kê khai sẽ bị xung công nếu cơ quan tài chính phát hiện được.
Trong khuôn khổ dưới 1% công dân ,cơ quan thuế Nhà nước các cấp có quyền yêu cầu bất kỳ công dân nào minh bạch tài sản phát sinh để kiểm tra kê khai thuế thu nhập cá nhân.
Nói ''tự do báo chí '' chỉ là cái bẫy giăng ra của Đảng csvn và Nhà nước xhxn -vn này mà thôi
ÔI thâm độc thật ,đểu cáng thật .Thương thay cụ KIM QUỐC HOA DV CS đó
Một Đảng ,một nhà nước , một chế độ -TÀN ÁC./
Còn v n một đảng độc quyền lợi ích nhóm
Gửi đơn vất sọt giác nó lại vu cho tội phòng
Ngủ có ca pốt rồi tống tù mọt gông
Như tổng biên tập báo người cao tuổi thì khốn
Tốt nhất kệ mẹ nó muốn làm gì thì làm
Mình no miếng cơm manh áo cho mình
Ông Kim Quốc Hoa, bị lôi ra mấy chục bài bào, nhưng cái đáng bị "đảng ta" đánh nhất là dám công khai hóa Thư tố cáo của Nông Thị Bích liên con gái NĐM (tố cáo bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ nhì nhằng của NĐM), và đăng loạt phóng sự điều tra về ông Trần Văn Truyền (vuốt mặt không nể mũi).
Nhưng Thanh tra và các cơ quan , đơn vị công an, viện kiểm sát thừa biết là như vậy, vẫn lờ đi, vì bát cơm cho vợ con và chức danh đang có, còn muốn có cao hơn, tìm cách truy tố ông Hoa. Án bỏ túi. He...he...
Hơn thế nữa ông lãnh đạo nào cũng có tay chân bộ hạ của riêng mình.
Cho nên khi nói đến chống tham nhũng, ông nào cũng muốn vạch sườn người khác mà cố dấu nhẹm bọn tay chân của mình.
Ông Kim Quốc Hoa nguyên TBT báo người cao tuổi, hăng hái nhiệt tình, nhưng quá "thiếu kinh nghiệm"....khi được gợi ý điều tra phanh phui các vụ tham nhũng, hoặc cố ý làm sai, hoặc bè phái ăn chia....ông đã cho người đi phát hiện nhiều vụ việc ở nhiều nơi, mà không hề biết "Thẳng tay chỗ này, né tránh chỗ kia".... và ông "Đánh thẳng cánh" khắp mọi hang cùng ngõ hẻm..... và bởi vậy, ông đã nhầm lẫn đi vào sào huyệt của một số quan chức cao cấp.
Mấy năm qua ông TBT Kim Quốc Hoa đã "Nhỡ tay" đánh vào "Sân sau" của ai thì ta đã biết rồi và bởi thế ông đã "ăn đòn" ra sao thì chúng ta đang thấy.
Có điều, có một thứ mà chúng ta sắp thấy nhưng các đ/c lãnh đạo cao cấp lại cố tình không thấy, đó là càng chọc vào những người như ông TBT Kim Quốc Hoa thì họ sẽ phải đền tội nhiều hơn và sớm hơn.
Ông Trời sáng suốt và công bằng lắm
.
GTEO GIÓ ẮT PHẢI GẶT BÃO
Ấy thế nhưng nhiều người chủ quan giản đơn giản, lại cả tin.vào chúng nói nên bị chúng trả thù.
sau vụ PMU 18, những người tỉnh táo đều đã nhận ra: không bao giờ đảng csVN thực lòng muốn chống tham nhũng- tham nhũng là mục đích, là phương tiện tồn tại của đảng, là bản chất, là thuộc tính bất biến của mọi chế độ độc tài, độc đảng toàn trị, chống tham nhũng thực chất là chống đảng csVn, cho nên những tên cầm đầu csVN ra sức tìm cách thủ tiêu người chống tham nhũng.
Những thiếu tướng Phạm xuân Quắc, nhà báo Nguyễn Việt Chiến; tổng biên tập Kim quốc Hoa... là những người anh hùng của nhân dân, được dân tin yêu kính phục vì dũng cảm chống lại lũ mafia cs, nhưng bị lũ cầm đầu csVN coi như kẻ thù vì đã dám moi móc chuyện ăn cắp lưu manh của chúng phơi bày ra trước công luận làm rõ bản chất của đảng lưu manh csVN.
Tại sao những bloger Tạ Phong Tần hay Điếu Cày CÓ THỪA nổi tiếng về lòng dũng cảm nhưng hầu như nhân dân VN cũng ít người BIẾT ĐẾN HỌ ???. . Rồi Quê choa vv.v.v cũng vậy ???. Vì sao ?. Vì sao ? :
Vì những người anh hùng kia chỉ được MỘT SỐ ÍT TẦNG LỚP CẦN LAO BIẾT ĐẾN HỌ . Họ chỉ anh hùng trong mắt tầng lớp chí thức dân chủ yêu nước , và việt kiều TIẾN BỘ ở nước ngoài . Vì họ KHÔNG CÓ VIỆC LÀM GÌ THIẾT THỰC TRỰC TIẾP GIÚP TẦNG LỚP CẦN LAO !!!!
MUỐN ĐƯỢC 90 TRIỆU NHÂN DÂN CẢ NƯỚC BIẾT ĐẾN MÌNH , ỦNG HỌ MÌNH , THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIÚP HỌ !!!.
Hãy nhớ rằng : Nhận thức xã hội của tầng lớp cần lao VN còn tiểu nông : Mặc mẹ chúng mày ăn , phá mặc bay . Nhưng đừng “sờ vào ruột tượng” của bà là được . Vì nghèo nên HỌ RẤT SÓT TIỀN khi BUỘC PHẢI ĐƯA HỐI LỘ cho công chức , quan chức chính quyền .
Tôi đã tiếp xức với nhiều người rồi .Khi bị “cướp ngày “đòi hối lộ . Họ VÔ CÙNG BỨC XÚC . Nhưng KHÔNG BIẾT LÀM GÌ ???. TỐ CÁO Ở ĐÂU ???. Khi mà luật sư ,báo chí , công an và chính quyền đều là một :“sợ đảng”
HÃY VỨT CHO HỌ CÁI PHAO ĐỂ HỌ TỰ CỨU MÌNH !!!! CẦN LẬP TRANG WEB , HAY BLOG MỞ. CHUYÊN VỀ CHỐNG TIÊU CỰC và THAM NHŨNG . {MỞ tức là tất cả mọi người đều có thể viết đọc và biết } ĐỂ NGƯỜI DÂN CẢ NƯỚC CÓ THỂ PHẢN ÁNH MỌI TIÊU CỰC TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY .
Đầu tiên để dân phản ánh những TIÊU CỰC MẶC ĐỊNH tức là công khai đòi tiền trắng trợn ở các công sở , bệnh viện , trường học , công an v.v.v.
Tôi ví dụ : Những vụ mua bán công chức , hay bác sĩ đòi tiền của bệnh nhân ,công chức công an , quan tòa ăn chặn tiền của dân . Nếu được công khai đăng trên mạng MỞ tôi nghĩ TIÊU CỰC CHỖ ĐÓ SẼ BỊ “CHỘT” NGAY .
Tại sao lại là trang web hay blog mở CHUYÊN về chống tiêu cực và tham nhũng : Vì :Cần rút kinh ngiệm các trang mạng bị chính quyền DỰNG TƯỜNG LỬA .Ví dụ Nếu trang mạng ĐA CHỦ ĐỀ như basam hay Buivan bồng đây SẼ BỊ chính quyền DỰNG TƯỜNG LỬA và BÁO CHÍ QUỐC DOANH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG , BÌNH LUẬN . Như vậy TẦNG LỚP CẦN LAO SẼ KHÓ TIẾP CẬN ĐỂ TỐ CÁO TIÊU CỰC . LÀM THẾ NÀO MÀ TRANG WEB , HAY BLOG PHẢI ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN CHẤP NHẬN !!!. Bước đầu tạm thời vậy , sau đó có thể phát triển lên tầng cao mới !.
Hồi mới thành lập đảng cs VN đã biết LỢI DỤNG và TẬP HỢP TẦNG LỚP CẦN LAO . TẠI SAO NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ KHÔNG HỌC TẬP HỌ ???. Mà bỏ qua tầng lớp này ???.
Tôi đồng ý tuyên truyền bảo vệ biển đảo cũng quan trọng . Nhưng TẦNG LỚP CẦN LAO THÍCH VIỆC LÀM THỰC TẾ và THIẾT THỰC , SÁT SƯỜN VỚI HỌ HƠN !!!!
Ai cũng biết hiện nay bức xúc LỚN NHẤT của người dân là THAM NHŨNG , TIÊU CỰC , rồi mới đến biển đảo , này khác . HÃY GIÚP HỌ BẰNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ , THIẾT THỰC, có vậy HỌ MỚI YÊU QUÝ , ỦNG HỘ và BẢO VỆ các bạn !!!. HÃY LÀ MỘT ANH HÙNG CỦA TẦNG LỚP CẦN LAO !!!.
LÀM TRONG SẠCH XÃ HỘI , CŨNG CHÍNH LÀ GIÚP ĐẤT NƯỚC DÂN CHỦ và VĂN MINH !!!.
Giới thiệu cho bác một số trang như thế nhé : blog Trần Nhật Quang,Hoàng Hữu Phước,Đông La,báo nhân dân,báo QĐND...
ông không công khai danh tính thật của ông để "thuyết phục độc giả" cũng là lý do đó đấy ông ạ
Nhưng lúc này muốn tiêu diệt Giang Trạch Dân người ta dấu nhẹm 2 tội trên mà chỉ dám nói đến tội thứ 3 thôi.
Tại sao?
Tại THAM NHŨNG LÀ TỘI CHUNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
Tại LÀM HÁN GIAN LÀ TÔI CỦA CẢ GIA ĐÌNH.
Thế mới thấy đánh quan Cộng sản không dễ chút nào.
NƯỚC BẨN LẤY MÁU MÀ RỬA
SÂU ĐỤC DÂN LẤY GÌ MÀ CHỮA
KHI SÂU THÀNH ĐÀN,SÂU CÒN NGỰ TRÊN NGAI
Nghe mà sướng làm sao, chính ông này nói sự thật về đồng chí Bộ trưởng Bộ tham nhũng Trần Văn Truyền làm Chính phủ, BCT mất mặt với dân phải cử UBKTTW về "kiểm tra" mấy tháng ròng rồi miễn cưỡng phải kỷ luật
Không tha cả đồng chí Hoàng Xuân Mãn - một điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chỉ vì đồng chí ấy khai man có 15/17 thành tích trong chiến tranh (Cái vụ đồng chí Mãn đi hát karaoke, quá đà sờ soạng vào chỗ "nhạy cảm" của cháu gái bị nó tát vênh mặt, dư luận không biết ổng vẫn cứ vanh vách mớ tệ chứ)
Không những thế các đồng chí Lê Thanh Cung, Bùi Thanh Quyến v.v. tuy ngồi trên đống vàng đấy nhưng cứ lo ngay ngáy chỉ sợ báo Người Cao Tuổi đụng đến.
Hay lắm các đồng chí, cứ nhắm thẳng vào những người dám nói sự thật về đạo đức cách mạng của lãnh đạo đảng và nhà nước, nếu không đến năm 2020 lực lượng chống tham nhũng phản công thì còn gì là đảng nữa.
Phải nhớ lời của đồng chí Bộ trưởng tham nhũng Trần Văn Tranh : "tham nhũng vẫn ổn định" để làm cho lực lượng chống tham nhũng "tim đập chân run", với tinh thần ấy, tôi tin sắt đá rằng kế hoạch phản cống của chúng vào năm 2020 sẽ phá sản thảm hại, sẽ có thêm nước mắt rơi vào dòng lịch sử.
Thế nhá.